Chủ tịch Phạm Đức Ấn: Người "thuyền trưởng" tài năng chèo lái Agribank ngày càng tiến bước
BÀI LIÊN QUAN
Giá trị tài sản thế chấp là bất động sản tại Agribank là hơn 2 triệu tỷ đồngAgribank - Phát triển vì sự thịnh vượng của cộng đồng11 ngân hàng Việt lọt Top 500 ngần hàng đắt giá nhất hành tinh, Agribank đứng đầu thị trường Việt NamChủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn là ai?
Ông Phạm Đức Ấn sinh ngày 01/02/1970 tại Thanh Long, Thanh Chương, Nghệ An. Ông có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc dân và Cử nhân kế toán của Đại học Luật Hà Nội.
Ông Phạm Đức Ấn từng là Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước trước khi được điều động và bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Agribank. Trước đó, vào tháng 6/2014, ông cũng từng được điều động và bổ nhiệm giữ vị trí thành viên Hội đồng thành viên Agribank. Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến cuối năm 2018, ông Phạm Đức Ấn giữ chức vụ Phó chủ tịch Agribank.
Đến cuối năm 2018, theo Quyết định số 2618/QĐ-NHNN ngày 28/12/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận và bổ nhiệm ông Phạm Đức Ấn giữ chức Chánh Văn phòng NHNN kể từ ngày 1/1/2019.
Trước giai đoạn 2014, ông Ấn giữ chức vụ Phó tổng giám đốc BIDV và đã có gần 2 thập kỷ công tác tại ngân hàng này. Từ năm 1994, ông Ấn được đảm nhiệm vị trí Giám đốc BIDV Hưng Yên. Từ năm 2004 đến năm 2006, ông Ấn làm Trưởng Ban Pháp chế Ngân hàng BIDV. Trong khoảng từ năm 2009 đến 2011, ông quay trở lại làm Giám đốc BIDV Hưng Yên. Từ năm 2011 đến năm 2012, ông Ấn làm Phó tổng Giám đốc BIDV.
Trong khoảng thời gian công tác tại ngân hàng BIDV, ông Ấn từng giữ chức Phó chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng liên doanh Việt Nga (đây là ngân hàng do BIDV góp vốn với đối tác Nga). Sau đó, ông Ấn còn đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Cho thuê máy bay.
Quá trình công tác cụ thể của Chủ tịch Phạm Đức Ấn
Từ năm 1994: Ông Phạm Đức Ấn làm việc tại ngân hàng BIDV và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Giám đốc Ban Pháp chế, Giám đốc Chi nhánh BIDV Hưng Yên…;
Từ ngày 17/03/2004 đến ngày 30/09/2006: Ông Ấn là Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV);
Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 30/06/2009: Ông Ấn giữ vị trí Giám đốc Ban Pháp chế - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
Từ ngày 01/07/2009 đến ngày 31/05/2011: Ông Ấn đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên;
Từ ngày 01/06/2011 đến ngày 30/04/2012: Ông Ấn là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
Tháng 6/2014: Ông Ấn được điều động và bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên Agribank;
Từ năm 2014 đến cuối 2018: Ông Phạm Đức Ấn giữ chức vụ Phó chủ tịch Agribank;
Từ ngày 1/1//2019 đến nay: Ông Ấn giữ chức Chánh Văn phòng NHNN;
Từ ngày 1/5/2020 đến nay: Ông được NHNN điều động, bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Agribank.
Thành tích ấn tượng của Agribank dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Phạm Đức Ấn
Dưới sự dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Phạm Đức Ấn, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc, cụ thể như sau:
Cuối 2019, tổng tài sản của Agribank là 1.420 nghìn tỷ đồng, con số này ghi nhận mức tăng 11% so với năm trước. Vì thế, Agribank tiếp tục duy trì thứ hạng 142/150 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á. Ngân hàng cũng được tổ chức Moody’s xếp hạng tín nhiệm mức 3.
Tổng số dư huy động của ngân hàng đạt 1.347 nghìn tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 13,6% so với năm trước. Quy mô tín dụng đầu tư của ngân hàng đạt 1.324 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2018. Đáng chú ý, nợ xấu của Agribank về mức 1,46%, rút ngắn lộ trình sớm hơn 2 năm theo lộ trình kế hoạch và tiến hành mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC (khoảng 50.000 tỷ đồng).
Đến năm 2020, Agribank tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực cho việc cổ phần hóa cũng như hoàn thành các mục tiêu tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu. Năm 2021, Agribank ghi nhận kinh doanh siêu ấn tượng. Theo đó, tổng tài sản của ngân hàng đạt mức 1,68 triệu tỷ đồng; nguồn vốn trên 1,58 triệu tỷ đồng. Agribank cũng có tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng. Trong đó, có gần 70% dư nợ cho vay là để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Năm 2021, lợi nhuận ngân hàng đạt 14.500 tỷ đồng, hơn 2.300 điểm giao dịch trải dài khắp cả nước với gần 4 vạn cán bộ, nhân viên.
