Không muốn phụ thuộc vào con cái, 7 cặp vợ chồng già thuê chung biệt thự để ở cùng nhau đến cuối đời
BÀI LIÊN QUAN
Khu vườn rộng 20m2, bước chân vào tham quan như đang đến với thế giới cổ tíchNgẩn ngơ ngắm nhìn khu vườn rộng 60m2 đẹp như một thác hoa phủ vàng cả một góc sânNhớ quê da diết, người phụ nữ đã xây dựng lên khu vườn xinh đẹp rộng 400m2 với chiếc ao tự đào, cỏ cây, hoa lá thi nhau khoe sắcTheo Sohu, bà Lưu năm nay 72 tuổi sống ở Bắc Kinh đã nghỉ hưu được 20 năm. Cho đến tháng 3/2019, vợ chồng bà đã cùng với 5 cặp vợ chồng khác cùng nhau thuê lại hai căn biệt thự nằm liền kề ở ngoại ô để cùng sinh sống trong những năm tháng cuối đời. Họ đều là những người bạn tốt, đã quen nhau từ mấy chục năm về trước và có chung hoàn cảnh: Cảm thấy cô đơn vì con cái quá bận rộn.
Sau khi tìm được căn biệt thự ở ngoại ô họ đã cùng nhau thuê lại và sống với nhau ở đó. Số tiền mỗi người phải chi cho tiền nhà là 3.000 tệ trong khi lương hưu của mỗi người thường từ 5.000 đến 6.000 tệ/tháng, một mức giá khá phù hợp với họ. Hơn nữa, hai căn biệt thự còn ở vị trí thuận lợi khi gần thành phố và bệnh viện.
Bà Lưu nói, từ 4-5 năm trước hai vợ chồng bà đã cùng nhau đi xem xét các viện dưỡng lão. Số viện dưỡng lão họ ghé thăm đã lên đến hơn chục địa điểm. Tuy nhiên, họ nhận ra nếu sống trong viện dưỡng lão thì không thể tự do đi ra bên ngoài và được làm những điều mà mình thích. Khi chia sẻ với những người bạn già của mình, họ cũng có chung suy nghĩ như vậy.
Bà Lưu cũng chia sẻ: "Con cái chúng tôi quá bận rộn, vì thế chúng không thể hiếu thảo với cha mẹ hết lòng. Vì thế tốt hơn là tìm một nơi nào đó, để chúng tôi có thể giúp đỡ nhau". Trong căn nhà chung này, họ đã cùng nhau ăn uống, trò chuyện và hát karaoke vào ban đêm... Bà Lưu thường cùng với những người bạn già của mình cùng trồng rau, làm vườn để khuây khỏa mỗi ngày.
Vào những ngày thời tiết tốt họ sẽ cùng nhau lái xe tới các thành phố xung quanh, thưởng thức những món ăn địa phương. Các cụ còn tham gia nhiều hoạt động chung như làm bánh, làm mỳ... để khuây khỏa và tăng sự thân thiết, gắn bó.
Dù khá vui vẻ, thoải mái với nhau nhưng bà Lưu cho biết họ cũng đặt ra những nguyên tắc khi sống chung đó là "không chịu trách nhiệm cho nhau". Bởi một số người có mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, họ sẽ tự chịu trách nhiệm cho những tình huống xấu có thể xảy đến. Bà cho biết, chuyện này phải rạch ròi để không gây gánh nặng cho những người chung sống cùng họ.
Sống vui vẻ, an nhiên bên những người bạn thân thiết trong căn nhà chung nhưng bà Lưu không mất liên lạc với con cái của mình. Mỗi tháng, bà thường dành một tuần để quay lại thành phố làm đẹp, thăm con cháu của mình. Có những cuối tuần các con bà cũng đến đây để thăm bố mẹ.
Anh Vương Vệ Đông, chủ của 20 căn biệt thự chuyên hỗ trợ người già cho biết, để có thể đảm bảo được sức khỏe của các cụ anh đã thuê một quản gia và một đầu bếp cho mỗi căn nhà. Những người này sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc cho những vị khách thuê nhà của anh.
Anh Vương còn nói, khi sống chung với nhau thì nghề nghiệp và địa vị xã hội không quan trọng, tính các hợp nhau mới là điều cần thiết nhất. Chỉ cần các cụ vui vẻ, sẵn sàng giao lưu, chia sẻ với mọi người thì cuộc sống ở đây sẽ thoải mái, dễ chịu hơn.
Ngoài ra, anh cũng yêu cầu những người đến sống ở đây có sức khỏe ổn định, có thể leo núi hoặc đi du lịch. "Tốt nhất là có một chút kỹ năng về thư pháp, hội họa, như thế khi nói chuyện các cụ sẽ cảm thấy thú vị hơn", anh nói.