Khởi nghiệp là gì? Cách khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp trong bạn
Định nghĩa về sự khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp chính là những ước mơ, dự định, mong muốn đã được bạn ấp ủ từ rất lâu rồi cho một việc, một dự án kinh doanh nào đó của bản thân, trong đó bạn sẽ tự làm, tự quản lý, tự kiếm thu nhập và lợi nhuận cho mình.
Khởi nghiệp còn là quá trình phát triển và cung cấp một dịch vụ, sản phẩm nào đó, những hoạt động mua bán lại của một sản phẩm từ đó thu lại được lợi nhuận từ những giao dịch đó. Ngoài ra thì khởi nghiệp cũng là một sự việc tạo ra được những giá trị có lợi cho một cá nhân nào đó, cho một nhóm khởi nghiệp, cho người lao động, cho nhà nước, cho cộng đồng hoặc những đồng cổ đông của công ty.
Khởi nghiệp với việc thành lập những doanh nghiệp dù cho đó là doanh nghiệp sme, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thương mại nhằm có thể tạo ra được những giá trị thặng dư trong kinh tế và thi thoảng là tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.
Khởi nghiệp còn là việc bạn tự thân, tự do lập cho mình những cửa hàng, những nơi kinh doanh từ nhỏ tới lớn như cửa hàng quần áo, cửa hàng mỹ phẩm, coffee shop, cửa hàng bún và dù là bất cứ điều gì chăng nữa thì việc tự mở ra một thứ gì đó của riêng bản thân mình sau đó tạo ra được lợi nhuận đã đủ để thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh của bạn thì đó chính là sự khởi nghiệp.
Khi bạn lựa chọn khởi nghiệp thì lúc đó bạn vừa là chủ vừa là nhân viên, hoặc bạn thuê nhân viên rồi cùng làm với bạn. Khởi nghiệp chính là hoạt động kinh doanh đầu đời và đánh dấu lần đầu làm chủ của bạn, người ta thường nhận xét sự khởi nghiệp chính là kinh doanh thì việc này liên quan tới việc tạo ra người lao động rồi từ đó tạo ra doanh thu cho mình.
Như thế nào là tinh thần khởi nghiệp?
Tinh thần khởi nghiệp là gì?
Tinh thần khởi nghiệp được nhận xét là động lực của sự phát triển bản thân, được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau với những cấp độ khác nhau. Có thể ở mức độ cá nhân, mức độ doanh nghiệp hoặc tổ chức, triển khai những ý tưởng của một tổ chức, cá nhân đó thành những giải pháp thực tiễn, giải phóng được những sức mạnh đó tạo nên được những nguồn nhân lực dồi dào trên góc độ cá nhân.
Đối với góc độ tổ chức, nó dần trở thành một động lực trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Có thể nói một cách khác thì tinh thần khởi nghiệp là yếu tố tiên quyết của một doanh nghiệp, công ty có phát triển được hay phá sản. Trên góc nhìn của xã hội thì tinh thần khởi nghiệp góp những phần nhỏ trong việc tạo ra được những sự kết nối giữa nguồn cung và cầu, từ đó có thể tạo ra được những việc làm mới, khiến những vấn đề phát sinh được giải quyết trơn tru hơn.
Cách hình thành tinh thần khởi nghiệp
Phụ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu và mong muốn của từng người mà có mỗi định hướng nghề nghiệp không giống nhau, nhưng dù cho có khởi nghiệp với vai trò là người làm thuê hoặc chủ một doanh nghiệp thì việc có được một tinh thần khởi nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng.
Đối với những tổ chức, doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn thì tinh thần khởi nghiệp chính là một tiêu chí để từ đó đánh giá được những chiến lược của một người khởi nghiệp thành công.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao để hình thành một tinh thần khởi nghiệp, để tạo ra được tinh thần khởi nghiệp không phải là một điều ai cũng có thể có và làm được trong thời gian ngắn, cũng không hề có một mẫu chung hoặc quy luật chung nhất nào. Mặc dù vậy để có thể xây dựng được nhưng tinh thần khởi nghiệp thì người khởi nghiệp nên áp dụng những bước cần thiết và quan trọng mà những doanh nghiệp và tổ chức đang quan tâm hiện nay đó là:
-
Thuê những cá nhân có tinh thần khởi nghiệp tốt
Đây được xem là một trong những yếu tố khiến bạn hình thành một tinh thần khởi nghiệp là đi thuê những nhân lực có tinh thần khởi nghiệp, với những người đã có sẵn trong mình tinh thần khởi nghiệp thì họ thường sẽ có một đầu óc hay tò mò, có kỹ năng phản biện để thay đổi được tình trạng của hoàn cảnh, họ có thể lên được nhiều những ý tưởng mới lạ vậy nên sự sáng tạo của họ là bất tận.
Mặc dù vậy, có những người không cần có đầu óc quá sáng tạo vẫn có thể trở thành một người khởi nghiệp giỏi vì yếu tố trên chỉ mang tính chất tham khảo và tương đối, vậy nên người khởi nghiệp phải dựa trên những yếu tố khác nếu như muốn ra được những quyết định chuẩn xác nhất.
