meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cúng giao thừa 2023 theo phong thủy giúp gia chủ đón tài lộc

Thứ bảy, 21/01/2023-08:01
Cúng giao thừa là phong tục có từ ngàn năm của người Việt Nam. Tuy nhiên, cúng giao thừa như thế nào cho đúng để giúp gia chủ đắc phúc, đắc lộc, bài viết dưới đây sẽ giúp những người không chuyên hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao phải cúng giao thừa

Văn khấn giao thừa hàng năm nhà nào cũng cần nhưng phần nhiều lúng túng. Khấn như thế nào, khấn ai, cúng ngoài trời trước hay trong nhà trước, phẩm vật gồm những gì, nghi thức cụ thể ra sao để đúng lễ nghi, để đắc quả phúc? Những điều này rõ ràng là rất thiết thực trong khâu chuẩn bị nhưng không phải ai cũng tỏ tường.


Cúng giao thừa là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự kính trọng giữa con người với trời đất, thần linh và những người đã khuất.
Cúng giao thừa là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự kính trọng giữa con người với trời đất, thần linh và những người đã khuất.

Theo các nhà nghiên cứu sử học và khoa học phong thủy, tâm linh, cúng giao thừa là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự kính trọng giữa con người với trời đất, thần linh và những người đã khuất. Tục lệ này ở phương Đông không rõ thời gian ra đời nhưng đã tồn tại hàng ngàn năm qua. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ thần và tín ngưỡng thờ tổ tiên có sự hòa quyện, gắn chặt vào nhau, khó có sự tách bạch rõ ràng. Tùy theo phong tục tập quán vùng miền có các kỳ cúng lễ khác nhau nhưng cơ bản đều bắt nguồn từ đặc thù trồng lúa với mối quan hệ với thời tiết, thiên tai, địch họa.

Theo phong tục của người Việt Nam, nghi lễ cúng giao thừa được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu từ lúc 11:00 đêm 30 cho đến 00:59 ngày mùng 1 Tết. Đây là lúc trời đất giao hòa, vạn tượng sinh sôi, khí xuân tràn ngập khắp nơi, vạn vật thanh tân sức sống. Đó cũng là lúc đánh dấu kết thúc một năm vất vả mưu sinh và khởi đầu cho mười hai tháng sắp tới. Vì thế, dù có đi làm ăn ở đâu xa thì đến dịp này ai nấy cũng cố gắng trở về đoàn tụ.


Theo các chuyên gia phong thủy cúng giao thừa ngoài trời dùng để cúng quan hành khiển,
Theo các chuyên gia phong thủy cúng giao thừa ngoài trời dùng để cúng quan hành khiển,

Trong cái ơn trời bể bao la vì được sống, được làm việc, được phát triển trong năm cũ mà người ta biện soạn lễ cúng thần linh, gia tiên để cảm tạ ơn trên gia hộ. Trước là cảm tạ trời đất, sau là tưởng nhớ tổ tiên, cho đúng đạo hiếu nguồn sinh diệt.  

Trong nghi lễ này, ai cũng mong cầu cho năm mới được bình an, thông thuận, làm ăn phát triển, sức khỏe dồi dào, tai qua nạn khỏi, công thành danh toại, hạnh phúc lứa đôi, cái con ngoan ngoãn. Vì ngoài sự cảm tạ độ trì thì còn mưu cầu nhiều thứ nên thông thường gia chủ sẽ rất thành tâm, chuẩn bị vật phẩm dâng cúng để được bề trên chứng giám.

Văn khấn giao thừa chia thành hai loại là khấn ngoài trời và khấn trong nhà. Ngoài trời dùng để bày tỏ tấm lòng với các vị thần cai quản, gồm có thần cựu niên (năm cũ) và thần tân niên (năm mới). Trong nhà dùng để bày tỏ tấm lòng với thần quản xứ và gia tiên họ tộc.

