meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lãi suất tăng cao, người mua nhà trả góp bán nhà để giải phóng áp lực tài chính

Thứ sáu, 02/12/2022-07:12
Những tháng qua, người vay tiền mua nhà đang “đứng ngồi không yên” khi lãi suất liên tục tăng cao. Thậm chí, nhiều người đã phải rao bán nhà để giải phóng áp lực tài chính.

Như “ngồi trên lửa”

Vợ chồng chị Khánh Linh (TP.HCM) mua một căn hộ chung cư cao cấp từ cuối năm 2020 đến nay. “Mỗi tháng, vợ chồng tôi phải trả 26 triệu đồng cho khoản vay này, tương đương với 90% tổng thu nhập chính thức của hai vợ chồng” – chị Linh cho hay.

Cả hai vợ chồng đều làm Nhà nước nên thu nhập chính không mấy dư dật. May mắn là anh chị có thêm nguồn thu nhập từ kinh doanh bên ngoài nên không phải gồng gánh nhiều, nhưng giai đoạn này kinh doanh cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Theo chị Linh, với lãi suất thả nổi hiện nay, anh chị phải chịu mức lãi suất 11,9%/năm, tức mỗi tháng phải trả 30 triệu đồng và điều lo lắng nhất là không biết lãi suất còn tiếp tục “leo thang” đến mức nào. 

Cách đây 3 năm, anh Phạm Hải (TP.HCM) vay 1 tỉ đồng để mua nhà với lãi suất ưu tiên năm đầu là 7,9%. Khi đó, số tiền anh phải trả hàng tháng là 10 triệu đồng/tháng. Một năm sau, khi hết ưu đãi lãi suất, biên độ vay đã tăng thêm 3% với mức lãi suất 10,9%. Và 6 tháng trở lại đây, lãi suất của gói vay này lại liên tiếp được điều chỉnh lên 12% và hiện tại là 15%.


Đứng trước việc người dân đang cân nhắc đến phương án bán nhà để giải phóng áp lực tài chính, nhìn vào thị trường lẫn chính sách tiền tệ hiện nay thì việc thanh lý tài sản cũng không dễ
Đứng trước việc người dân đang cân nhắc đến phương án bán nhà để giải phóng áp lực tài chính, nhìn vào thị trường lẫn chính sách tiền tệ hiện nay thì việc thanh lý tài sản cũng không dễ

“Nếu như lúc ban đầu, tôi chỉ phải trả 10 triệu đồng/tháng thì nay đã lên 14 triệu đồng/tháng” – anh Hải cho biết. Đã vậy, nguồn thu nhập chính của vợ chồng anh Hải đang có nhiều nguy cơ bị giảm do cơ quan cắt giảm nhân sự, đầu việc, khiến anh đã nhiều lúc nghĩ đến chuyện bán nhà để tất toán, giảm áp lực tài chính hàng tháng.

Tương tự, vay ngân hàng 1,2 tỷ đồng tiền để mua nhà, thời gian qua, chị Hương (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đứng ngồi không yên khi mặt bằng lãi suất ngân hàng liên tục tăng.

Chị chia sẻ, hiện tại, chị phải chịu mức lãi suất thả nổi là gần 10%/năm thay vì mức ưu đãi năm đầu 6%/năm như trước đây. Mỗi tháng, chị phải trả lãi ngân hàng 10 triệu đồng thay vì 6,5 triệu đồng như trước. Việc này khiến các khoản chi tiêu của chị đều phải cân đối lại trong khi chị lại đang nuôi con nhỏ, chi tiêu khá tốn kém.“Nếu lãi suất tiếp tục tăng lên cao như đợt năm 2011-2012 với mức 14-15%/năm thì chắc tôi bán nhà thôi, gồng gánh sao nổi", chị buồn bã nói.

Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng, đứng trước việc người dân đang cân nhắc đến phương án bán nhà để giải phóng áp lực tài chính, nhìn vào thị trường lẫn chính sách tiền tệ hiện nay thì việc thanh lý tài sản cũng không dễ.

Điển hình là trường hợp chị Ngọc Thu (32 tuổi, ở Hà Nội). Chị đang vay 1,3 tỷ đồng mua nhà, tương đương với 50% giá trị căn hộ. Từ khi lãi suất thả nổi, chị phải chi trả 18 triệu đồng/tháng khiến chị rất căng thẳng và nghĩ đến chuyện bán nhà. “Tôi chưa có gia đình, không muốn chịu áp lực tài chính, tôi muốn bán nhà đi và chấp nhận ở thuê nhưng với tình hình hiện nay, tìm được người mua cũng khó chứ đừng nói đến việc bán được giá tốt” – chị Thu chia sẻ.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, thị trường rơi vào vòng luẩn quẩn khi người bán không có khả năng trả lãi ngân hàng còn người mua thì “sợ” lãi vay cao nên cũng e dè. Còn với bất động sản hình thành trong tương lai, người mua có phương án là trả lại căn hộ đó cho chủ đầu tư nhưng cần cân nhắc vì có thể chi phí phạt còn lớn hơn chi phí mà người dân tiếp tục gồng để trả góp căn nhà.


