Giá đất miền Bắc tăng mạnh, nơi nào đang dẫn đầu thị trường?
Những ngày qua, thị trường bất động sản lại rục rịch “nổi sóng”. Trong đó, giá đất miền Bắc ghi nhận mức tăng chóng mặt.
Tại một số khu vực tại Bắc, Trung, Nam thời gian gần đây đều ghi nhận giá đất gia tăng trên thị trường bất động sản. Đặc biệt phải kể đến giá đất miền Bắc. Dịch bệnh chưa được khống chế, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giá đất lại không ngừng tăng mạnh ở nhiều địa phương. Hiện tượng “sốt nóng” đất đai bắt đầu xuất hiện.
Không ít câu hỏi đặt ra rằng, liệu kịch bản “sốt đất” có lặp lại giống đầu năm 2021? Đây là cơn sốt thật hay chỉ là thổi giá mà thôi? Phải chăng cơn sốt này ban đầu âm ỉ, đến đầu năm 2022 sẽ bùng nổ dữ dội?
Thị trường đất nền ghi nhận mức tăng chóng mặt
Mới đây, báo cáo của batdongsan.com đã ghi nhận loạt con số “biết nói”. Theo đó, thị trường đất nền tiếp tục là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm. Sau thông tin quy hoạch, thị trường đất nền đã ghi nhận hiện tượng “sốt đất” hồi tháng 3/2021.
Đến các tháng cuối năm, mức độ quan tâm tới phân khúc này chỉ có tăng chứ không giảm. Theo báo cáo của batdongsan.com, thị trường đất nền đang trên đà phục hồi sau giãn cách. Tháng 11/2021, lượng tìm kiếm từ khóa quy hoặc đạt tới 80% so với tháng 3 cùng năm. Trong đó, tháng 3/2021 là thời điểm sốt đất đạt “đỉnh” trên thị trường.
Theo nhận định của đại diện batdongsan.com, mức độ quan tâm đất miền Bắc tăng mạnh. Ghi nhận này đối với phân khúc đất nền. Ở nhiều tỉnh thành miền Trung và miền Nam, mức độ quan tâm giảm nhiều.
Trong khi đó, giá đất miền Bắc, Trung, Nam tại nhiều khu vực có giá rao bán tăng. Đơn vị cũng đưa ra dự báo, phân khúc đất nền sẽ tiếp tục “áp đảo” trong năm 2022. Đây sẽ là điểm thu hút nhiều lượng tìm kiếm ở những khu vực có đầu tư công. Theo đó, ở những khu vực này, giá rao bán đất cũng sẽ tăng theo.
So với năm 2020, mức độ quan tâm đến đất miền Bắc, đặc biệt là phân khúc đất nền tăng mạnh trên diện rộng. Cụ thể, Thái Nguyên tăng 123%, Lào Cai tăng 94%, Hà Nội tăng 19%, Hòa Bình tăng thêm 53%, Hưng Yên là 45%, Bắc Ninh tăng 41%, Quảng Ninh là 40%...
Đặc biệt, phân khúc đất nền còn ghi nhận mức giá gia tăng chóng mặt. Những con số khiến nhiều nhà đầu tư choáng váng. Nếu chỉ tính trong phạm vi cách thủ đô Hà Nội 50km, giá rao bán đất nền miền Bắc tăng mạnh. Những con số được ghi nhận gồm: Bắc Ninh tăng 61%, Hưng Yên là 22%. Còn trong phạm vi cách Hà Nội 100km, giá rao bán đất Hòa Bình cũng tăng 106%. Bên cạnh đó, giá rao bán đất Thái Nguyên tăng 57%.
Vì sao đất nền miền Bắc chiếm ưu thế?
Sức hút của phân khúc đất nền tăng lên chóng mặt là do nhiều nguyên nhân. Theo giới đầu tư, diễn biến của phân khúc này là rất dễ hiểu. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại khi nền kinh tế đang nhiều biến động. Dịch COVID-19 ngày càng phức tạp khiến tâm lý người dân sẽ đầu tư vào bất động sản, coi đây là kênh trú ẩn an toàn.