Theo các chuyên gia phong thủy cúng giao thừa ngoài trời dùng để cúng quan hành khiển, trong nhà dùng để cúng thần bản xứ và gia tiên họ tộc, vì thế phải có những tuần tự nhất định. Theo tín ngưỡng thờ thần, mỗi năm có một vị quan hành khiển, một vị quan hành binh, một vị tào phán quan và vô vàn thiên binh thiên tướng được Ngọc Hoàng giao xuống cai quản thế gian. Quan hành khiển quản lý chung, quan hành bình giữ gìn trật tự, tào phán quan ghi chép công tội thiện ác của mỗi cá nhân. Cứ mỗi năm, Ngọc Hoàng lại cử một nhóm quan xuống hạ giới để tuần sát thế gian, nhiệm kỳ mười hai tháng.

Cúng giao thừa ngoài trời là lúc quan cũ và quan mới cùng nhau tuần lãm, bàn giao công việc. Do đó, nếu gia đình nào nhân lúc đó mà dâng lễ lòng thành thì được quan cũ lưu phước lưu ân, quan mới ban tài tiếp lộc, sẽ được gặp may trong năm mới. Vì các quan chỉ tuần lãm thoáng qua trong khoảnh khắc giao thừa nên nghi lễ này phải được thực hiện trước. Sau đó mới vô nhà, bày biện vật phẩm, dâng cúng tôn thần  bản xứ và tổ tiên nhà mình. Hai lễ cúng này ngoài khâu chuẩn vị vật phẩm thì còn cần cả bài cúng giao thừa vì không phải ai cũng có thể thành thục.


Mâm cúng giao thừa nên chuẩn bị thành hai lễ, một lễ ngoài trời và một lễ trong nhà.
Mâm cúng giao thừa nên chuẩn bị thành hai lễ, một lễ ngoài trời và một lễ trong nhà.

Lễ vật và văn khấn giao thừa

Mâm cúng giao thừa nên chuẩn bị thành hai lễ, một lễ ngoài trời và một lễ trong nhà. Ngoài trời dùng để cúng quan hành khiển, tiễn quan cũ, đón quan mới. Trong nhà dùng để cúng thần linh bản xứ và gia tiên chủ nhà. Việc chuẩn bị phẩm vật tùy nơi, tùy nhà, tùy phong tục và hoàn cảnh mà có sự khác nhau rất lớn. Quan trọng nhất vẫn là thành tâm, tức là mình thực sự muốn cúng dâng cho các vị.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng, Giám đốc Viện Phong thủy Hoàng Gia Việt Nam mâm cúng giao thừa ngoài trời nên có:

  • Hoa tươi, quả đẹp
  • Đèn, nến, nước, rượu
  • Bánh, kẹo, gạo, muối
  • Vàng mã, y phục
  • Xôi, chè, chay, tịnh

Mâm cúng giao thừa trong nhà nên có:

  • Hoa quả tươi thắm
  • Đèn nến sáng choang
  • Trà thơm rượu đậm
  • Chay mặn tùy tâm

Thực tế, cũng không câu nệ nhiều ít vì thần linh, gia tiên cũng không ai đòi hỏi cầu kỳ đến như vậy, miễn sau chứng tỏ được ý lòng.

Về thể thức, văn khấn theo tôn giáo hay tín ngưỡng có cách bố cục khá riêng. Thực tế văn khấn giao thừa rói riêng và văn khấn nói chung cũng không khác một bài báo cáo là mấy, đại ý như sau:

Ý 1: Nêu quốc hiệu, niên đại

Ý 2: Kính thưa các vị thần linh

Ý 3: Kính mờ ngự tọa, tiến dâng lễ vật

Ý 4: Trình bày lý do có lễ cúng này

Ý 5: Ca tụng công đức các vị

Ý 6: Cảm ơn và sám hối

Ý 7: Trình bày điều mong cầu

Ý 8: Cam kết và lời hứa

Ý 9: Cảm ơn và tạm biệt

Văn khấn giao thừa ngoài trời có nhiều cách, tùy theo trường phái, tín ngưỡng mà có phương thức diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, đại đa số người dân lại không thông thạo việc này, nếu cứ khiên cưỡng cúng theo cách một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó thì không dễ thực hiện vì chưa hiểu ngọn nguồn cũng như nghi thức. Dưới đây là một bài khấn nôm được chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng, những người không chuyên có thể tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH NĂM THỨ 79

