Điểm danh những lỗi thiết kế gây bất tiện khi sinh hoạt, thiết kế sai thì khó mà sửa lại
BÀI LIÊN QUAN
Nhà cấp 4 mái vòm với trần ốp kính chịu nhiệt, quanh năm không sợ nóng bứcTổng hợp 10 mẫu nhà bếp với thiết kế ghế ngồi bên cửa sổ siêu ấn tượngAi đi ở trọ mà phơi quần áo kiểu này có ngày "rước hoạ vào nhà"Thiết kế, bố trí nội thất là một trong những khâu quan trọng nhất trong kế hoạch làm nhà của mỗi gia đình. Khi lên ý tưởng xây dựng hoặc tiến hành cải tạo, bất kỳ ai cũng mong muốn có được một không gian sống thoải mái, tiện nghi và ấm cúng. Tuy nhiên không phải mọi ý tưởng thiết kế đều mang lại hiệu quả như mong đợi. Có những lỗi thiết kế cơ bản nhưng liên tục bị lặp lại, không những gây khó chịu cho người sử dụng mà khiến kiến trúc ngôi nhà trở nên mất hài hoà, mất cân bằng.
Thiết kế bồn rửa tay quá sâu
Bồn rửa tay cũng giống như nhà tắm, là khu vực được gia chủ sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt. Bồn rửa tay hình thoi là loại phổ biến nhất hay được lựa chọn trong các gia đình hiện đại. Thông thường, bồn rửa tay sẽ được đặt tại vị trí chính giữa bàn trong phòng tắm. Một chiếc bồn rửa tay chuẩn cần đạt những tiêu chí cơ bản như: độ rộng vừa phải để dành không gian cho những thiết bị khác, độ sâu vừa chuẩn để giúp người sử dụng được thoải mái trong khi sử dụng, nước từ vòi không quá mạnh.
Trong đó, lỗi thiết kế bồn rửa tay quá sâu đang là lỗi thường thấy ở nhiều không gian phòng tắm. Điều này không những gây bất tiện cho việc sử dụng, dễ ướt quần áo mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ do thường xuyên phải cúi sâu gây đau lưng.
Thiết kế gờ giữa sân nhà
Khoảng sân nhà với cây xanh tỏa bóng mát hay những bụi hoa toả hương thơm là không gian vui chơi, ngồi tán gẫu, thư giãn của các thành viên trong gia đình. Nhiều gia chủ có sở thích thiết kế các bậc thềm/gờ ở ngay vị trí sân nhà để ngăn chia rạch ròi các phần sân. Một số kiến trúc sư khác xem phần bậc thềm/gờ này là điểm thiết kế ấn tượng, góp phần tạo nên sự đặc sắc cho không gian sân vườn.
Tuy nhiên, thiết kế này lại vô tình gây ra những nguy hiểm không đáng có cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già hay trẻ nhỏ. Trong điều kiện thiếu sáng như buổi tối hay khi trời mưa, các bậc gờ này sẽ gây cản trở việc đi lại, dễ gây tai nạn bất ngờ.
Chậu rửa bát quá to
Những gia đình đa thế hệ hoặc nhiều thành viên sinh sống thường sử dụng chậu rửa bát khá to. Tưởng chừng đây sẽ là lựa chọn mang lại nhiều lợi ích trong khi sinh hoạt nhưng ít ai biết rằng đôi khi thiết kế này lại gây phản tác dụng. Chậu rửa bát quá to khiến gia chủ cần cúi sâu, trong thời gian dài dễ gây chấn thương vùng lưng cho người sử dụng.
Thiết kế vị trí công tắc, ổ cắm điện không hợp lý
Vị trí công tắc, ổ cắm điện sẽ được thiết kế ngay trên bản vẽ dựa theo yêu cầu và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình. Thông thường, các khu vực như bếp hay phòng khách sẽ cần đến nhiều đường dẫn ổ cắm, công tắc hơn các khu vực khác trong nhà.
Công tắc nhà vệ sinh hay phòng ngủ thường được đặt bên trong phòng thay vì ngoài phòng. Nếu phòng có cầu thang hoặc nhiều lối vào, các kiến trúc sư cũng sẽ thiết kế công tắc đèn điện hay ổ cắm phụ cho các khu vực này để đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng. Đối với phòng ngủ hay phòng khách có diện tích lớn nên được thiết kế nhiều công tắc phụ bên cạnh các công tắc chính để thuận tiện cho việc sử dụng.
Lối thoát nước trong phòng tắm không đủ độ dốc
Lối thoát nước là một trong những vị trí quan trọng trong nhà tắm tuy nhiên lại thường bị nhiều gia chủ vô tình bỏ qua. Lối thoát nước được thiết kế hợp lý giúp không gian phòng tắm luôn được thông thoáng, sạch sẽ, tránh ách tắc khiến phòng tắm ẩm ướt, ngập ứ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Thiết kế lối thoát nước có kích thước và độ dốc hợp lý, hài hoà với không gian phòng tắm để đảm bảo việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của gia chủ. Chọn lỗ thoát nước có dạng khe, lưới để giảm thiểu tối đa tình trạng rác thải sinh hoạt, tóc rơi rụng gây ách tắc đường ống thoát nước.
Tránh thiết kế nhà vệ sinh/toilet ở gần không gian sinh hoạt chung
Các khu vực sinh hoạt chung như phòng khách hay phòng ngủ là những không gian đòi hỏi sự riêng tư, thoải mái cũng như sạch sẽ cho các thành viên trong gia đình. Trong khi đó nhà vệ sinh lại là khu vực nhiều người thường xuyên qua lại. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều gia đình có diện tích xây dựng nhỏ khó có thể đảm bảo việc thiết kế nhà vệ sinh ở vị trí đẹp.
Bố trí một nguồn sáng duy nhất cho cả phòng
Cung cấp đủ ánh sáng cho gian phòng là việc cần quan tâm hàng đầu trong thiết kế nhà ở. Việc bố trí chỉ một nguồn sáng duy nhất có thể giúp tiết kiệm chi phí tuy nhiên cũng đem lại không ít bất lợi. Nguồn sáng có thể không đủ để cung cấp cho cả phòng cũng như khiến không gian căn phòng bị tối tăm, bí bách, chật chội hơn so với diện tích thực tế.
Theo các chuyên gia nội thất, sử dụng nhiều nguồn sáng khác nhau một cách hợp lý giúp không gian được mở rộng cả về hướng và cao độ. Bởi vậy, một căn phòng nên được tối ưu về ánh sáng bằng nhiều loại đèn khác nhau như đèn trần, đèn sàn và đèn bàn... Trong trường hợp chi phí xây dựng, thiết kế không cho phép, gia chủ có thể chọn những loại đèn phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng cũng như điều chỉnh cường độ, hướng chiếu sáng hợp lý để đạt được hiệu quả như ý.
Xây dựng và cải tạo nhà cửa là việc trọng đại cần tính toán tỉ mỉ cũng như cân nhắc đến những rủi ro nhỏ nhất có thể xảy ra.Hy vọng bài viết có thể giúp quý khách cân nhắc, hạn chế tối đa những lỗi thiết kế có thể gặp và sở hữu được không gian sống ưng ý!