-
Có khả năng quản lý
Trong khi làm việc, ai cũng phải đối mặt với những thách thức và khó khăn, những rủi ro phát sinh trong kinh doanh nhưng làm thế nào để có thể nào để vượt qua được thì ngoài việc phải tự thân cố gắng cũng nên cần tới những sự trợ giúp từ những yếu tố khác như người lãnh đạo, nhà quản lý. Đây là thời điểm mà bạn cần quan tâm tới những nhân viên của mình, để hỗ trợ họ vượt qua được những khó khăn và thách thức từ đó tạo được ra những tinh thần tích cực, sáng tạo nhất để có thể giải quyết thuận lợi và trơn tru nhất những công việc hiệu quả.
Bên cạnh đó thì một nhà quản lý cũng nên học cách chấp nhận những mặt không mấy tích cực của những người có tinh thần khởi nghiệp tốt, thay vì không hài lòng hoặc tỏ ra bực tức thì là một nhà quản lý bạn nên khích lệ, từ đó khiến họ tỏa sáng được.
-
Gây dựng một đội ngũ nhân lực khởi nghiệp
Đây là bí quyết để có được một kết quả làm việc tốt nhất giữa những người đồng nghiệp với nhau, từ đó có thể tìm ra được những giá trị tương đương, phong cách và kỹ năng cũng như kinh nghiệm có thể bổ sung, bồi đắp cho nhau. Mỗi một cá nhân phải có những sự đóng góp riêng biệt nhất về những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình để có thể thúc đẩy và đảm nhận được những sự hợp tác cùng nhau, giảm thiểu được những sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ tổ chức.
-
Xây dựng văn hóa khởi nghiệp
Đây được xem là một yếu tố được nhận định là quan trọng nhất trong việc hình thành, đánh thức được tinh thần khởi nghiệp. Vậy thì làm sao để có được một văn hóa khởi nghiệp, những nhà quản lý nên đưa ra được những kế hoạch từ đó tạo được những điều kiện, tiếp sức được cho những nhân viên của mình để mọi người đều có được những tinh thần khởi nghiệp đầy sáng tạo.
Vì sao khởi nghiệp thất bại?
Như thế nào là thất bại?
Thất bại được xem chính là một việc không thể đáp ứng được những mục tiêu mà bản thân đã đạt ra được, những mục tiêu mà bản thân mong muốn. Có vô cùng nhiều những nguyên do khiến bạn thất bại, nhưng việc bạn có đang thất bại hay không còn phụ thuộc nhiều vào cách nhận định của từng người.
Nguyên do kinh doanh thất bại
Khởi nghiệp vốn được xem là một xu hướng hiện nay của khá nhiều người, nhưng việc thất bại trong việc khởi nghiệp kinh doanh là điều không thể tránh khỏi được, vậy nguyên do từ đâu mà bạn không khởi nghiệp thành công được?
-
Thất bại trong việc thể hiện những giá trị của mình
Để tạo dựng nên một công ty thì việc bạn xác định được những giá trị cốt lõi nhất mà công ty mang lại cho người khởi nghiệp. Mặc dù vậy thì nhiều người hay nói quá lên những giá trị mà nó thực sự mang tới cho khách hàng trong thực tế. Đây chính là một điều sai lầm trong việc gây dựng niềm tin đối với khách hàng.
Đôi khi, thất bại chính là việc bạn vẫn chưa thể truyền đạt được những giá trị cốt lõi đó cho khách hàng, điều này đã dẫn tới việc khách hàng có một cái nhìn chung nhất về sản phẩm, sau đó họ không mấy ấn tượng nên họ quyết định không lựa chọn những sản phẩm của bạn.
- Kết nối với khách hàng tiềm năng không thành công
Trong việc kinh doanh, kết nối được với những người khách hàng tiềm năng nhất là điều tối quan trọng, vậy nên nếu như bạn không thể kết nối được với những khách hàng mục tiêu thì việc thất bại trong kinh doanh là điều bình thường.
Kết nối ở đây chính là việc bạn thấu hiểu rõ nhất những nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, và kết nối được với những khách hàng không nhận ra được những giá trị mà sản phẩm đã mang lại được cho họ.
Bạn nên hiểu và sau đó giải quyết được hai vấn đề đó là khách hàng có nhu cầu gì ở sản phẩm của mình và yêu cầu, mong muốn của họ. Hãy thử nghiên cứu thị trường trong mỗi một giai đoạn phát triển của kinh tế sau đó tìm hiểu về khách hàng để có thể thấu hiểu và gây dựng nên được những mối liên kết chặt chẽ nhất với họ.
- Thất bại khi tối ưu hóa sự chuyển đổi
Phần lớn những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tuyến đều không tồn tại, hoặc chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nếu như không biết cách tối ưu được những sự chuyển đổi từ việc chuyển dịch mà marketing đem lại. Bạn nên xác định được rằng số vốn bản thân đang có từ đó có thể kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng nhất, hiện nay bạn đang có bao nhiêu khách hàng thật sự.
Để trả lời câu hỏi đó thì bạn nên áp những chỉ số chuyển đổi ROI đo lường nhiều chi phí vào những hoạt động kinh doanh mà bạn hiện đang quảng cáo vì đây là con số thật nhất thể hiện rằng nó có đang gặp vấn đề gì hay không.
Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã có được những kiến thức hữu ích nhất trong vấn đề khởi nghiệp và biết được tầm quan trọng của tinh thần khởi nghiệp đối với một tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp.