Kỳ vọng sự trở lại của chứng khoán tại các thị trường mới nổi trong năm 2024
Năm 2023 là một năm khiêm tốn đối khi chỉ số thị trường mới nổi iShares (EEM) chỉ tăng 4.3% so với 18.7% của S&P 500. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý, như thị trường chứng khoán Argentina, quỹ Global X MSCI Argentina tăng 45% kể từ đầu năm, thị trường Ba Lan tăng 41%, thị trường vốn hóa nhỏ của Ấn Độ tăng 28%.
Kết quả hoạt động mờ nhạt của hầu hết những thị trường này phần lớn là do lão suất của Mỹ tăng lên, khiến khoảng cách giữa lãi suất của các thị trường mới nổi và lãi suất của Mỹ hẹp lại, từ đó chứng khoán Mỹ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Các nhà đầu tư quốc tế luôn muốn tham gia thị trường chứng khoán Mỹ |
Johannes Matschke, Alice von Ende-Becker và Sai A. Sattiraju viết trong một bài báo do Fed xuất bản: “Trong lịch sử, lãi suất của Mỹ cao hơn (hoặc có sự thắt chặt chính sách tiền tệ) thường dẫn đến việc các nhà đầu tư quốc tế rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, điều này có thể dẫn đến hoạt động kinh tế thấp hơn và tỷ giá hối đoái giảm ở các thị trường này và gây ra tác động tài chính lớn hơn”.
“Để giảm dòng vốn chảy ra ngoài, NHTW ở các thị trường mới nổi có thể thắt chặt chính sách tiền tệ để tăng lợi suất trái phiếu” - Họ cho biết thêm.
Ví dụ, trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Brazil được giao dịch với lợi suất là 11.12%, tại Ấn Độ là 7.27%, ở Nam Phi là 10.19% và Mexico là 9.55%, trong khi trái phiếu kho bạc Mỹ là 4.4%.
Ngược lại, nếu lãi suất trong nước cao thì việc đầu tư và tăng trưởng kinh tế sẽ bị tổn hại. "Vì đầu tư vào các thị trường mới nổi được coi là rủi ro nên nó có xu hướng giảm nhiều hơn đầu tư vào các nền kinh tế phát triển sau khi lãi suất ở Mỹ tăng" - Matschke giải thích.
Thêm một yếu tố tiêu cực khác là giá hàng hóa suy yếu, gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế của họ vì quá phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa. Như việc chỉ số hàng hóa CRB giao dịch đi ngang trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi giá đồng từ các hợp đồng tương lai giảm khoảng 4.28 USD/pound vào cuối năm 2022 xuống dưới 3.78 USD/pound vào cuối năm nay.
Dự báo năm 2024 sẽ có những biến động mới. Lợi suất trái phiếu Mỹ đang giảm dần vì lạm phát đã hạ nhiệt và nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Phố Wall tăng thêm kỳ vọng về việc lãi suất sẽ thấp hơn.
Những tin tức này có thể là động lực cho cổ phiếu và trái phiếu ở những thị trường mới nổi. Điều này giúp mở rộng khoảng cách giữa lãi suất của những thị trường mới nổi và lãi suất của Mỹ. Từ đó thúc đẩy hoạt động giao dịch ăn chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền tại thị trường mới nổi - dòng vốn từ Mỹ (nơi lãi suất thấp) đến được các thị trường mới nổi (nơi lãi suất cao)
“Khi lãi suất ở Mỹ giảm, các nhà đầu tư thường tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trên phạm vi quốc tế. Các xu hướng lớn dài hạn như đổi mới công nghệ thường tập trung ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Với lãi suất thấp hơn ở Mỹ thường làm suy yếu đồng USD, tài sản ở những thị trường này có thể có giá phải chăng và do đó hấp dẫn” - Ian Wright - nhà sáng lập Business Financing, nói với International Business Times.
Dự báo năm 2024 sẽ có những biến động mới |
Trong khi đồng USD suy yếu sẽ làm hoạt động giao dịch ăn chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trầm trọng hơn, khiến tài sản ở những thị trường mới nổi ngày càng có giá trị đối với các nhà đầu tư Mỹ khi chuyển đổi sang USD.
Hiện giá hàng hóa đang ổn định, CRB tăng từ 284 vào tháng 6 lên 312 vào đầu tháng 11, còn giá đồng trong hợp đồng tương lai cũng phục hồi từ giữa tháng 9.
Gần đây, Mercer đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế và thị trường năm 2024, theo có thấy rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi, nhất là Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dù tốc độ khác nhau.
Đối với Wright, các thị trường mới nổi là nơi đầu tư mang giá trị lâu dài. “Dân số ở các thị trường mới nổi chiếm 82% tổng dân số thế giới. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng các thị trường này chỉ chiếm hơn 1/4 tổng giá trị của tất cả các tài sản tài chính có thể giao dịch trên toàn cầu. Do đó, đầu tư vào các thị trường mới nổi có thể giống như một lựa chọn tương đối chưa được khai thác và có khả năng sinh lợi” - Vị này nói.
Tuy nhiên, ông vẫn cảnh báo các nhà đầu tư rằng lợi nhuận cao sẽ đi kèm rủi ro cao: “Không còn nghi ngờ gì nữa, tiềm năng của các thị trường mới nổi là rất lớn”.
“Trong lịch sử, tài sản đã được tạo ra nhờ đầu tư vào các khu vực này. Tuy nhiên, sự biến động của tiền tệ và bất ổn chính trị thường thấy ở các nền kinh tế đang phát triển cũng đồng nghĩa với việc cần có cách tiếp cận thận trọng. Nếu rủi ro được xem xét và quản lý cẩn thận thì bây giờ có thể là thời điểm đáng giá để đầu tư vào các thị trường mới nổi” - Wright giải thích thêm.
Nhiều tổ chức tài chính hiện nay bắt đầu đưa ra dự báo về thời điểm Fed đảo chiều chính sách siết chặt tiền tệ trước bối cảnh kinh tế Mỹ tiếp tục ứng phó với những thách thức trong năm mới.
Nhiều dự báo lạc quan về lãi suất của Mỹ sẽ giảm trong năm 2024 |
Theo dự báo khá lạc quan của Ngân hàng Bank of America, Fed có thể bắt đầu hạ lãi suất từ giữa năm 2024, với tốc độ chậm rãi, khoảng 25 điểm cơ bản mỗi quý.
Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu, Ngân hàng Bank of America - Bà Candace Browningg cho biết: "Năm 2023 đã diễn ra khác với dự báo của hầu hết mọi người khi suy thoái không xảy ra và việc cắt giảm lãi suất cũng chưa được thực hiện. Chúng tôi kỳ vọng 2024 sẽ là năm các ngân hàng trung ương thực hiện thành công mục tiêu hạ cánh mềm, dù rủi ro thị trường xuống giá vẫn còn cao".
Trong khi các nhà phân tích từ Ngân hàng Deutsche Bank có những đánh giá thận trọng hơn: “Kinh tế Mỹ vẫn có khả năng rơi vào suy thoái nhẹ trong nửa đầu năm tới, tạo ra áp lực buộc FED cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn. Báo cáo của Deutsche Bank cho rằng, FED có thể hạ tổng cộng khoảng 1,75 điểm phần trăm trong năm 2024, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể tăng mạnh lên mức 4,6% vào giữa năm tới”.