meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế Mỹ đứng trước bờ vực suy thoái

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Đà tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện đang bị cản trở bởi lạm phát tăng nóng và những gián đoạn từ cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine

Theo Zingnews, Wall Street Journal nhận định rằng sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng đầu năm 2022 do lạm phát leo thang căng thẳng.

FED cho biết trong báo cáo Beige Book vừa công bố rằng: "Triển vọng tăng trưởng trở nên mù mịt bởi những bất ổn do các xung đột địa chính trị và giá cả tăng cao".

Báo cáo này đã mô tả chi tiết những tác động do lạm phát tăng cao làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng và tình trạng cung không theo kịp cầu trên thị trường lao động.

Lạm phát tăng cao


 Wall Street Journal nhận định sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng đầu năm 2022 do lạm phát leo thang.
 Wall Street Journal nhận định sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng đầu năm 2022 do lạm phát leo thang.

Theo báo cáo cho biết, nguồn cung lao động hiện đang bị thu hẹp khiến tiền lương tăng cao, thêm vào đó, người lao động cho rằng giá cả leo thang là lý do để lương tăng. Theo dữ liệu chính thức được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 12/4 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ hiện đã tăng lên mức cao nhất tính từ năm 1981.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cụ thể tăng 8,5% so với một năm trước đó (trên cơ sở chưa điều chỉnh), cao hơn ước tính 8,4% của Dow Jones. Đây là mức tăng giá chưa từng có kể từ thời kỳ lạm phát đình trệ diễn ra vào cuối những năm 1970, đầu thập niên 1980.


Lạm phát cơ bản khi chưa tính giá lương thực và năng lượng, tăng 6,5% - mức cao nhất kể từ tháng 8/1982.
Lạm phát cơ bản khi chưa tính giá lương thực và năng lượng, tăng 6,5% - mức cao nhất kể từ tháng 8/1982.

Lạm phát cơ bản khi chưa tính giá lương thực và năng lượng, tăng 6,5% - mức cao nhất kể từ tháng 8/1982. Giá thực phẩm tăng 1% trong tháng và 8,8% so với năm ngoái. Còn giá năng lượng tăng lần lượt ở mức 11% và 32%.

Thu nhập không thể theo kịp chi phí sinh hoạt do lạm phát gia tăng. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ, mức thu nhập thực tế theo giờ trung bình của người Mỹ đã giảm 0,8% trong tháng vừa qua.


 Chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,5%, con số chưa từng được ghi nhận từ thời kỳ lạm phát đình trệ diễn ra vào cuối những năm 1970, đầu thập niên 1980.
 Chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,5%, con số chưa từng được ghi nhận từ thời kỳ lạm phát đình trệ diễn ra vào cuối những năm 1970, đầu thập niên 1980.

Theo ông Ambrose Crofton - chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tạo ra một cú sốc nguồn cung toàn cầu. Đáng nói hơn, hiện xung đột vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ông Crofton nhận định rằng: "Ngoài những tác động rõ ràng mà chiến tranh gây ra cho giá năng lượng toàn cầu, Nga còn là nước xuất khẩu nhiều hàng hoá quan trọng như kim loại công nghiệp và phân bón, từ đó đã khiến giá hàng hoá và thực phẩm có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, tạo ra sức ép lớn cho người tiêu dùng.


Người lao động tại Mỹ hiện đã bắt đầu trở lại văn phòng để làm việc, sau khi xu hướng chuyển sang làm việc tại nhà kéo dài do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Người lao động tại Mỹ hiện đã bắt đầu trở lại văn phòng để làm việc, sau khi xu hướng chuyển sang làm việc tại nhà kéo dài do ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Nhiều công ty Mỹ cho biết hiện họ đang chật vật vì chi phí vận chuyển, nhân công và nguyên liệu tăng cao. Nhiều hãng hàng không tại San Franciso dự báo rằng giá vé máy bay trở nên đắt hơn nữa trong vài năm tới do chi phí nhiên liệu ngày càng tăng cao.

Theo báo cáo của FED nhấn mạnh rằng giá dầu và khí đốt đã tăng mạnh sau khi Nga tiến quân vào Ukraine.

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn


 FED cho rằng xung đột giữa Nga và Ukraine đã tạo ra những bất ổn kinh tế mới.
 FED cho rằng xung đột giữa Nga và Ukraine đã tạo ra những bất ổn kinh tế mới.

Theo báo cáo từ FED, nhiều công ty hiện đang phải đối mặt với những tắc nghẽn nghiêm trọng trong chuỗi cưng ứng. Theo một nhà sản xuất ở Trung - Đại Tây Dương cho biết, một số nhà cung cấp châu Âu của họ đã đóng cửa vì chi phí nhiên liệu tăng cao hơn.

Nhiều công ty khác cho biết họ lo ngại rằng làn sóng Covid-19 tại Trung Quốc có thể sẽ khiến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên trầm trọng hơn.

Bắc Kinh vẫn đang vô cùng nghiêm túc trong công tác phòng chống dịch theo chiến lược "Zero Covid", muốn đưa số ca nhiễm về 0. Có gần 400 triệu người ở 45 thành phố của Trung Quốc hiện đang sống trong tình trạng bị phong toả một phần hoặc hoàn toàn.

Theo giám đốc điều hành tại IMA Asia - ông Richard Martin cho biết nhiều chuyến hàng hiện đang bị mắc kẹt tại Trung Quốc do những lệnh phong toả mới. Ông cho rằng điều này có thể là vấn đề lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.


Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1981.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1981.

Ông Martin còn cảnh báo rằng: "Những sản phẩm mà chúng ta hiện đang sử dụng trên khắp thế giới được sản xuất và có thành phần từ Trung Quốc. Chúng ta đang chuẩn bị chứng kiến "cơn bão hậu cần" sẽ nhấn chìm mọi thứ giống hồi năm 2020 và 2021".

Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đang chứng kiến nhu cầu tăng mạnh. Những công ty du lịch ở khu vực Đông Nam tại Mỹ cho biết hoạt động du lịch đã bùng nổ trong kỳ nghỉ xuân năm nay. Tại Bờ Tây, nhiều sự kiện và hội nghị đã trở lại với tốc độ chậm hơn.

Nhà kinh tế cấp cao của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St.Louis - ông Charles Gascon nhận định: "Lĩnh vực dịch vụ, khách sạn và nhà hàng dường như phục hồi mạnh mẽ hơn hàng hoá".


 Theo cục thống kê Lao động của Mỹ, mức thu nhập thực tế tính theo giờ trung bình của người Mỹ đã giảm 0,8% trong tháng vừa qua.
 Theo cục thống kê Lao động của Mỹ, mức thu nhập thực tế tính theo giờ trung bình của người Mỹ đã giảm 0,8% trong tháng vừa qua.

Người lao động hiện đã bắt đầu trở lại văn phòng để làm việc, sau khi xu hướng chuyển sang làm việc tại nhà kéo dài do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Một công ty lớn tại bang Missouri cho biết rằng họ đã khuyến khích người lao động quay trở lại văn phòng bằng cách mở thêm quán cà phê và khu vực giải trí.

Theo một công ty ở thành phố Minneapolis, việc tới văn phòng làm việc giúp doanh thu của những cửa hàng, dịch vụ gần đó tăng lên. Ở phía Đông Bắc, một số công ty cho rằng họ đã cởi mở hơn với việc cho phép nhân viên được làm việc từ xa.

Theo: Zingnews
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

20 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

20 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

20 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

20 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

20 giờ trước