meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hơn 7.100 doanh nghiệp BĐS thành lập mới: Tồn tại như thế nào trong lúc khó khăn bủa vây?

Thứ hai, 31/10/2022-20:10
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2022, hơn 7.000 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới. Đây là con số được đánh giá là khá tích cực khi thị trường dần hồi phục sau những năm liên tiếp khốn đốn vì dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc lập doanh nghiệp thì dễ nhưng doanh nghiệp đó có tồn tại được hay không lại là chuyện khác.

Hơn 15.000 doanh nghiệp “chào đời”, quay lại hoạt động

Đó là con số được thống kê từ Bộ Xây dựng. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là hơn 7.100 doanh nghiệp, tăng gần 32%. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là gần 1.800 doanh nghiệp, tăng hơn 77%.

Bộ Xây dựng cho rằng, từ số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đang dần hồi phục sau nhiều năm chìm trong dịch bệnh Covid-19. Con số này được cho là khá tích cực so với nă m 2021. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng dự báo, hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.

313127474-822093922316515-1769187757439904061-n-1667223134.jpg
Hơn 7.000 doanh nghiệp BĐS thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, khó khăn đầu tiên mà Bộ Xây dựng đưa ra là một số doanh nghiệp bất động sản gặp khó trong việc triển khai dự án vì vướng mắc trong thủ tục đầu tư, thủ tục pháp lý. Từ những ngày chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất. Tiếp theo là khó khăn trong việc tạo nguồn vốn để triển khai dự án. Việc kiểm soát chặt chẽ của thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản không có tiền để thực hiện theo đúng kế hoạch. Chưa dừng lại ở đó, khi chưa thể tiếp cận được vốn thì nhiều doanh nghiệp lại bị tăng lãi suất ở các khoản nợ cũ vì lãi suất huy động ngày một tăng đẩy lãi suất cho vay tăng theo. Trong khi đó, giá vật liệu xây dựng thời gian qua tăng lên dẫn đến chi phí bị đội lên cao ảnh hưởng đến việc sản xuất.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản phát triển nhanh về giá và lượng giao dịch. Nhiều người cho rằng thị trường bất động sản đã phục hồi một cách đáng kể. Tuy nhiên, đến quý III-2022, thị trường bất động sản có sự điều chỉnh, lượng giao dịch bất động sản giảm đi khá nhiều so với thời điểm đầu năm.

Còn nhớ, thời điểm năm 2020, Bộ Xây dựng cũng đưa ra thống kê về việc trong năm này có đến gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể. Đến năm 2021, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xây dựng là trên 14.000 doanh nghiệp. Trong khi đó, có hơn 7.600 doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tạm ngừng kinh doanh; số lượng doanh nghiệp chờ giải thể trong lĩnh vực xây dựng là hơn 6.200 doanh nghiệp, chiếm gần 13%. Cũng trong năm 2021, khi việc mua bán bất động sản bị đóng băng do dịch bệnh, tính đến quý II-2021, 60% các sàn giao dịch bất động sản phải tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Chỉ khoảng 40% doanh nghiệp còn có khả năng chống đỡ, trong số đó, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc cố gắng tồn tại qua thời điểm khó khăn.

Dẫn số liệu này ra để thấy rằng, 3 năm dịch bệnh cộng với hàng loạt các quy định mới trong lĩnh vực bất động sản đã bào mòn sức khỏe trần trọng đối với các doanh nghiệp địa ốc. Và đến bây giờ, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, các doanh nghiệp này lại đối mặt với những cơn đau đầu mới thì thanh khoản bất động sản đang được đánh giá vô cùng yếu ớt. Minh chứng cho điều đó là rất nhiều công ty môi giới phải cắt giảm nhân sự. Nhiều môi giới tự do phải bỏ nghề, quay lại công việc trước đây của mình để duy trì cuộc sống. Sự ảm đạm với tông màu u tối này khác hẳn với thị trường bất động sản thời điểm cách đây khoảng 3-4 năm.

“Sinh thì dễ, tồn tại mới khó”

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long Trần Khắc Tâm nói rằng, việc có tới gần 15.000 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới và quay trở lại hoạt động là tín hiệu đáng mừng. Bởi nó cho thấy thị trường dần hồi phục để trở về với thời điểm trước dịch bệnh. Đây là sự bổ sung rất cần thiết sau khi dịch bệnh đã “giết chết” hàng ngàn doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên, một điều có thể dễ dàng nhìn thấy là hầu hết các doanh nghiệp bất động sản cả sản xuất và kinh doanh của Việt Nam đều có quy mô khá nhỏ. Và đây là những đối tượng dễ dừng hoạt động, giải thể khi xuất hiện những cơn sóng lớn. “Các doanh nghiệp bất động sản lớn có vốn lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng sẽ chống chịu với những cú sốc từ thị trường tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, họ cũng không có tầm nhìn dài hạn. Thành lập năm nay chỉ mong muốn kiếm tiền vài năm rồi lúc đó giải thể cũng được. Đây là hướng phát triển không bền vững”, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long nói.

312534354-826120808540086-1599234620186948877-n-1667223066.jpg
Chủ tịch Hiệp hội Đồng bằng Sông Cửu Long, Trần Khắc Tâm.

Ông Tâm nói thằng rằng, việc thành lập doanh nghiệp bất động sản rất dễ, chỉ mất thời gian ngắn và kinh phí không đáng kể. Tuy nhiên, để doanh nghiệp đó có tồn tại và lớn mạnh hay không lại là chuyện khác. Đặc biệt là trong thời điểm thị trường đang rất trầm lắng và khó khăn như hiện nay.

Ông Nguyễn Nam Trường, Chủ tịch Công ty BĐS Trường Phát cho biết một số nhân viên kinh doanh của công ty ông vừa xin nghỉ việc để làm công việc khác. Người thì trở lai công việc trước đây, người thì xin đi làm công nhân. “Thị trường đang rất khó khăn, thanh khoản thấp. Vì thế, nhiều người ngồi cả tháng không ký được hợp đồng môi giới nào dẫn đến cuộc sống bị ảnh hưởng. Việc họ xin nghỉ cũng là lý do chính đáng nên tôi không cản. Tôi chỉ nói rằng, khi nào thị trường ổn định trở lại, công ty vẫn mở rộng vòng tay đón các thành viên cũ quay trở lại”, ông Trường nói.

Cũng theo vị này, đối với các công ty kinh doanh bất động sản có quy mô nhỏ, khi gặp sóng lớn thì phải cắt giảm các chi phí liên quan để duy trì hoạt động. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh còn không có tiền trả tiền nhà nên phải giải thể hoặc chuyển địa điểm khác. Chính vì thể,với hơn 7.000 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong năm 2022, để tồn tại và phát triển được trong thời điểm hiện nay là quá khó. Có khi có doanh nghiệp vừa thông báo thành lập vào tháng 1,2 nhưng đến thời này đã giải thể rồi. Bởi thị trường chồng chất khó khăn lấy nguồn đâu để sống, để duy trì và trả lương, trả tiền thuê nhà. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp bất động sản thành lập ra chỉ lấy mỗi cái tên còn không hoạt động gì vì không có việc để làm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước