meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hà Nội: Tâm sự của cư dân bám trụ tại những chung cư “chờ sập"

Thứ sáu, 11/02/2022-08:02
Những cư dân tại các chung cư cũ nát, nhà tập thể chờ sập rất muốn dọn đến nơi ở mới khang trang hơn, an toàn hơn. Nhưng, họ cần một kế hoạch cụ thể, chi tiết của các cơ quan chức năng để rời xa nơi mà họ đã gắn bó cả nửa đời người.

Giậm chân tại chỗ sau 2 thập kỷ

Hơn 20 năm qua, Hà Nội bắt tay vào thực hiện kế hoạch cải tạo chung cư, nhà tập thể cũ nát. Tuy nhiên, chỉ 1% trong số gần 1.600 chung cư, tập thể cũ được cải tạo. Con số này quá khiêm tốn so với sự “quyết tâm” của UBND TP.Hà Nội.

Câu hỏi được đặt ra, việc cải tạo chung cư, nhà tập thể cũ nát tại Hà Nội vì sao giậm chân tại chỗ, vướng ở chỗ nào?

Theo thống kê, hiện nay, TP. Hà Nội có khoảng gần 1.600 chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960 - 1994 và trước năm 1954. Trong số các chung cư này, hầu hết đã hết “date”, nhiều nhà chung cư, tập thể xuống cấp một cách trầm trọng, thậm chí là chờ sập. Người dân sống ở các chung cư này cảm thấy bất an về tính mạng cũng như sức khỏe của mình. Tuy nhiên, không ít chung cư cũ, nhà tập thể lại đang nằm trên vị trí đắc địa, đất vàng.


Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa trên tổng số gần 1.600 căn chung cư cũ của thành phố sau 2 thập kỷ triển khai. 
Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa trên tổng số gần 1.600 căn chung cư cũ của thành phố sau 2 thập kỷ triển khai. 

Có thể thấy, sau gần 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa trên tổng số gần 1.600 căn chung cư cũ của thành phố.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 5289 về việc ban hành “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội". Theo đó, Hà Nội sẽ hoàn hành việc thẩm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn TP trước quý 3 năm 2023.

Tiếp đó, Thành phố sẽ có kế hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với việc cải tạo các chung cư cũ. Hà Nội cũng đưa ra 3 mô hình để phân loại các chung cư, nhà tập thể cũ. Thứ nhất là chung cư cũ có quy mô 2 ha trở lên. Thứ 2, chung cư cũ dưới 2 ha và thứ 3 là chung cư cũ độc lập, nhà đơn lẻ.

Sau khi có kế hoạch chi tiết, Hà Nội sẽ tiến hành thành lập tổ công tác để xây dựng, đệ trình UBND TP về tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư; Thành lập hội đồng thẩm định; thành lập quỹ nhà ở tạm cư, thực hiện chính sách ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…

Được biết, Hà Nội sẽ bố trí nguồn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện việc rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng chung cư, nhà tập thể cũ nát trong giai đoạn 2021-2025.

Cho đến nay, nhiều chuyên gia về quy hoạch đô thị cho rằng Hà Nội rất quyết tâm trong việc cải tạo chung cư cũ nát. Một chuyên gia từng lên tiếng cho rằng, việc Hà Nội đến nay mới quyết liệt trong công tác này dường như là muộn. Bởi việc này đáng lẽ đến nay phải thực hiện hoàn thành. Bởi, việc để chung cư “hết date” tồn tại không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, cuộc sống của người dân mà còn gây mất mỹ quan đô thị, lãng phí “đất vàng”.


UBND Phường cảnh báo nguy hiểm tại chung cư C8 Giảng Võ.
UBND Phường cảnh báo nguy hiểm tại chung cư C8 Giảng Võ.

Hiện nay, tại các khu phố như Huỳnh Thúc Kháng, Giảng Võ, Thành Công, phường Đồng Tâm, Tân Mai, Trương Định… các chung cư cũ nát vẫn đang “trơ gan cùng tuế nguyệt” đi kèm với nỗi thấp thỏm của người dân.

Những chung cư, nhà tập thể cơi nới kiểu mỗi nhà một phách như những chiếc bao diêm khổng lồ xếp chồng lên nhau. Điều này gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi xảy ra sự cố, cháy nổ.

