Thông tin giải đáp thắc mắc bàn thờ thổ công thờ ai?
BÀI LIÊN QUAN
Chi tiết thủ tục chuyển bàn thờ Thổ công sang vị trí mớiCách lau dọn bàn thờ Thổ công và những điều cần lưu ý[Góc giải đáp] Nhà chung cư có nên thờ Thổ công hay không?Bàn thờ Thổ Công thờ ai?
Gần như bất cứ một gia đình nào cũng đều có bàn thờ Thần Tài, Thổ Công trong nhà. Tuy nhiên thân thế và lai lịch của các vị thần này không phải bất cứ ai cũng nắm bắt và hiểu rõ. Bởi lẽ nếu như xét dựa trên nguồn gốc thì Ông Táo, Thần Tài, Thổ Công…. Họ đều là các vị thần ở Đạo giáo Trung Hoa.
Về sau nền văn hóa của Việt Nam đã tiếp nhận và du nhập đến những nét độc đáo có trong nền văn hóa của đất nước láng giềng. Sau đó nó được kết hợp cùng với tín ngưỡng thờ cúng của người bản địa mà nó trở thành nền văn hóa tín ngưỡng không thể nào thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.
Truyền thuyết về Thổ Công
Theo như truyền thuyết của người Trung Hoa, Thổ Công được biết đến là Mẹ Đất hay nói cách khác chính là vị thần giúp gia đình coi nhà cửa, đất cát. Ở một số giả thuyết khác thì Thổ Công còn được biết đến là 1 trong 3 vị thần có Táo Quân ở sự tích Táo Quân.
Mặc dù vậy nhưng vẫn có một số giả thuyết khác lại cho rằng Thổ Công chính là người chồng thứ 2 của Thổ Kỳ. Bà giúp trông coi chợ búa, mua bán cho sản vật sinh ngoài vườn và chợ búa trong nhà. Và việc trông coi bếp núc sẽ do thần Thổ Công cai quản hay còn được biết đến là vua bếp. Tuy nhiên ở một số người lại cho rằng Thổ Công chính là vị thần giúp cai quản một vùng đất, còn việc trông coi bếp núc trong nhà chính là táo quân.
Trong nền văn hóa Việt Nam thì bàn thờ Thổ Công thờ ai?
Đối với người Việt Nam thì Thổ Công ăn mặc xuề xòa trên tay cầm quạt lá vì lúc nào cũng vui cười nên có hướng tốt. Ông Địa thường xuất hiện trong mỗi dịp múa lân và có nhiệm vụ giúp cân bằng thú tính của sư tử hay con lân. Từ đó thông qua việc thuần hóa chúng để có thể trở thành một con vật mang đến điềm tốt lành cho gia chủ. Có những nơi còn cho rằng ông Di Lặc và thần Thổ Công là 1.
Bàn thờ Thổ Công Thần Đất mang ý nghĩa như thế nào?
Thổ Công được biết đến là một vị thần giúp gia đình định đoạt phúc họa và trông coi nhà cửa. Trong mỗi gia đình ngài giúp cai quản đất đai nhà cửa.
Việc thờ Thổ Công không chỉ giúp gia chủ thể hiện sự sùng bái trước các vị thần. Ngoài ra đó còn là lòng biết ơn trước các vị thần đã bảo hộ sự bình an của các thành viên trong gia đình. Gia chủ còn thường xuyên cúng bái với mong muốn được Thổ Công ngăn chặn và che chở tà ma, ma quỷ xâm nhập vào trong gia đình.
Nên bài trí bàn thờ Thổ Công như thế nào tốt?
Thông thường bàn thờ Thổ Công sẽ sử dụng đến Khám thờ nhỏ và được đặt dưới đất. Bàn thời sẽ được đặt tại các vị trí dễ nhìn thấy mọi người ra vào và quan trọng nhất đó là thông thoáng. Thường thì các gia chủ cũng thường thờ chung Thần Tài và Thổ Công.
Về cách bài trí bàn thờ Thần Tài và Thổ công sẽ áp dụng chặt chẽ đến nguyên tắc chính đó là “Đông bình - Tây quả” theo đó thì thứ tự sắp xếp sẽ từ phải qua. Cụ thể Trên bàn thờ bên trái sẽ đặt Thần tài còn bên phải sẽ là vị trí đặt Thổ Công. Bên trái sẽ là nơi để hũ muối và bên phải sẽ là nơi để bát Hương. Đặc biệt phần mặt nguyệt cần được hướng ra bên ngoài.
Ngoài ra cũng còn có một số các vật dụng có liên quan khác mà gia chủ cần thực hiện sắp xếp đúng với ý nghĩa trong phong thủy.
Vị trí bên phải bàn thờ
Ống hương, bình rượu, và đặc biệt là Kim Thiền đặt đầu hướng vào trong bát hương. Đây chính là biểu tượng cho sự giữ và bảo vệ cho tiền tài không bị thấm thoát và thu hút thêm nhiều tài lộc hơn cho gia chủ.
Vị trí bên trái bàn thờ
Bên trái bàn thờ sẽ đặt Long Quy có đầu hướng ra ngoài, lọ cắm hoa tươi. Điều này mang ý nghĩa giúp gia chủ chống lại tai họa, chấn hưng gia trạch.
Vị trí ở giữa
Ở giữa bàn thờ sẽ là một mâm bồng để đựng hoa quả. Tuy nhiên gia chủ cũng nên lưu ý rằng mâm bồng này không quá cao so với mặt nguyệt của bát hương. Ngoài ra còn có thêm ngai 5 chén hoa mai để gia chủ thuận lợi trong việc làm ăn, hòa khí tốt.
Vài vấn đề quan trọng gia chủ cần quan tâm khi đặt bàn Thổ Công trong nhà
Trong gia đình thì Thổ Công, Thần Tài được ví như một bộ phận lễ tân giúp gia chủ chào đón khách. Do đó mà cần tránh việc đặt bàn thờ tại khu vực yên ắng, không có người qua lại hay bên trong gia đình. Cửa chính là nơi được đánh giá tốt nhất để đặt bàn thờ Thổ Công. Hướng quay sang ngang hoặc quay ra cửa và phần phía sau cần có chỗ dựa chắc chắn.
Nếu như gia chủ sử dụng bàn thờ Thổ Công nhỏ thì xung quanh cần đóng thêm gỗ bục. Như vậy đến khi thờ cúng có vị trí để đặt đồ chứ không được đặt xuống đất. Trên bàn thờ thì bát hương và kích thước bàn cần tương xứng nhau, hợp túi tiền và không gian của gia đình.
Không được sử dụng Kỳ Lân hay Tỳ Hưu để thay thế cho Kim tiền. Đặc biệt khi chọn mua tượng Thổ Địa Thần Tài cần tránh xa những bức tượng bị lỗi. Trước mặt bàn thờ cần có một khoảng không nhất định và quan trọng nhất đó chính là luôn giữ cho sạch sẽ. Không được để các vật dụng có góc cạnh chạm vào hay đặt gần khu nhà tắm, bếp, nhà vệ sinh.
Kết luận
Như vậy với thông tin có trong bài viết đã giúp bạn biết được bàn thờ Thổ Công thờ ai? Và cả những vấn đề xung quanh bàn thờ Thổ Công mà gia chủ cần biết. Mong rằng đó sẽ là kiến thức hữu ích để bạn hiểu rõ hơn nền văn hóa tâm linh của người Việt.