meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ISTQB là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ ISTQB

Thứ ba, 01/11/2022-16:11
Thuật ngữ ISTQB có lẽ bạn đã nghe nhắc đến nhiều nhưng chưa hiểu chính xác ý nghĩa của từ này. Vậy ISTQB là gì? Chứng chỉ ISTQB gồm những cấp độ nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin nhé!

Tìm hiểu ISTQB là gì?

ISTQB là từ viết tắt của một thuật ngữ tiếng Anh là International Software Testing Qualifications Board. ISTQB Certified Tester là chứng chỉ tiêu chuẩn được ISTQB cấp và chứng nhận cho những người kiểm thử phần mềm. Các bằng cấp được dựa trên giáo trình cung cấp thông tin về trình độ, hướng dẫn để kiểm tra và công nhận.

ISTQB là ban chứng nhận kiểm thử phần mềm hoạt động trên phạm vi quốc tế, được thành lập tại Edinburgh vào tháng 11/2002. ISTQB là một hiệp hội phi lợi nhuận được đăng ký hợp pháp tại Bỉ và có 58 hội đồng thành viên đại diện cho 81 quốc gia tính đến tháng 5/2017. Đến hiện nay, ISTQB đã có hơn 500.000 chứng nhận được cấp cho các đối tượng trên toàn thế giới.

ISTQB đã thiết lập vị thế của mình trong những năm đầu tiên tồn tại dưới dạng tiêu chuẩn thực tế kiểm thử phần mềm quốc tế. ISTQB là tổ chức đầu tiên lãnh đạo cho những chuyên gia kiểm thử phần mềm trên toàn cầu.


ISTQB là tên viết tắt của ban chứng nhận kiểm thử phần mềm trên toàn cầu
ISTQB là tên viết tắt của ban chứng nhận kiểm thử phần mềm trên toàn cầu

Nhiệm vụ của những người làm kiểm thử phần mềm

Khái niệm ISTQB là gì đã được giải đáp chi tiết qua những thông tin trên. Có thể thấy, kiểm thử phần mềm là một chủ đề phức tạp có nhiều hình thức và hình dạng. Các chuyên gia lĩnh vực này sẽ chịu trách nhiệm về:

  • Đẩy nhanh việc kết hợp các phương pháp, công nghệ và công cụ vào phát triển các giải pháp công nghệ thử nghiệm.
  • Áp dụng các đạo đức và ý thức chung một cách hiệu quả vào những chu trình học tập với bài kiểm tra giải pháp công nghệ.
  • Trở thành người ra quyết định chính trong đánh giá rủi ro và chất lượng của giải pháp phần mềm.
  • Đảm bảo tất cả các bên liên quan trong vòng đời phát triển phần mềm được tham gia và nhận lợi ích từ các giải pháp này.
  • Nắm bắt những cách thức mới để sản xuất và phát triển phần mềm.

Các chuyên gia kiểm tra cần phải nắm lấy các phương pháp và công nghệ mới xung quanh để phát triển và thử nghiệm phần mềm. Tích hợp những điều mới nhanh hơn vào thử nghiệm các giải pháp công nghệ. Họ sẽ được yêu cầu kiểm tra để các phần mềm bắt kịp tốc độ phát triển hiện nay.

Khi làm việc thay mặt người dùng, các chuyên gia kiểm tra sẽ được yêu cầu học cách dạy các giải pháp thử nghiệm để cải thiện chất lượng ý tưởng của họ. Đồng thời phải đảm bảo công nghệ kiểm tra sẽ kết hợp các bài học tự giáo dục với khả năng học hỏi, cải tiến liên tục trong các hệ thống phần mềm được giao.


Các chuyên gia kiểm thử có trách nhiệm to lớn trong việc đảm bảo rủi ro và chất lượng phần mềm
Các chuyên gia kiểm thử có trách nhiệm to lớn trong việc đảm bảo rủi ro và chất lượng phần mềm

Những điều cần biết về chứng chỉ ISTQB là gì?

Tiếp theo đây, hãy cùng đi tìm hiểu toàn bộ thông tin liên quan đến chứng chỉ ISTQB:

Chứng chỉ ISTQB là gì?

Chứng chỉ ISTQB thực chất là chứng chỉ được cấp cho các nhà kiểm thử hay những nhân viên kiểm thử khi tham gia các kỳ thi về trình độ kiểm thử. Chứng chỉ ISTQB được viết đầy đủ là ISTQB Certified Tester, do tổ chức ISTQB cấp và là một chứng chỉ tiêu chuẩn dành cho những software tester - người thực hiện kiểm thử phần mềm.

Về việc tham dự kỳ thi ISTQB, bất cứ ai đều có thể tham gia để được cấp chứng chỉ phù hợp với năng lực cá nhân. Bài thi chủ yếu là các câu hỏi lý thuyết và yêu cầu người tham gia phải có kiến thức về phát triển và kiểm thử phần mềm. Tiếp đó, nếu ứng viên muốn cấp chứng chỉ mức nâng cao thì cần hoàn thành chứng chỉ cơ bản và chứng minh kinh nghiệm làm việc của mình.