Con kính lạy chín phương Trời mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn chúng sinh

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con kính lạy Ngài Cựu Niên Đương Cai Hành Khiển

Con kính lạy Ngài Tân Đương Niên Thiên Quan

Con kính lạy các Ngài Bản Gia Táo Quân, Chúa Đất, Bản Cảnh Thành Hoàng, cùng Chư vị Tôn Thần

Nay là phút giao thừa năm giữa năm Nhâm Dần và năm Quý Mão

Chúng con là...sinh năm…, ...tuổi, cư ngụ tại… Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi đón mừng năm mới, tam dương khai thái , vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế Tôn Thần, trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Đại Đế giám sát muôn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay thế đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc, nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu Niên Đương Cai Thái Tuế, Ngài Tân Niên Đương Cai Thái Tuế - Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan, Ngài Bản Gia Táo Quân, Chúa Đất, Bản Cảnh Thành Hoàng, cùng Chư vị Thần Linh cai quản xứ này, cúi xin giáng lâm đàn tràng, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành.

Chúng con thiết nghĩ: sinh nơi trần thế, tuệ cạn chướng sâu, nghiệp dày phúc mỏng, được sinh sống, công việc như ngày hôm nay là nhờ ân trên che chở. Chúng con đường trần chưa tỏ, đường âm chưa thông, sao tránh khỏi những sai lầm đạo lý, cúi xin sám hối bỏ qua, mong các Ngài khai tâm khai trí, hướng đường chỉ lối cho chúng con tiến bộ.

Nay phút giao thừa vừa tới, xin nguyện cho dân tộc: quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hưng thịnh, đất nước phú cường.

Nguyện cho tín chủ: minh niên khang khái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trên, dẹp kẻ tiểu nhân, tai quan nạn khỏi, có được phước duyên gặp nhiều người hiền bạn tốt, làm nhiều việc thiện giúp đời.

Chúng con kính cẩn: tiến dâng lễ vật, cầu nguyên thành tâm, cúi xin chín phương Trời mười phương Chư Phật cùng Chư Vị Tôn Thần chứng giám, phù hộ độ trì. Chúng con xin ngàn lần cảm tạ. Cẩn cáo! Cẩn cáo! Cẩn cẩn cáo!

Bài cúng giao thừa nói trên tuy đơn giản nhưng có thể trình bày được đầy đủ các ý cần thiết. Cách khấn này phù hợp với những người không chuyên, không biết nói thế nào. Chúng tôi tổng hợp và biên soạn ra bài cúng này như một gợi ý để độc giả có thể tham khảo. Dựa trên những ý đó, gia chủ nên có cách khấn của riêng mình cho phù hợp với truyền thống gia đình, trình độ và hoàn cảnh.


 
 

Theo các chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng, Bài khấn giao thừa trong nhà khác với ngoài trời vì đối tượng thờ cúng khác nhau. Như trên đã nói, cúng ngoài trời là tiễn quan cũ, đón quan mới, còn cúng trong nhà là bày tỏ với thần linh bản xứ và tổ tiên gia đình. Dưới đây là một bài khấn nôm có vần của chuyên gia phong thủy để bạn đọc tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH NĂM THỨ 79

Muôn ngàn kính lễ Trời, Đất, Phật, Thánh, Thần, Tiên

Muôn ngàn kính lễ hồn thiêng sông núi nước Việt Nam!

Con xin cung thỉnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đức Thánh Trần, Đức Thánh Võ, các bậc tiên đế, tiền nhân liệt tổ

Cùng gia tiên tiền tổ nhà con (ghi họ tên)…………

Hòa cùng gió mây ngự về nơi này (địa chỉ số nhà)…

Giao thừa chứng lễ!

