Cổ phiếu chuyển giao dịch từ sàn UPCoM sang HOSE, Gỗ An Cường thời gian qua làm ăn ra sao?
BÀI LIÊN QUAN
Cơn sốt viên nén gỗ theo nhận định của Gỗ An Cường: Chỉ đáp ứng một thời điểm, chưa biết đi về đâu nên không phải chiến lược hay!Trước khi lên sàn HoSE, Gỗ An Cường đang làm ăn thế nào?Doanh nhân Lê Đức Nghĩa: Cánh chim đầu đàn của Gỗ An CườngNgày 27/9 vừa qua, cổ phiếu ACG của An Cường cũng đã có phiên giao dịch cuối cùng trên sàn UPCoM. Đến ngày 28/9, cổ phiếu ACG chính thức hủy đăng ký giao dịch đúng theo quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đây được coi là bước đệm chuẩn bị để chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE.
Thời điểm hiện tại, An Cường có 3 cổ đông lớn, bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam (năm giữ đến 50% cổ phần), Quỹ đầu tư Whitlam Holding Pte Ltd là đại diện cho liên doanh VinaCapital - DEG (năm giữ 18,06% cổ phần) và Sumitomo Forestry Ltd (đang nắm giữ 19,6% cổ phần).
Cái tên vô cùng quen thuộc trong ngành nội thất Việt
Công ty Gỗ An Cường có tiền thân là Công ty TNHH Thương mại An Cường, thành lập năm 1994. An Cường được biết đến là một nhà sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất, vật liệu trang trí cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Campuchia, Malaysia, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Australia…
Gỗ An Cường là một doanh nghiệp đầu ngành khi chiếm đến 55% thị phần của mảng gỗ công nghiệp cùng với nội thất được làm từ gỗ công nghiệp trong phân khúc trung và cao cấp. Bên cạnh đó, Gỗ An Cường cũng là một cái tên quen thuộc với những chủ đầu tư dự án và đơn vị tư vấn thiết kế cùng với các tổng thầu, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nội thất, đặc biệt là hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Đáng chú ý, sản phẩm cửa gỗ của An Cường đã được khá nhiều tập đoàn phát triển bất động sản uy tín lựa chọn để lắp đặt cho nhiều dự án trong nước nhờ chất lượng cùng với giải pháp đa dạng. Đồng thời, An Cường cũng là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam cung cấp danh mục sản phẩm nội thất vô cùng đa dạng, từ vật liệu, giải pháp cho đến nội thất được làm từ gỗ công nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn cung cấp thiết bị bếp thương hiệu Malloca, nội thất hàng rời với thương hiệu AConcept, các thương hiệu giải pháp phụ kiện nội thất thông minh Hettich & Imundex (CHLB Đức) và giải pháp nhà thông minh Smarthome của Schneider Electric (Pháp).
Cùng với độ phủ sóng khắp cả nước của hệ thống showroom cùng với nhiều trung tâm mua sắm nội thất, An Cường đã nhanh chóng trở thành một thương hiệu hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng. Đáng chú ý, Gỗ An Cường có có một điểm khác biệt lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành, đó là doanh nghiệp có thể kết hợp cả thị trường trong nước cùng với xuất khẩu. Thời điểm hiện tại, sản phẩm của An Cường đang được đẩy mạnh sang những thị trường lớn, thậm chí vô cùng khó tính như Mỹ, Canada, Nhật Bản cùng với Malaysia…
Bên cạnh đó trong những năm qua, An Cường liên tục bị những tổ chức trong và ngoài nước đánh giá và công nhận bằng hàng loạt các loại giải thưởng, chứng chỉ vô cùng danh giá và uy tín. Những giải thưởng và chứng chỉ này bao gồm: Chứng nhận Green Label (Singapore); Giải thưởng Top 10 Công Ty Vật Liệu Xây Dựng 2022; SA 8000; Doanh nghiệp Phát Triển Bền Vững CSI 2022; Top 50 Doanh Nghiệp Xuất Sắc Nhất Việt Nam (Top 50 Vietnam The Best) do Vietnam Report bình chọn; Thương Hiệu Quốc Gia - Vietnam Value 2022; Top 50 CSA 2022 Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững do Tạp Chí Nhịp cầu đầu tư bình chọn; Top 10 Thương Hiệu Mạnh & Thương Hiệu Xanh tại Việt Nam. Ngoài ra, An Cường còn được Tạp Chí HR ASIA công nhận là một trong những doanh nghiệp sở hữu môi trường làm việc tốt nhất Châu Á.