Trong năm này, Ngân hàng Agribank còn thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu của một định chế tài chính lớn của Nhà nước trong việc điều chỉnh, giảm lãi suất và phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 lên tới 7.000 tỷ đồng.
Gần 3,2 triệu khách hàng được ngân hàng miễn giảm lãi, tổng cộng hơn 5.200 tỷ đồng số tiền lãi đã được giảm. Agribank còn thực hiện tái cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí với tổng số tiền hơn 48.110 tỷ đồng. Đây cũng là cái tên duy nhất trong số những ngân hàng trong nước thực hiện miễn, giảm lãi đối với toàn bộ khách hàng theo phương thức trực tuyến; đồng thời là ngân hàng tiên phong thực hiện miễn 100% phí dịch vụ chuyển tiền trong nước và triển khai nhiều chương trình tín dụng có quy mô lớn với lãi suất ưu đãi dành cho mọi thành phần kinh tế.
Những giải thưởng trong và ngoài nước của Agribank trong năm 2021
Agribank dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Phạm Đức Ấn còn nhận được nhiều giải thưởng cả trong và ngoài nước.
Mới đây, Agribank được vinh danh ở 2 hạng mục “Ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả đầu tư và phát triển mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ” và “Ngân hàng nổi bật trong các dịch vụ tiềm năng” do Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức.
Ngân hàng này còn xuất sắc đạt được giải thưởng Sao Khuê 2021 với sản phẩm Agribank Realtime Payments trong lĩnh vực công nghệ thông tin - thể hiện bước tiến mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi số. Giải thưởng là sự nỗ lực và đóng góp tích cực của ngân hàng trong việc thực hiện chuyển đổi số và khởi tạo cuộc sống số, đưa công nghệ số trở thành động lực mới để phát triển kinh tế và xã hội đất nước. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến năm 2021, Ngân hàng Agribank liên tiếp nhận được 9 giải thưởng Sao Khuê về đổi mới, sáng tạo và ứng dụng số trong hoạt động ngân hàng.
Năm 2021, Agribank giữ vị trí số 1 trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, lọt Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2021 (Vietnam Report). Ngân hàng Agribank tiếp tục duy trì vị trí trong Top 10 VNR500. Ngoài ra, ngân hàng cũng nằm trong Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng năm 2021 (do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy - Vietnam bình chọn), Top 10 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2020 (do Tổng cục Thuế công bố).
Năm 2021, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s giữ nguyên các xếp hạng tín nhiệm quốc tế của Agribank và nâng triển vọng xếp hạng từ “Tiêu cực” lên mức “Tích cực”. Moody’s đánh giá Agribank có nhiều tiến bộ thông qua những hoạt động xử lý tài sản tồn đọng trong những năm gần đây, góp phần cải thiện ổn định chất lượng tài sản.
Năm 2021, Agribank là tiếp tục đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của Công ty Brand Finance. Tại bảng xếp hạng Brand Finance Banking 50, ngân hàng có mặt trong Top 5 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam. Cụ thể, ngân hàng này xếp hạng 173, tăng 17 bậc so với năm trước. Đây chính là thứ hạng cao nhất trong số 9 ngân hàng Việt Nam tại Brand Finance Banking 500 năm 2021.
Chưa dừng lại ở đó, “ông lớn” ngân hàng nông nghiệp còn được Tạp chí Asian Banker xếp hạng 138/500 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương, tăng 96 bậc so với năm trước. Agribank được xếp thứ 397/1000 ngân hàng hàng đầu thế giới, tăng 65 bậc so với năm cũ. Đồng thời Agribank cũng là ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ngày 12/12/2021, Agribank khép lại một năm “bội thu” giải thưởng với danh hiệu “Thương hiệu ngân hàng đạt mức độ nhận biết thương hiệu tốt nhất”; lọt Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam năm 2021 được Công ty tư vấn thương hiệu MiBrand Việt Nam công bố.
Mục tiêu năm 2022 của Agribank
Cách đây không lâu, phát biểu tại buổi gặp mặt đầu năm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 8/2/2022, Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn nhấn mạnh, trong năm 2021, ngành Ngân hàng đã đồng hành cùng nền kinh tế vượt qua thời khắc khó khăn nhất do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là thành quả của sự lãnh đạo của Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Quốc hội; và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, nỗ lực của các địa phương và toàn thể nhân dân…
Ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 cùng với 5 nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu để triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Đây cũng là kim chỉ nam của Ngân hàng Agribank trong năm nay.
Với 33 năm hình thành và phát triển, Agribank luôn thể hiện rõ sự quyết tâm phấn đấu, khẳng định vị thế, vai trò của một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Agribank luôn tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng nắm giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cung ứng tín dụng và sản phẩm dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.