Người vay tiền mua nhà đang “đứng ngồi không yên” khi lãi suất liên tục tăng cao
Người vay tiền mua nhà đang “đứng ngồi không yên” khi lãi suất liên tục tăng cao

Người mua nhà trả góp nên làm gì?

Trên thực tế, những người vay tiền mua nhà rơi vào tình trạng “sốc” như chị Hương là không ít. Bởi lẽ, so với đầu năm nay, lãi suất của nhiều ngân hàng thương mại đã tăng thêm 2-4%/năm. 

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Duy Chuyền - Doctor Housing, ngày xưa, lãi suất thả nổi cũng chỉ dự đoán 10 – 11% nhưng bây giờ đã lên đến 15 – 16%. Bên cạnh việc tăng lãi suất thì công việc của người dân cũng có nhiều biến động khiến nguồn thu nhập bị ảnh hưởng lớn.

Cuối tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã tăng trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng lên 1%/năm, kỳ hạn dưới 6 tháng lên 6%/năm. Ngay sau đó, hàng loạt ngân hàng thương mại như Sacombank, OCB, VP Bank, SeA Bank, VIB, NCB… cũng điều chỉnh lãi suất huy động ngắn hạn lên 6 - 6,8%/năm; kỳ dài hơn tăng thêm khoảng 8 - 9%/năm. 4 ngân hàng lớn Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV cũng tăng lãi suất kỳ 3 - 6 tháng lên gần 5% và kỳ 12 tháng lên 7,4%/năm. Hiện tại, lãi suất tiết kiệm ngắn hạn đã lập mặt bằng mới, ngang với năm 2014.

Và đương nhiên, lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo lãi suất cho vay cũng bị tăng lên. Thông thường, các ngân hàng thường áp mức lãi vay cao hơn lãi suất huy động khoảng 2,7 - 3%/năm ở cùng kỳ hạn. Thậm chí, có ngân hàng có mức chênh giữa lệch lãi suất cho vay và huy động lên tới 3,5 - 4%/năm.


So với đầu năm nay, lãi suất của nhiều ngân hàng thương mại đã tăng thêm 2-4%/năm
So với đầu năm nay, lãi suất của nhiều ngân hàng thương mại đã tăng thêm 2-4%/năm

Trong bối cảnh này, chuyên gia tài chính Nguyễn Duy Chuyền - Doctor Housing cho rằng, nếu người dân có thu nhập ổn định thì vẫn nên cố gắng “gánh” để chi trả lãi suất cho căn nhà mình đã mua. Còn trong trường hợp tài chính vượt quá khả năng chi trả, có thể mượn tiền của người thân để trả bớt ngân hàng. Nếu vẫn khó quá, có thể tìm cách thanh lý tài sản với người mua thiện chí.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tại thời điểm này, người mua phải ưu tiên việc trả nợ tiền nhà lên hàng đầu và có thể tính toán việc thanh khoản bớt các khoản đầu tư khác để tập trung dòng tiền vào các tài sản có tính thanh khoản cao, tránh rủi ro.Với người có ý định mua nhà trả góp, cần phải tính toán lãi suất lâu dài chứ không phải ngắn hạn, không để vượt quá năng lực tài chính của mình. 

Còn TS Đinh Thế Hiển thì đưa ra khuyến cáo, người dân xác định vay tiền ngân hàng mua nhà thì nên chủ động chuẩn bị phương án lãi suất cho vay sẽ tăng thêm 2 điểm %/năm so với thời điểm xuất phát để luôn có phương án chuẩn bị, tránh bị áp lực tài chính thụ động. Việc vay mua nhà không diễn ra một sớm một chiều mà kéo 10-20 năm nên lãi suất tăng so với thời điểm ban đầu là chuyện đương nhiên. TS Đinh Thế Hiển cho rằng, lãi suất đang tăng nhưng sẽ ổn định trong 1-2 năm tới.

Còn với những người chưa quá bức xúc về nhà ở thì tốt nhất chưa nên vay tiền mua nhà để tránh áp lực lãi suất tăng cao. Theo các chuyên gia, tỷ lệ vay an toàn là không quá 30-40% thu nhập hàng tháng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

TS. Lê Xuân Nghĩa: Phương pháp đấu giá nhiều vòng đang phản tác dụng

Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM: Hoán đổi quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội là vấn đề phức tạp

Luật sư Trần Minh Hùng: Cần chế tài mạnh hơn để xử lý các sai phạm trong đấu giá đất

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

16 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

16 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

16 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

16 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

16 giờ trước