Chứng chỉ ISTQB được cấp cho những người trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm muốn chứng minh năng lực bản thân
Chứng chỉ ISTQB được cấp cho những người trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm muốn chứng minh năng lực bản thân

Các cấp độ của chứng chỉ ISTQB

Hiện nay, nhà tổ chức phi lợi nhuận ISTQB cung cấp chứng chỉ thẩm định chất lượng của kiểm thử phần mềm cho người tham gia kỳ kiểm tra với 3 mức trình độ gồm:

ISTQB Foundation Level (CTFL)

Chứng chỉ này tương ứng với mức cơ bản, bài kiểm tra cho cấp độ Foundation có tính chất lý thuyết và đòi hỏi kiến thức về phát triển, kiểm thử phần mềm.

Mức độ này yêu cầu nắm vững các nguyên tắc cơ bản của kiểm định phần mềm. Biết cách thực hiện kiểm định trong suốt chu trình sản xuất phần mềm, các kỹ thuật kiểm định phần mềm tĩnh, động. Quản lý kiểm định phần mềm bằng cách lập kế hoạch, đánh giá và đưa ra các chiến lược kiểm tra. Biết cách vận dụng các công cụ hỗ trợ vào việc kiểm định phần mềm.


ISTQB Foundation Level (CTFL) là mức chứng chỉ cơ bản, yêu cầu người tham gia biết các kiến thức về kiểm thử phần mềm
ISTQB Foundation Level (CTFL) là mức chứng chỉ cơ bản, yêu cầu người tham gia biết các kiến thức về kiểm thử phần mềm

ISTQB Advanced Level (CTAL)

Tiếp theo trong các trình độ của chứng chỉ ISTQB là gì đó chính là ISTQB Advanced Level (CTAL), tương ứng với mức độ nâng cao. Bài kiểm tra về chứng chỉ này sẽ bao gồm các nội dung như: Test Manager, Technical Test Analyst, Test Analyst.

Sau khi người tham gia hoàn thành các bài kiểm tra về trình độ ở 3 bài trên thì tổ chức sẽ cấp cho ứng viên đó chứng chỉ Full Advanced Level. Đồng nghĩa với việc người đó đã hoàn thành bài thi và được nhận chứng chỉ.

Expert Level

Mức độ chứng chỉ cuối cùng là chứng nhận chuyên gia, các nội dung kiểm tra sẽ bao gồm cả cải tiến quy trình, quản lý kiểm thử, kiểm thử tự động, an toàn thông tin,...

Ở trình độ chứng chỉ này, người tham gia cần biết cách kiểm tra và phân tích mối quan tâm trong những thức khác. Biết đánh giá và phương pháp kiểm tra hộp đen hay phân tích các kỹ thuật kiểm tra. Đòi hỏi người tham gia dự thi phải có kiến thức chuyên sâu và biết các phương pháp kiểm tra không chức năng, các công cụ kiểm tra.


Ở trình độ chức chỉ chuyên gia, người dự thi phải có kiến thức chuyên sâu và am hiểu về nhiều phương pháp kiểm thử
Ở trình độ chức chỉ chuyên gia, người dự thi phải có kiến thức chuyên sâu và am hiểu về nhiều phương pháp kiểm thử

Thông tin cần biết về việc thi cấp chứng chỉ ISTQB là gì?

Hầu như tất cả mọi người đều có thể tham dự thi cấp chứng chỉ ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, để tham gia mức độ nâng cao hay chuyên gia thì ứng viên cần phải hoàn thành kỳ thi cấp chứng chỉ trước đó. Thực hiện theo quy trình mức độ tăng dần từ cơ bản đến nâng cao, cuối cùng là chuyên gia.

Dạng bài thi cấp chứng chỉ bao gồm các câu hỏi có nhiều đáp án và lựa chọn câu trả lời đúng. Hai hình thức thi chính mà ứng viên có thể đăng ký là thi trên giấy hoặc trên máy tính. Với hình thức thi nào thì người tham gia đều phải đến địa điểm tổ chức để thực hiện việc thi.

Tuy nhiên có sự khác nhau đó là nếu thi trên giấy, ứng viên phải đăng ký theo sự giám sát của đơn vị tổ chức, thi bằng tiếng Anh với 40 câu hỏi. Còn hình thức thi trên máy sẽ thoải mái về thời gian, có thể tham gia bất cứ khi nào.

Mức lệ phí cho kỳ thi chứng chỉ ISTQB là gì cũng được nhiều người quan tâm. Thông thường, chi phí giữa 2 hình thức thi sẽ khác nhau. Thi trên giấy khoảng 2 - 3 triệu VNĐ, thi trên máy là 4 - 5 triệu VNĐ.

Sau khi hoàn thành kỳ thi, người tham gia sẽ được cấp chứng chỉ ISTQB và có giá trị vô thời hạn đối với mức độ cơ bản và nâng cao. Đặc biệt, người đã dự thi sẽ không cần yêu cầu xin chứng nhận lại.


Thi cấp chứng chỉ ISTQB dưới hai hình thức là thi trên giấy hoặc trên máy tính
Thi cấp chứng chỉ ISTQB dưới hai hình thức là thi trên giấy hoặc trên máy tính

Lời kết

Bài viết trên đây đã cung cấp rất đầy đủ liên quan đến tổ chức ISTQB, chứng chỉ ISTQB là gì hay các mức độ của chứng chỉ. Mong rằng những thông tin đó sẽ thật hữu ích đối với bạn đọc!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

17 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

20 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

1 ngày trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

1 ngày trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

1 ngày trước