meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch của tổ chức WHO là ai? Người đứng đầu WHO giữ chức danh Chủ tịch hay Tổng giám đốc?

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Chắc có lẽ khi nhắc tới tổ chức Y tế Thế giới WHO thì không còn ai là quá xa lạ về tổ chức này, nhất là trong khi đại dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới lao đao, lúc này vai trò của WHO lại càng được chú ý hơn. Đây là tổ chức Y tế Thế giới, WHO có những vai trò trong việc cảnh báo cũng như hỗ trợ nhiều nước trên thế giới trong những lĩnh vực như sức khỏe cộng đồng, y tế. Có những vai trò quan trọng tới vậy thì người đứng đầu tổ chức Y tế Thế giới này là ai cũng như nhận được rất nhiều những sự chú ý từ mọi người trên toàn thế giới, người lãnh đạo của tổ chức này có những ý nghĩa gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết sau đây nhé.

Những thông tin tổng quát về tổ chức Y tế Thế giới WHO

Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tên đầy đủ là World Health Organization (tổ chức Y tế Thế giới). Bên cạnh đó, tên gọi quen thuộc là WHO thì tổ chức này còn có một tên gọi khác nữa là OSM, viết tắt theo cụm từ của tiếng Pháp là Organisation Mondiale de la santé.


Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tên đầy đủ là World Health Organization (tổ chức Y tế Thế giới).
Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tên đầy đủ là World Health Organization (tổ chức Y tế Thế giới).

Được biết, đây là một tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc với những vai trò và thẩm quyền, cũng như điều phối những vấn đề liên quan tới sức khỏe cộng đồng cũng như y tế. Mặc dù vậy thì chỉ những nước thành viên tham gia vào tổ chức này mới có thể nhận được những sự hỗ trợ một cách tốt nhất của WHO trong những vấn đề liên quan tới y tế và sức khỏe.

Kể từ khi được thành lập vào năm 1948 thì vai trò của tổ chức Y tế Thế giới đang ngày càng được khẳng định hơn trong việc giải quyết những vấn đề mang tính chất cấp thiết như những dịch bệnh có tốc độ lây lan rộng hoặc như những vấn đề tác động tới sức khỏe cũng như sự phát triển của con người một cách toàn diện nhất.

Hiện nay thì trụ sở của WHO đang được đặt tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ, WHO không có chức danh Chủ tịch, nhưng người có quyền lực cao nhất và đứng đầu tổ chức giữ chức danh Tổng giám đốc Tedros Adhanom. Được biết, ông chính là người lãnh đạo cũng như nắm mọi quyền hành, quyền quyết định những công việc của tổ chức Y tế Thế giới WHO tính tới thời điểm hiện tại.

Tổng giám đốc của WHO

Người đứng đầu của tổ chức Y tế thế giới WHO là Tổng giám đốc WHO thay vì chức danh là Chủ tịch WHO, đây là vị trí do chính Đại hội đồng Y tế Thế giới bầu ra. Được biết vị trí cao nhất này sẽ được hỗ trợ bởi những Phó Tổng giám đốc cũng như Ban thư ký.

Ông Tedros Adhanom là ai?

Ông Tedros Adhanom tên đầy đủ là Tedros Adhanom Ghebreyesus, là Tổng Giám đốc hiện nay của WHO, ông chính là người tiền nhiệm và thay thế cho bà Margaret Chan - người nắm giữ những vai trò của Tổng giám đốc WHO vào nhiệm kỳ trước đó. Nhiệm kỳ của ông Tedros Adhanom tại WHO bắt đầu từ ngày 1/7/2017 thì sau khi trở thành người có số phiếu bầu lớn nhất sau 3 vòng từ 194 thành viên của tổ chức này. Ông cũng chính là người châu Phi đầu tiên nắm giữ chức vụ lớn nhất của WHO trong hơn 70 năm hoạt động của tổ chức này.


đây là một tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc với những vai trò và thẩm quyền, cũng như điều phối những vấn đề liên quan tới sức khỏe cộng đồng cũng như y tế.
đây là một tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc với những vai trò và thẩm quyền, cũng như điều phối những vấn đề liên quan tới sức khỏe cộng đồng cũng như y tế.

Ông sinh ngày 3/3/1965, ông Tedros Adhanom là một nhà chính trị gia, một học giả và cũng là một người lãnh đạo y tế công cộng của Cộng hòa dân chủ liên bang Ethiopia. Trước khi trở thành người nắm quyền của tổ chức Y tế thế giới thì ông Adhanom đã từng giữ những chức vụ như Bộ trưởng Bộ Y tế của Chính phủ Ethiopia trong giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2012, sau này là vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2012 tới năm 2016.

Chặng đường phát triển của Tổng giám đốc WHO

Sau khi đã hoàn thành việc học tập và tốt nghiệp xong ở trường Đại học Asmara thì ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định gia nhập vào Bộ Y Tế từ năm 1986. Tại đây, ông đã nhanh chóng nhận được những sự tín nhiệm cùng với khả năng của mình và trở thành một chuyên gia nghiên cứu về bệnh sốt rét và nhận được những sự công nhận từ những chuyên gia cũng như tổ chức quốc tế.

Với những tư cách và vai trò là Bộ trưởng Bộ y tế của Ethiopia, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã có rất nhiều những đóng góp vô cùng tích cực vào lĩnh vực y tế của đất nước này.