Vì sao nhiều hộ dân vẫn bám trụ tại chung cư “hết date”?

Hơn chục năm qua, bà P.T.D (khu B5 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) phải sống trong cảnh bất an với căn nhà xập xệ của mình. Chỉ lên tường nhà chằng chịt những vết nẻ, với nước sơn đã ngả màu cháo lòng, bà D. nói: “Tôi sống ở đây được 40 năm rồi. Có lẽ, căn nhà này đã trả quả hàng chục lần quét vôi rồi đè sơn lên. Cứ mỗi lần quét vôi, đè sơn lên được thời gian thì lại bị bong tróc. Lâu lần chúng tôi cũng mặc kệ, không quét sơn nữa. Thậm chí dán giấy dán tường cũng không ăn thua vì tường rất bở và ẩm”.

Căn nhà ẩm thấp với trần nhà thấp lè tè hàng chục năm qua phải chịu cảnh thấm dột mỗi khi trời mưa. Cứ mỗi lần trời mưa, bà Giang lại phải dùng khăn thấm quanh nhà vì nước chảy lênh láng. Nhưng, cuộc sống đã gắn họ với nơi đây nên bà D. và nhiều người khác phải chấp nhận.

“Lâu nay tôi cũng nghe đài báo nói về việc Hà Nội cải tạo chung cư. Thực lòng chúng tôi cũng không muốn rơi xa nơi này, nơi đã gắn bó cả nửa đời người. Nhưng nó xuống cấp quá, nguy hiểm quá nên cũng đành phải chuyển theo chủ trương của thành phố. Tuy nhiên, chúng tôi cần biết là chúng tôi sẽ chuyển đi đâu tái định cư, bao giờ chuyển đi, có được trở về sau khi cải tạo xong và chi phí thế nào. Bên cạnh đó, phương án của Hà Nội đối với những căn hộ này của chúng tôi là thế nào. Chúng tôi cần một kế hoạch cụ thể”, bà D. chia sẻ.


Những bức tường lở loét, ẩm thấp với dây điện chằng chịt là "đặc sản" của các chung cư cũ tại Hà Nội. 
Những bức tường lở loét, ẩm thấp với dây điện chằng chịt là "đặc sản" của các chung cư cũ tại Hà Nội. 

Vừa bước xuống cầu thang từ chung cư C8 Giảng Võ, bà N.T.P chỉ vào tấm biển màu đỏ in chữ vàng với nội dung cảnh báo nguy cơ sập đổ. Theo đó, UBND phường Giảng Võ yêu cầu người dân khẩn trương di dời người và tài sản ra khỏi đơn nguyên 3 vì chung cư này đang ở mức nguy hiểm cấp độ D. Phường cũng nghiêm cấm mọi hoạt động kinh doanh, cho thuê, cho mượn để ở hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

Theo quan sát của phóng viên, tại chung cư này, những bức tường lở loét, ẩm thấp với dây điện chằng chịt là hình ảnh phổ biến và rất quen thuộc với người dân. Bất cứ nơi nào có khoảng trống là được tận dụng làm nơi chứa đồ. Hầu hết các gia đình đều cơi nới ra bên ngoài làm chuồng cọp lơ lửng trên không để tăng diện tích. Nhiều vụ việc có thương vong về người khi gia chủ xây chuồng cọp tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội. Tuy nhiên, người dân tại các chung cư, nhà tập thể cũ nát vẫn bất chấp vì diện tích nhà quá chật hẹp.

“Thực tế cũng có nhiều gia đình chuyển đi rồi. Nhưng các chú thấy đó, không ít người ở lại bám trụ, vẫn kinh doanh, buôn bán. Sống tại đây lâu rồi thành quen dù biết là đang sống với “tử thần” nhưng vẫn mặc kệ”, bà P. nói.

Theo bà P. sở dĩ nhiều người chưa muốn chuyển vì không muốn xa nơi mình gắn bó mấy chục năm. Và, họ cũng trông ngóng một kế hoạch cụ thể, chi tiết từ UBND TP.Hà Nội để yên tâm di dời sang nơi khác. Họ cần biết nơi họ ở cả nửa đời người sẽ được cải tạo, xây mới ra sao, bao nhiêu tầng, bao nhiêu căn, bao giờ hoàn thành?...

 

Cảnh Châu
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước