Chiêm ngưỡng Bảo tàng Tương Lai - Kiến trúc độc đáo ở Dubai, được mệnh danh là “tòa nhà đẹp nhất thế giới”
BÀI LIÊN QUAN
Ngôi nhà có lối vào như hang động, không gian bên trong thoáng sáng nhờ giếng trời nằm ở giữa nhàBiến căn biệt thự cổ hơn 80 năm tuổi thành ngôi nhà uốn theo elip có một không hai 9 công trình kiến trúc xanh bền vững ấn tượng nhất trên thế giớiBảo tàng Tương Lai được tạo ra bởi Killa Design và được Tổ chức Tương Lai Dubai ủy quyền. Tòa nhà có hình thức giống một con mắt lớn màu bạc, có mặt tiền được tạo ra từ 1.024 tấm thép không gỉ, được bao phủ bởi thư pháp Ả Rập.
Tòa nhà Bảo tàng Tương Lai nằm trên đỉnh của một khối đế được xây dựng để mô phỏng lại một sườn đồi xanh mát. Xung quanh có khoảng 100 cây và những loài thực vật địa phương khác nhau.
Công trình có chiều cao khoảng 77m, lớp vỏ bên ngoài được làm từ chất liệu thép không gỉ và kính được trang trí bằng những câu nói đầy cảm hứng do Hoàng thân Sheikh Mohammed Bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng của UAE và cũng là Người cai trị (Emir) của Dubai, chấp bút. Sau đó, những câu nói này đã được nghệ sĩ Mattar Bin Lahej chuyển thành thư pháp.
Để tạo ra lớp vỏ ngoài đầy ấn tượng và phức tạp này, các kỹ sư thực hiện công trình đã phải sử dụng đến những hệ thống robot hết sức phức tạo để sản xuất hơn một nghìn tấm che mặt tiền với hình dạng, kích thước khác nhau.
Sau đó, đội ngũ kỹ sư đã phải dành ra khoảng 18 tháng để lắp đặt những tấm này vào khung kết cấu dựng lên tòa nhà. Ngoài ra, ở đây còn được bố trí thêm hệ thống đèn LED cầu kỳ để chiếu sáng cho khoảng trống lớn nằm giữa tòa nhà.
"Cao 77 mét, mặt tiền được làm bằng thép không gỉ và kính, bao gồm 1.024 tấm riêng biệt, mỗi tấm được tạo ra bởi robot và các thuật toán đặc biệt", được giới thiệu trong thông cáo báo chí của Bảo tàng Tương Lai.
Trong thông cáo báo chí này, Bảo tàng Tương Lai còn cho biết thêm: "Số lượng các tấm này cũng có ý nghĩa riêng. Nó đại diện cho một đơn vị cơ bản của hệ thống lưu trữ thông tin kỹ thuật số của máy tính, là kilobyte và mỗi kilobyte tương đương với 1.024 byte. Các cửa sổ tạo hình chữ Ả Rập sẽ truyền ánh sáng vào bên trong vào ban ngày. Còn vào ban đêm, nó sẽ chiếu ra ánh sáng ở phạm vi 14km bằng hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng."
Do hình khối phức tạp của tòa nhà và những bức thư pháp uyển chuyển, mỗi tấm đều là duy nhất, riêng biệt, không có tấm nào giống nhau. Mỗi tầm đều được đúc sẵn và sản xuất riêng với nhiều nguyên mẫu được thiết kế cũng như sản xuất trước khi có thể đạt được công thức hoàn hảo.
Tất cả những tấm hình khối đều được sản xuất bằng cách sử dụng các cánh tay robot tự động. Mỗi tấm bề mặt của tòa nhà đều được tạo thành từ bốn lớp và phải trải qua một quy trình phức tạp gồm 16 bước. Bởi vì yêu cầu đến độ chính xác và quy trình sản xuất hết sức phức tạp nên mỗi ngày họ chỉ có thể sản xuất được một vài tấm.
Khu vực nội thất bên trong bảo tàng có diện tích khoảng 30.000 mét vuông trải rộng trên bảy tầng và không có cột trụ. Ngay từ bước chân đầu tiên tiến vào khu vực sản đợi, du khách sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi trần trang trí và cầu thang xoắn ốc. Từ đó, họ có thể đi lên các tầng tiếp theo trong bảo tàng và ngắm nhìn các màn hình tương tác.
Không gian bên trong bảo tàng cũng được thiết kế một khu vực riêng dành cho trẻ nhỏ, một khu vực khác để trải nghiệm các công nghệ tương lai và một khu vui chơi giải trí kỹ thuật số nói về rừng nhiệt đới Amazon. Trong bảo tàng cũng có không gian riêng tư để tổ chức các sự kiện lớn, khu vực mua bán đồ lưu niệm, khu vực chăm sóc sức khỏe và nhà hàng.
Tòa nhà Bảo tàng Tương Lai tự hào vì bố trí được một số tính năng tiết kiệm năng lượng đáng chú ý. Nước mưa và nước thải được thu gom và xử lý để tưới cây xanh, mặt tiền của tòa nhà đã làm giảm đi sự ảnh hưởng về nhiệt bởi mặt trời cho cả tòa nhà cũng như các khu vực lân cận. Ngoài ra, nơi đây còn được quảng cáo là đã sử dụng một số năng lượng cần thiết đến từ năng lượng tái tạo nhưng hiện tại vẫn chưa được công bố rõ ràng.
Theo NewAtlas