Con kính mời Thiên sứ nhà trời: Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan, cùng quần thần giáng thế. Cho con dâng lễ chắp tay:

Kim ngân tài mã đã bày

Hoa thơm trái ngọt mặn chay ít nhiều

Tấm lòng không chỉ bấy nhiêu

Cúi xin tấu lạy ít điều sau đây:

Sinh ra ở cõi trần này

Ơn trên đâu biết cao dày mà đo

Thân tâm trí của trời cho

Cũng là tích đức ông bà tổ tiên

Nghiệp dày phúc mỏng cho nên

Cúi xin cảm tạ ơn trên độ trì

Triệu năm tạo hóa sơ khi

Vạn năm bờ cõi đền nghì tiền nhân

Gốc nguồn mấy bận gian truân

Lá xanh khắc dạ ghi tâm phụng thờ

Nước non chín đợi mười chờ

Hậu sinh xin được phất cờ trong nôi.

 

Đông qua xuân đã tới rồi

Cỏ cây thay sắc, đất trời thanh cao

Trước là tạ lễ ơn sâu

Sau là sám hối bể dâu lỗi lầm

Sinh ra trong cõi phàm trần

Âm dương chưa tỏ lẽ gần nẻo xa

Tránh sao những chuyện sa đà

Thân tâm chưa rõ chính tà mà tu

Thôi thì phận mỏng cánh dù

Cúi xin gột rửa để ru lại mình

Trời cao phán xử anh minh

Tổ tông nghiêm khắc niệm tình mà thương

Giúp cho con cháu tỏ tường

Cầm tay chỉ lối vẽ đường ban danh

Bỏ qua lầm lỗi đã đành

Lại còn dạy dỗ cho thành mới thôi

Chúng con xin hứa một lời

Quyết tâm sửa chữa cho đời thêm nay

Tiếp theo xin một điều này

Quan Âm Bồ Tát ra tay bồ đề

Thần Linh, Tiên Tổ tiếp kê

Cho trong gia đạo khỏi bề oan gia

Trước sau phân biệt chính tà

Tròn vuông lo được quảng hà lưu vân

Dơ bùn tống đổi hương lân

Khổ đau tiêu tán dần dần đỏ may.

 

Bây giờ xin rộng đường mây

Giang sơn xã tắc đổi thay chuyển vần

Bình an, mạnh khỏe, thanh tân

Dân giàu, nước mạnh, đông xuân thịnh cường

Con xin trời phật tình thương

Xin ơn trên chỉ nẻo đường ngược xuôi

Tổ tiên xin đảnh lễ người

Giúp cho gia sự tốt tươi vẹn toàn

Bốn mùa tám tiết an khang

Thời thời hỉ lạc, bình an, mạnh giàu.

 

Ngoài ra còn những niềm sau

Con xin cho đủ nông sâu thực lòng:

(liệt kê những việc làm được và chưa làm được của năm cũ, sau đó liệt kê ước nguyện cụ thể cho năm mới) ………………

 

Đầu năm con kính như vầy

Ơn trên cho quả được đầy cầu mong

Nhiệm màu sắc sắc không không

Chúng con xin được ngẩng trông độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nhiều người đặt vấn đề cúng nhưng không có văn khấn giao thừa có được không? Theo các chuyên gia phong thủy và nghiên cứu tâm linh, văn khấn giao thừa là một phương thức biểu đạt ý nguyện của người cúng thành lời thành ý. Điều đó có thể viết ra giấy, ra sớ hoặc nói ra thành lời hoặc chỉ tâm niệm trong đầu cũng được. Người có thể trình bày được nó rõ ràng thì càng tốt, người không thể làm được điều đó cũng chẳng sao, quan trọng là tấc lòng gia chủ. “Tâm khởi thì thần biết” đó là cái cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên, việc không thể trình bày được bài cúng cũng khiến người ta thiếu tự tin, cho nên cần phải học, ít nhất là có thể tự mình khấn nôm.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

2 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

2 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

2 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

2 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước