Tìm hiểu kích thước gạch taplo phổ biến hiện nay
Gạch taplo là gì?
Gạch taplo hay (gạch táp lô), thực chất là loại gạch bê tông cốt liệu có thể gọi loài gạch này là gạch không nung hoặc là gạch xi măng cốt liệu. Thành phần chính của gạch taplo là bột đá, xi măng và các chất phụ gia kèm theo. Chúng được trộn theo 1 tỉ lệ nhất định cùng với nước sau đó được ép vào khuôn để tạo hình nhằm tạo ra viên gạch có cường độ chịu lực cao.
Ưu và nhược điểm của gạch taplo
Ưu điểm
Được thiết kế với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau để phù hợp với tính năng của nhiều loại công trình.
Chất lượng mỗi viên gạch taplo tương đối đồng đều, có khả năng chống thấm, cách âm và cách nhiệt cao.
Độ bám dính giữa vữa và các viên gạch tốt giúp làm giảm khả năng rạn nứt và giúp tăng độ chịu lực cho tường.
Giảm thiểu lượng vữa xây khi thi công gạch taplo lên đến 2.5% so với gạch thông thường.
Kích thước của gạch taplo lớn giúp tiết kiệm được chi phí nhân công và đẩy nhanh tiến độ thi công.
Cường độ chịu nén linh hoạt đáp ứng theo nhu cầu sử dụng từng loại công trình.
Nhược điểm
Gạch taplo có trọng lượng nặng hơn gạch nung truyền thống, từ đó sẽ gây khó khăn và làm tăng chi phí trong việc vận chuyển.
Độ bền chắc kém hơn gạch nung cho nên không thể áp dụng cho các công trình quá lớn và cao tầng.
Ứng dụng của gạch taplo trong đời sống
Gạch taplo được sử dụng để xây dựng phần khung nhà cho các công trình dân dụng.
Làm mái, xây tường cách nhiệt cho ngôi nhà, khu xí nghiệp, khu công nghệ cao…
Lát những công trình yêu cầu khả năng chịu lực cao, khả năng chịu tải lớn.
Gạch taplo khi kết hợp cùng sắt sẽ giúp tăng cường độ cứng cho sàn nhà.
Kích thước gạch taplo
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng, các hãng sản xuất gạch cũng cho ra các dòng sản phẩm gạch taplo đa dạng về kích thước, ngoài ra có thể đặt hàng theo kích thước mong muốn của khách hàng. Chủ yếu xoay quanh hai dạng cơ bản là đặc và rãnh dưới đây.
Các kích thước gạch taplo dạng đặc
Loại gạch |
Kích thước (mm) | Trọng lượng (kg/viên) |
Gạch taplo đặc | 200x95x60 | 2.3kg |
Gạch taplo đặc | 210x100x60 | 2.5kg |
Gạch taplo đặc | 220x105x60 | 2.9kg |
Gạch taplo đặc | 220x120x60 | 3.3kg |
Gạch taplo đặc | 220x150x60 | 4.2kg |
Các kích thước gạch taplo dạng rãnh
Loại gạch |
Kích thước (mm) | Trọng lượng (kg/viên) |
Gạch taplo 6 lỗ xây tường | 80x120x180 |
2.5kg |
Gạch taplo 3 lỗ |
400x100x190 | 11.1kg |
Gạch taplo 3 lỗ | 400x150x190 | 15.5kg |
Gạch taplo 3 lỗ | 400x200x190 | 19.9kg |
Gạch taplo 3 lỗ | 390x100x190 | 11.5kg |
Gạch taplo 3 lỗ | 390x150x190 | 15.1kg |
Gạch taplo 3 lỗ | 390x190x190 | 18.5kg |
Gạch taplo 2 lỗ | 220x105x120 | 4.2kg |
Gạch taplo 2 lỗ | 390x200x190 | 15.6kg |
Quy trình sản xuất gạch taplo
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Khác với quy trình sản xuất gạch đất nung truyền thống, gạch taplo - loại gạch không nung được cấu tạo thành từ các nguồn nguyên vật liệu là:
- Cát: có thể sử dụng các loại cát như cát nhân tạo, cát núi, cát sông, cát thải công nghiệp từ nghiền đá. Nhưng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: cát thô có kích thước hạt đồng nhất, nhỏ hơn 0.75 cm, có độ ẩm từ 3 đến 5%.
