Giá vàng hôm nay 14/2: Cả vàng và USD đều lao dốc, cần “cú huých” từ kinh tế Mỹ
Giá vàng thế giới hồi phục nhẹ nhờ đồng USD giảm
Theo qdnd, ở phiên giao dịch sáng ngày 14/2 (7h18 theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đạt 1.855,3 USD/ounce, tăng 0,1%, ghi nhận từ Kitco. Đồng thời, giá vàng giao trong tháng 4 đạt 1.866,25 USD, tăng 0,15%.
Giá vàng đã có biến động giảm từ phiên giao dịch ngày thứ Hai *13/2) khi các nhà đầu tư vẫn đứng ngoài thị trường và chờ đợi dữ liệu giá tiêu dùng trong tháng 1 của Mỹ, yếu tố gây ảnh hưởng tới chiến lược lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures - Ông Bob Haberkorn cho biết, giá vàng đã giảm nhẹ trong khi chờ đợi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào sáng ngày 14/2.
Tất cả đều đang chờ đợi dữ liệu CPI tháng 1 của Mỹ, dự kiến sẽ công bố vàng lúc 8h30 sáng ngày thứ Ba (13/2 theo giờ địa phương). Các chuyên gia dự đoán mức tăng trong tháng 1 là 0,4%.
Giá vàng hôm nay 9/2: Vàng SJC quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới tăng trở lại khi đồng USD quay đầu giảm, sau khi Chủ tịch Fed hạ giọng cho rằng lạm phát tại Mỹ đang bắt đầu hạ nhiệt. Trong khi đó, giá vàng trong nước quay đầu giảm so với phiên hôm qua.Giá vàng hôm nay 8/2: Vàng SJC biến động cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
Giá vàng trên thị trường thế giới hồi phục nhẹ sau bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá vàng SJC bán ra ở mức 67,4 triệu đồng/lượng.Giá vàng hôm nay 10/2: Giá vàng trong nước và thế giới diễn biến cùng chiều
Sau những phiên tăng giá liên tiếp, vàng trong nước và thế giới hôm nay cùng đảo chiều giảm, giá vàng thế giới hiện vẫn thấp hơn gần 14 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC.Trước đó, dữ liệu điều chỉnh cho thấy giá tiêu dùng trong tháng 12 đã tăng, thay vì giảm theo như ước tính trước đó.
Ông Haberkron nhấn mạnh, số liệu lạm phát còn có thể thấp hơn nữa so với dự kiến, dữ liệu không đạt như ước tính của thị trường, có thể dẫn tới cơ hội mua vàng.
Những thị trường đã tăng sự đặt cược về việc Fed sẽ siết chặt hơn trong tương lai, với lãi suất được cho là đã đạt đỉnh ở khoảng 5,15% và những đợt giảm giá đã diễn ra muộn và chậm hơn.
Theo Thống đốc Fed Michelle Bowman, ngân hàng trung ương Mỹ cần phải tiếp tục tăng lãi suất để đưa mức lãi suất đạt đủ cao để giảm lạm phát quay trở lại.
Việc tăng lãi suất của Mỹ là điều rất nhạy cảm với thị trường vàng vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tài sản không sinh lãi như vàng.
Tuy nhiên, chỉ số USD Index suy yếu, lãi suất trái phiếu có kỳ hạn 10 năm của Mỹ bắt đầu giảm sau khi đã ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 1 vào đầu phiên, điều này giúp giảm áp lực lên giá vàng.
Tại thời điểm khảo sát, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ - chỉ số USD Index đã giảm 0,35% xuống 103,175.
Ở thị trường kim loại khách, bạc giao ngay giảm giá 0,4% xuống 21,91 USD/ounce, trong khi bạch kim tăng 1% lên 954,32 USD, palladium tăng 1,8% lên 1.569,53 USD sau thời gian đã rơi xuống mức thấp nhất gần 3 năm trong phiên.
Các nhà phân tích của Heraeus cho hay: “Vì rủi ro giảm đối với nhu cầu về kim loại sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác của ô tô từ những cuộc suy thoái tiềm ẩn, nên giá palladium còn có thể giảm”.
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm
Vào hồi 9h ngày 14/2, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết 66,4 triệu đồng/lượng mua vàng, 67,2 triệu đồng/lượng bán ra, giảm thêm 50.000 đồng/lượng so với cuối phiên hôm qua.
Thậm chí có doanh nghiệp kéo giá vàng SJC xuống thấp hơn là 67,1 triệu đồng/lượng bán ra.
Trong khi giá vàng trang sức, vàng nhân 24k các loại giao dịch mua vào - bán ra là 53,8 triệu đồng/lượng, 54,7 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Thị trường vàng trong nước không sôi động mạnh về nhu cầu hay lượng giao dịch. Nhưng biên độ chênh lệch giá mua - bán vẫn được các doanh nghiệp giữ mức cao từ 800.000 đồng/lượng.
Khoảng 6h ngày 14/2, giá vàng giao dịch là 1.854 USD/ounce, giảm 11 USD so với giá mở cửa ngày 13/2 là 1.865 USD/ounce.
Trước bối cảnh nhiều nhà đầu tư bên lề thị trường để chờ Mỹ công bố dữ liệu liên quan tới lạm phát vào sáng ngày 15/2, giá vàng hôm nay duy trì sự suy yếu. Nhưng vào đêm qua, thị trường dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 6,2%, giảm 0,3 điểm % so với CPI của tháng trước là 6,5%.
USD lập tức giảm giá so với nhiều đồng tiền mạnh, nhưng giá vàng hôm nay tiếp tục đi xuống. Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Mỹ, châu u đã tăng điểm dữ dội, nhất là Phố Wall: chỉ số Dowjones tăng 346 điểm, S&P 500 tăng 46 điểm, Nasdaq tăng 173 điểm. Điều này thúc đẩy các nhà đầu tư tài chính dồn tiền vào cổ phiếu. Như vậy, lượng tiền vào vàng rất ít, giá đương nhiên giảm.
Giá USD chưa hồi phục
Giao dịch lúc 7h30 (theo giờ Việt Nam) trên thị trường thế giới: Chỉ số Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,34 điểm, giảm 0,37% so với phiên giao dịch sáng ngày 13/2. Hiện tại, 1 Euro = 1,073 USD; 1 bảng Anh = 1,214 USD; 1 USD = 132,3 yên.
Các nhà đầu tư kỳ vọng vào CPI tiêu dùng trong tháng 1 sẽ tăng 0,5% khi công bố vào hôm nay, sau khi đã giảm 0,1% vào tháng 12/2022. Con số cốt lõi đã tăng từ 0,3% lên 0,4% vào tháng trước.
Tại thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với USD vào chốt phiên giao dịch ngày 13/2 là 23.628 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước theo chiều mua vào - bán ra là: 23.450 VND/USD - 24.780 đồng/USD. Tỷ giá ngoại tệ niêm yết tại các ngân hàng thương mại như sau:
Tỷ giá Vietcombank niêm yết chiều mua vào - bán ra là: 23.400 đồng/USD - 23.770 đồng/USD;
VietinBank niêm yết tỷ giá theo chiều mua vào - bán ra là: 23.435 đồng/USD - 23.775 đồng/USD;
BIDV niêm yết tỷ giá theo chiều mua vào - bán ra là: 23.420 đồng/USD - 23.720 đồng/USD.