Chủ đầu tư các dự án bất động sản được giảm bớt thủ tục
BÀI LIÊN QUAN
Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sảnMảng bán lẻ của ngân hàng khởi sắc nhờ giảm đầu cơ bất động sản?Đánh thuế bất động sản: Có thể làm giá nhà đất tăng thêm?Nghị định 115/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, Luật Đất đai về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Theo đó, nghị định này đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của một số nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&ĐT.
Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đã “dễ thở”
Cụ thể, tại khoản 5 Điều 68 Nghị định số 115/2024 đã sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021. Theo đó, với
quy hoạch đô thị
thì nội dung thẩm định phải có sự đánh giá phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch phân khu; trong trường hợp dự án được đề xuất tại khu vực không phải lập quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật và chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung.Các chuyên gia đánh giá, quy định này được đánh giá sẽ tháo gỡ vướng mắc, ách tắc nhiều năm qua về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, các dự án đầu tư có sử dụng đất phục vụ mục đích lưu trú như căn hộ dịch vụ, căn hộ du lịch (condotel), căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú (officetel),…
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), trong Đề án sửa đổi một số điều của các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tinh thần nội dung của khoản 5 Điều 68 Nghị định số 115/2024/NĐ-CP đã được nâng cấp để đưa vào nội dung sửa đổi điểm a a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 nhằm bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật.
Trước đó, Nghị định 31/2021 quy định việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư lại kèm theo yêu cầu đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có). Trong trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa được phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung.
Các doanh nghiệp bất động sản cho biết, quy định này khiến phần lớn dự án nhà ở thương mại và 100% dự án nhà ở xã hội không thể đáp ứng. Hệ quả là tại TP. HCM chỉ có 7 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trong năm 2021, 2 dự án trong năm 2022 và 2023.
Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, không có dự án nhà ở xã hội nào được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư tại TP. HCM.
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
Nhiều năm qua, thị trường bất động sản phải đối mặt với nhiều vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận quỹ đất cho các dự án nhà ở thương mại. Để giải quyết vấn đề này, Quốc hội sẽ ban hành một nghị quyết thí điểm về thực hiện các dự án nhà ở thương mại thông qua cơ chế thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Dự kiến, nghị quyết thí điểm này sẽ bao gồm cả các loại đất như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, không phải là đất ở và đất ở.
Nghị quyết thí điểm này cho phép các nhà đầu tư chủ động tiếp cận và sử dụng đất đai. Đồng thời giúp giảm bớt các thủ hành chính, từ đó quá trình triển khai dự án trở nên thuận lợi hơn.
Dự thảo nghị quyết gồm 7 điều, tập trung vào các quy định về loại đất được sử dụng, điều kiện thực hiện dự án, và trình tự thủ tục... Ngoài ra, dự thảo cũng quy định, các dự án thí điểm chỉ được thực hiện tại các khu vực đô thị hoặc tại các khu vực được quy hoạch để phát triển đô thị.
Bên cạnh đó, diện tích đất dành cho các dự án thí điểm này không được vượt quá 30% tổng diện tích đất phát triển nhà ở trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2030.