- Nước: là thành phần không thể thiếu để cấu thành nên độ ẩm cho cát.
- Xi măng: kết hợp với xi măng giúp cho độ bền của gạch tốt hơn, tăng thêm độ kháng nước của gạch, không bị ảnh hưởng bởi những tác động của thời tiết. Nếu không gạch sẽ dễ bị nứt xảy ra hiện tượng bị nứt.
- Bột đá: nguyên liệu chính, để sản xuất gạch taplo.
Quy trình sản xuất
Bước 1: Định lượng, trộn nguyên vật liệu:
Định lượng và trộn vữa cốt: định lượng các vật liệu, cát vàng, xi măng, bột đá, nước bằng cân điện tự theo từng loại gạch. Đưa các vật liệu trên cho vào máy trộn và trộn đều. Cho nước và các phụ gia vào máy theo các tỷ lệ nhất định.
Bước 2: Ép định hình gạch bằng máy ép thủy lực
Sau khi trộn xong nguyên vật liệu trên, vữa được chuyển đến thùng chứa vữa máy ép bằng băng tải.
Vữa được rót vào khuôn nhờ vào cơ cấu khuấy liệu kết hợp rung khuôn.
Nhờ vào hệ thống thủy lực với lực tác động tối đa lên tới 1400KN, tạo lực rung ép lớn xung quanh gạch, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên tạo nên viên gạch có chất lượng cao và ổn định.
Bước 3: Xếp gạch lên giá
Gạch được tạo hình từ máy trên những tấm Pallet bằng thép, sau đó chuyển vào máy xếp gạch tự động thông qua băng tải xích.
Bước 4: Dưỡng hộ
Các giá đỡ chứa gạch được chuyển vào nhà bảo dưỡng được thiết kế kín gió, có hệ thống phun sương để đảm bảo giữ độ ẩm cho gạch. Quy trình bảo dưỡng gạch tại nhà bảo dưỡng được thực hiện trong thời gian 24h.
Bước 5: Chuyển hàng vào kho chờ
Sau khi gạch được bảo dưỡng sẽ được chuyển đến băng tải xích chuyển giá. Gạch thành phẩm được xếp ra kệ gỗ và chuyển đến kho.
Những điều cần lưu ý khi xây gạch taplo
Xây gạch theo nguyên tắc: không trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp.
Chiều dày mạch vữa liên kết thích hợp từ 2mm -3mm.
Xây gạch một cách cẩn thận và đặt thẳng những hàng gạch vào vữa với các mạch dọc và ngang được trám chắc chắn khi tiến hành công việc. Không dùng gạch vỡ trừ khi đó là viên kết thúc. Các góc vuông, các góc tường và dầm cửa được xây thẳng.
Khi xây các bức tường không chịu lực trong khung bê tông chúng ta dùng gạch taplo lỗ không thủng (lỗ côn), xây úp mặt lỗ xuống mặt bít được đưa lên trên để rải vữa cho đợt xây thứ hai, cách xây đối với gạch taplo này như xây gạch đỏ bình thường.
Khi xây các bức tường có cốt thép, ta dùng gạch taplo lỗ thủng trong có đặt cốt thép và bơm bê tông vào trong thay thế cho cột chịu lực. Bức tường được cứng vững như có cột chịu lực mà thi công nhanh và tiết kiệm chi phí.
Nên sử dụng gạch có cùng chiều cao giống nhau để dễ dàng đan, nối các bức tường khác nhau trong ngôi nhà.