Mới đây nhất, Gỗ An Cường đã ký kết hợp tác thành công với Sumitomo Forestry America trong thương vụ lên đến hàng chục triệu USD, mục tiêu là đưa sản phẩm của An Cường dễ dàng thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Doanh thu của mảng bất động sản nhà ở của Tập đoàn Sumitomo Forestry được ghi nhận là 6 tỷ USD, chủ yếu tập trung tại những thị trường lớn như Nhật, Mỹ và Úc…
An Cường trong hành trình gần 30 năm hình thành và phát triển luôn đạt được tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm ở mức từ 25% đến 30%. Nhờ hệ thống máy móc hiện đại cùng quy trình sản xuất tối ưu, biên lợi nhuận của doanh nghiệp liên tục được cải thiện rõ rệt.
Ngoài động lực tăng trưởng nhờ thị trường bất động sản nhà ở, An Cường đã và đang tiếp tục được hưởng lợi từ sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, từ đó, họ cũng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm nội thất. Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions cho thấy, ước tính người tiêu dùng Việt Nam đã chi khoảng 63 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 cho các sản phẩm nội thất. Dự báo đến năm 2026, con số này sẽ đạt đến con số gần 108 nghìn tỷ đồng.
An Cường hiện đang sở hữu vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường trong nước. Điều này sẽ trở thành nền tảng vững chắc, giúp kế hoạch doanh thu 300 triệu USD năm 2025 của An Cường trở thành sự thật. Con số này đã cao gấp đôi so với năm 2021 cũng như mục tiêu nắm giữ 70% thị phần của An Cường vào cùng năm.
Kết quả kinh doanh khả quan
Trong những năm gần đây, An Cường luôn nắm giữ lượng tiền mặt dồi dào, khoản nợ vay tài chính dài hạn vô cùng “sạch sẽ”. Nhờ nguồn tiền mặt này, An Cường có thêm lợi thế để ứng phó với nhiều tình huống kinh doanh bất ngờ có thể xảy ra, có thể chủ động gia tăng hàng tồn kho cho các mùa cao điểm cũng như đầu tư công nghệ, dễ dàng tiếp cận với những khoản đầu tư tài chính, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro cùng với quản trị dòng tiền bán hàng, dòng tiền đầu tư cũng được thực hiện vô cùng chặt chẽ và thận trọng.
Trong các năm qua, Gỗ An Cường cũng luôn duy trì được chính sách chia cổ tức ổn định ở mức 30% bằng tiền mặt nhờ dòng tiền ổn định, kết quả kinh doanh tăng trưởng đều đặn và kế hoạch đầu tư tài chính chiến lược. Dự kiến, doanh nghiệp này sẽ tạm ứng cổ tức cho đợt 1 năm nay ngay trong tháng 10 này với tỷ lệ 11% bằng tiền mặt.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Gỗ An Cường ước đạt doanh thu là 3.075 tỷ đồng cùng với 434 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Những con số ở trên tương ứng với mức tăng trưởng lần lượt được ghi nhận là 39,4% và 46,4% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, Gỗ An Cường đặt kế hoạch 4.242 tỷ đồng doanh thu cùng với lợi nhuận sau thuế hơn 550 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 9 tháng đầu năm, Gỗ An Cường đã lần lượt thực hiện được 72,5% kế hoạch doanh thu cùng với 78,8% kế hoạch lợi nhuận được giao cho cả năm. Theo như thông lệ, quý 4 hàng năm chính là mùa cao điểm kinh doanh của Gỗ An Cường. Chính vì thế, theo như dự kiến, doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ sớm hoàn thành kế hoạch được giao và đến hết năm có thể vượt từ 15% đến 20% kế hoạch.