Nhu cầu tìm kiếm của người dân là những sản phẩm vừa có thể giữ tiền an toàn, lại có thể tăng giá bền vững trong tương lai. Thực tế, đất nền chính là kênh đầu tư hiếm hoi có thể đáp ứng đủ những yêu cầu này.
Bên cạnh đó, đất nền có lợi thế khi so về biên độ lợi nhuận, đặc biệt là đất miền Bắc. Phân khúc này vừa có tốc độ tăng giá tốt lại dễ thanh khoản. Theo các thông tin quy hoạch, cơ sở hạ tầng, đất nền dễ chịu tác động nếu chúng tăng giá.
Nhờ mức độ “nhạy cảm” với thông tin, đất nền sẽ dễ dàng lên giá. Khi đổ tiền vào đất nền, nhà đầu tư có thể nhận được mức tăng gấp 2-3 lần trong thời gian nhất định. Còn theo tiến độ triển khai của các dự án, mức giá tăng lên 15-30% là điều hoàn toàn chắc chắn.
Do đó, “sốt đất” chủ yếu liên quan đến phân khúc đất nền. Hiếm khi, người ta thấy “sốt” biệt thự, liền kề hoặc là bất động sản nghỉ dưỡng. Đây là phân khúc “khó tính” và yêu cầu số vốn đầu tư cao.
Ông Vũ Trường Thắng - Tổng Giám đốc Winhousing cũng đồng quan điểm. Ông nhận định, trong năm 2022 tới đất nền tiếp tục là sản phẩm được quan tâm hàng đầu trong. Đất nền là kênh đầu tư an toàn, đáp ứng tâm lý “ăn chắc mặc bền” của các nhà đầu tư Việt.
Giá đất miền Bắc tăng dựa trên nhu cầu thật?
Giá đất miền Bắc tăng chia làm 2 trường hợp. Có nơi giá đất tăng thật, dựa trên nhu cầu và tiềm năng. Tuy nhiên, cũng có nơi giá bị thổi lên, chỉ là “tăng ảo” vô cùng nguy hiểm.
Ví dụ, tại những khu vực như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… là những địa phương có lợi thế về phát triển bất động sản công nghiệp. Những tỉnh này hội tụ nhiều khu công nghiệp cả cũ và mới, thu hút các nhà đầu tư. Do đó, giá đất tăng là dựa trên nhu cầu thật của người dân và nhà đầu tư.
Những nơi có thông tin quy hoạch sân bay và trung tâm thương mại thì khác. Trong thời gian ngắn, giá đất tăng nóng và tăng liên tục có thể là bị “thổi giá”. Việc tăng giá không có cơ sở rất đáng sợ. Các nhà đầu tư cần thận trọng, tìm hiểu thật kỹ trước khi “xuống tiền”.
Ví như, giá đất Hòa Lạc ngày càng lên cao khủng khiếp. Một ví dụ khác tại TP Đà Nẵng. Năm 2019, giá đất tăng phi mã, nhiều người mua giá cao nhưng lại không bán được. Nếu muốn bạn, họ buộc phải cắt lỗ, chịu lãi vay. Thời điểm ấy, thị trường gần như đóng băng vì không có giao dịch. Có thể thấy, việc “làm giá” sẽ tác hại xấu đến thị trường. Nhiều khi hậu quả của nó khiến chúng ta không thể lường trước được.
Tuy nhiên, giá đất miền Bắc dù có tăng thì việc đầu tư vào đất, nhà riêng vẫn có khả năng sinh lời. Hòa Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng… là những khu vực có lượng tăng trưởng đều qua nhiều năm. Tại miền Bắc, 80% giao dịch bất động sản là tại Hà Nội. Vì vậy, dư địa cho các tỉnh lân cận chắc chắn sẽ còn tăng. Tùy vị trí, từng khu vực sẽ có mức tăng trưởng phù hợp.