Tại điểm giao nối giữa tường gạch taplo và cột bê tông, nên đặt thêm các lưới thép để tăng tính liên kết và trung bình từ 500mm đến 600 mm tùy theo chiều cao của các hàng gạch, gắn râu thép (khoan lỗ vào cột bê tông) để nối tường với cột.
Tại những vị trí sẽ lắp khung cửa, nên xây chèn gạch đặc để việc liên kết khung cửa vào khối xây được bền chắc hơn.
Xây gạch taplo có bị thấm nứt không?
Tường nhà bị nứt, thấm không những làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn làm cho người sử dụng cảm thấy lo lắng. Thực tế, hiện tượng thấm, nứt có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Hiện tượng thấm nứt tường có nhiều nguyên nhân liên quan đến kết cấu công trình chỉ có một số ít liên quan tới việc chọn loại gạch xây và phương pháp thi công như một số hiện tượng dưới đây:
Tường nhà nứt dọc do sự co giãn độ ẩm, nhiệt độ lớn
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, có những kiểu thời tiết đa dạng biến động quanh năm. Đây chính là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tường nhà mới xây bị nứt. Tường nhà sử dụng gạch taplo, xây trát không cẩn thận, không thi công đúng quy trình sẽ hay xảy ra hiện tượng nứt này.
Cách khắc phục: Khi sử dụng gạch taplo nên chọn thợ có kinh nghiệm xây, phương pháp thi công phải đúng quy trình. Chú ý xây dựng ở các góc tưởng phía trên.
Tường nhà không bị nứt nhưng vẫn bị thấm
Nguyên nhân có thể do bức tường được xây bằng loại gạch taplo có độ xốp lớn (độ hở vật liệu cấu tạo nên viên gạch) như gạch bê taplo kém chất lượng. Tường không được trát hoặc là được trát với lớp trát mỏng dẫn tới hiện tượng bị thấm.
Biện pháp khắc phục: Khi chọn gạch taplo để xây nên chọn loại gạch chống thấm, chọn gạch của những nhà máy gạch không nung lớn và có uy tín, công nghệ sản xuất hiện đại.
Tường ngôi nhà bị nứt thấm do hở mạch vữa dọc
Hiện tượng này xảy ra tại một số công trình thi công bằng loại gạch có kích thước lớn, độ dày ( chiều cao viên gạch) lớn. Nguyên nhân thấm hở tại những bức tường này là do thói quen thi công của người thợ. Thông thường loại gạch chỉ có kích thước nhỏ, độ dày (chiều cao) của viên gạch thấp khoảng 5-6 cm, lượng vữa giữa hai viên gạch xây được chèn đầy và chèn chặt khi xây. Tuy nhiên, khi xây loại gạch taplo có kích thước lớn, chiều dày viên gạch cao từ 12cm- 20cm, lượng vữa giữa hai viên gạch xây không được chèn đầy và chèn chặt dẫn tới hiện tượng các mạch vữa bị co ngót và hở khi khô.
Vì vậy để không xảy ra hiện tượng hở mạch và thấm tường như trên, khi thi công loại gạch có kích thước lớn chỉ cần lưu ý thợ xây: chèn đầy, chèn đủ, chèn chặt vữa vào các mạch xây là đạt.
Để công trình đẹp và không bị hiện tượng thấm nứt do gạch, bạn nên tìm hiểu thông tin về các nhà máy gạch taplo uy tín, chọn loại gạch chống thấm tốt và phương pháp thi công các loại gạch này.
Trên đây là các thông tin về gạch taplo và các kích thước gạch taplo phổ biến hiện nay. Sử dụng gạch taplo hay các loại gạch không nung khác không những tạo ra những công trình bền vững, thẩm mỹ mà còn mang lại các giá trị về môi trường khi hạn chế được việc sử dụng gạch nung truyền thống.