Ethiopia đã tuyển dụng cũng như đào tạo chuyên nghiệp được khoảng 40 nghìn nhân viên y tế là nữ, giảm thiểu đi một cách đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh từ 123/1000 vào năm 2006 xuống 88/1000 vào năm 2011. Bên cạnh đó là việc mở rộng tới hơn 3500 trung tâm y tế và 16 nghìn trạm y tế trên phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, ông còn được đánh giá là người có những cải cách mang tính sáng tạo cũng như nhiều sự đột phá trong lĩnh vực y tế của Ethiopia, giúp cho nhiều người có thể tiếp cận cũng như sử dụng những dịch  vụ y tế một cách tốt đẹp nhất, hiệu quả và nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Với nhiều đóng góp cũng như cống hiến của mình thì vào tháng 7/2009, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ toàn cầu chống AIDS, sốt rét và lao với nhiệm kỳ là 2 năm. Trong vai trò này, ông đã được xem là người có công sức lớn lao nhất trong việc thu hút kinh phí, đảm bảo được sự duy trì hoạt động của quỹ cũng như việc mở rộng phạm vi hoạt động của RBM sang những châu lục khác như châu Mỹ Latinh và châu Á.


Người đứng đầu của tổ chức Y tế thế giới WHO là Tổng giám đốc WHO thay vì chức danh là Chủ tịch WHO, đây là vị trí do chính Đại hội đồng Y tế Thế giới bầu ra. Được biết vị trí cao nhất này sẽ được hỗ trợ bởi những  Phó Tổng giám đốc cũng như Ban thư ký.
Người đứng đầu của tổ chức Y tế thế giới WHO là Tổng giám đốc WHO thay vì chức danh là Chủ tịch WHO, đây là vị trí do chính Đại hội đồng Y tế Thế giới bầu ra. Được biết vị trí cao nhất này sẽ được hỗ trợ bởi những  Phó Tổng giám đốc cũng như Ban thư ký.

Sau cuộc bỏ phiếu cuối cùng được diễn ra vào ngày 23/5/2017, tổ chức WHO đã đưa ra những thông báo về vị Tổng Giám đốc nhiệm kỳ tiếp của tổ chức này là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. Và ông sẽ bắt đầu nhiệm kỳ kéo dài tới 5 năm của mình với vai trò là Tổng giám đốc WHO kể từ ngày 1/7/2017.

Ngay sau những quyết định này được đưa ra thì ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã trở thành niềm tự hào lớn của quốc gia Ethiopia khi trở thành một người châu Phi đầu tiên trong lịch sử là nhà lãnh đạo tổ chức y tế thế giới WHO. Chia sẻ về điều này thì ông Negash Kebret Botora, đại sứ của Ethiopia tại Liên Hiệp Quốc chia sẻ rằng: “Đây là một ngày thắng lợi lớn của châu Phi và Ethiopia”.

Những ấn tượng của Tổng giám đốc WHO

Trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến tới chức Tổng Giám đốc của tổ chức y tế thế giới WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phải cạnh tranh với 6 ứng cử viên khác. Nhằm chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh này thì mỗi ứng cử viên sẽ cần phải vận động một cách công khai trong thời gian là 2 năm và sau đó sẽ rút dần bớt số lượng, sẽ chỉ còn trụ lại 3 người trong cuộc cạnh tranh tới lần bỏ phiếu cuối cùng.

Hai đối thủ trực tiếp còn lại của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus chính là David Nabarro (Anh) và bà Sania Nishtar (Pakistan), ứng cử viên nữ duy nhất trong cuộc chạy đua tới ngôi vị cao nhất lần này, kết quả cuối cùng đã được diễn ra trong một cuộc họp kín với những sự tham gia của những Bộ trưởng Bộ y tế của 186 quốc gia.

Được trở thành người chiến thắng với những số phiếu lớn nhất thì ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trên cương vị là người lãnh đạo của WHO đã cam kết rằng sẽ nỗ lực một cách tốt nhất trong việc đưa bảo hiểm y tế tới nhiều vùng, quốc gia nghèo khó trên toàn thế giới. Bên cạnh đó còn là việc củng cố thêm hệ thống phản ứng cấp bách cũng như giúp cho tổ chức này hoạt động minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn trong tương lai.


Trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến tới chức Tổng Giám đốc của tổ chức y tế thế giới WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phải cạnh tranh với 6 ứng cử viên khác.
Trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến tới chức Tổng Giám đốc của tổ chức y tế thế giới WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phải cạnh tranh với 6 ứng cử viên khác.

Ông được biết là người ủng hộ lớn nhất trong việc giúp cho người dân có thể tiếp cận được nhiều nhất những biện pháp dùng trong kế hoạch hóa gia đình cũng như tăng cường thêm trong công cuộc phòng ngừa những căn bệnh của phụ nữ.

Đặc biệt là trong sự thúc đẩy trong việc bình đẳng giới và những vấn đề đa dạng sắc tộc ở trong đội ngũ nhân viên của tổ chức WHO. Bên cạnh đó thì đây còn là sự đấu tranh cho những vấn đề về tình trạng biến đổi khí hậu sẽ có những sự ảnh hưởng tiêu cực tới những vấn đề y tê cũng như sức khỏe của con người.

Tổng kết

Được biết là một trong những cá nhân có năng lực và nhiều sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề y tế, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí Tổng giám đốc WHO. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây, đã giúp cho bạn biết được rằng chủ tịch WHO là ai cũng như những sự hiểu biết rõ hơn về người đứng đầu của tổ chức Y tế thế giới này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

9 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

9 giờ trước

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

9 giờ trước

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

17 giờ trước

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

17 giờ trước