Chi hơn nửa tỷ cải tạo căn hộ làm “chốn dừng chân” lâu dài, cặp vợ chồng rút ra bài học để không bị đội chi phí làm nhà
BÀI LIÊN QUAN
"Méo mặt" khi góp cả chục triệu đồng cải tạo không gian chung chung cưCăn hộ cũ rộng 52m2 được gia chủ cải tạo lại theo phong cách Nhật Bản, với thiết kế độc đáo mang đến không gian sống mớiHai chị em gái cùng nhau cải tạo lại căn hộ 60m2, là tổ ấm giữ gìn những kỉ niệm đáng quý nhấtCải tạo căn nhà để làm "chốn dừng chân" lâu dài cho gia đình
Theo Phụ nữ Việt Nam, sau nhiều năm sinh sống tại Nhật Bản, chị Tuyết Nhung (34 tuổi, chủ tiệm sách tại Hưng Yên) vừa cải tạo căn hộ mới mua để làm "chốn dừng chân" lâu dài cho cả gia đình.
Thời gian thiết kế trong vòng 2 tháng và hoàn thiện nhà ở là 45 ngày. Tổng chi phí sửa nhà vào khoảng 600 triệu đồng, trong đó đã bao gồm tiền thuê kiến trúc sư và đơn vị thi công, mua nội thất mới và nhiều đồ gia dụng.
Chị Tuyết Nhung chia sẻ, ban đầu chị đắn đo giữa phương án mua nhà mặt đất hay căn hộ chung cư. Tuy nhiên, sau khi đã trải nghiệm cả hai loại hình bất động sản này, vợ chồng chị quyết định "xuống tiền" mua chung cư để thuận tiện cho công việc bận rộn của hai vợ chồng cũng như đưa đón con đi học.
Gia đình chị Tuyết Nhung cho rằng nhà cửa có ý nghĩa quan trọng. Bởi anh chị cần không gian để con cái học tập, vui chơi, đồng thời cũng là nơi để hai bố mẹ làm việc tại nhà.
Chị Nhung chia sẻ, thật ra anh chị không có kế hoạch mua nhà nhanh như vậy. Do gia đình mới từ Nhật Bản về nước được thời gian ngắn. Tuy nhiên, do ở nhà thuê không gian không đủ, cuộc sống cũng hơi bí bách, các con không học được cách gọn gàng và có chỗ học tập tốt. Đặc biệt là vợ chồng chị làm ở nhà nhà nên không gian làm việc cũng rất quan trọng. Dù làm việc có chán hay mệt, chị muốn chỉ cần nhìn nhà thôi cũng cảm thấy bớt căng thẳng. Theo đó, khi hoàn thiện căn nhà, chị Nhung cảm thấy chất lượng cuộc sống cao hơn. Bố mẹ con cái cũng thoải mái và vui vẻ hơn.
Ban đầu, căn hộ có diện tích 98m bao gồm 3 phòng ngủ. Tuy nhiên, vợ chồng chị Tuyết Nhung đã quyết định phá bỏ một phòng ngủ để mở rộng diện tích phòng khách. Thay vào đó, phòng ngủ của 2 con gái được anh chị dùng giường tầng để tối ưu không gian sống.
Do có nhiều năm sinh sống tại Nhật Bản nên vợ chồng chị Nhung muốn thiết kế nhà theo phong cách đơn giản, tối ưu hóa công năng tương tự như lối kiến trúc nhà cửa của Nhật Bản.
Chị Nhung cho biết thêm, khi lên ý tưởng, chị đã muốn mở rộng phòng khách thoáng mát, bởi đây là khu vực sinh hoạt nhiều nhất của gia đình. Mặt khác, chị cũng muốn có chỗ ngủ khi nhà có khách. Ngoài ông bà có thể lên chơi, vợ chồng chị cũng rất hay tụ tập bạn bè. Cuối cùng chị quyết định đặt phản ở ngay phòng khách đó. Vừa có thể tận dụng để lưu trữ đồ còn dùng làm nơi uống trà, đọc sách và ngủ khi cần. Chị Nhung tiết lộ đây là điều chị học được tại đất nước mặt trời mọc.
Mặt khác, phòng ngủ của 2 con, vợ chồng chị Nhung chọn hệ giường tầng để con có chỗ chứa đồ. Tuy nhiên, cũng giống như khi chọn giường tầng của 2 bé, chị Nhung luôn thiết kế nhà ở sao cho tối ưu không gian lưu trữ. Nhờ đó căn nhà có thêm chỗ "giấu" đồ nên nhìn thoáng đãng và gọn gàng chứ thực ra bên trong các ngăn tủ đang đựng kín đồ.
Một nguyên tắc mà vợ chồng chị Tuyết Nhung giữ nguyên trong quá trình cải tạo căn nhà đó là làm thế nào khiến không gian sống sáng sủa, ngập tràn ánh sáng.
"Mình thích nhà sáng và sợ nhà tối nên chọn đồ toàn màu sáng hết. Mình nghĩ, gia đình có thể sẽ hơi vất vả để giữ gìn nhà đấy. Ngoài ra, mình cũng quan trọng việc nhà có nhiều cửa sổ đón ánh sáng giống như nhà cũ bên Nhật Bản. Chỉ khác ở chỗ là nhà mới này mình có cách điệu thêm bằng vài đồ nội thất dễ thương, hoạ tiết rực rỡ hơn", chị Nhung chia sẻ.
Lời khuyên dành cho những cặp vợ chồng đang có ý định cải tạo không gian sống
Biết việc sửa sang không gian sống là chuyện quan trọng nên vợ chồng chị Tuyết Nhung rất cẩn thận cũng như đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ càng trước khi cải tạo nhà. Chị cho biết, vợ chồng chị chọn làm việc với 2 đơn vị thiết kế, còn thi công là một bên khác, . Riêng về bản hoàn thiện nhà, anh chị đã điều chỉnh chỉnh và có cả sự phối hợp giữa 2 bản thiết kế để có thành quả phù hợp nhất với gia đình.
Còn với đơn vị thi công, trước khi xác định làm việc với họ, chồng chị Nhung đến tận nơi xem công trình thực tế của các bên. Sau khi so sánh, chồng chị quyết định chọn đơn vị thi công hiểu rõ dự án chung cư nơi gia đình chị sống. Họ làm việc ổn và anh chị cũng thương lượng giá trước để chuẩn bị mức chi phí hợp lý.
Mặc dù đã tính toán kỹ lưỡng, nhưng trong quá trình sửa nhà vẫn có khá nhiều vấn đề nảy sinh khiến anh chị không thể lường trước được. Cụ thể, cả màu sơn trong phòng em bé và sàn nhà trong lần đầu tiên thi công đều khiến vợ chồng chị Nhung không hài lòng. Do đó, cặp đôi đã phải sửa lại hai khu vực này, từ đó gây lãng phí không chỉ thời gian mà còn tiêu tốn thêm khá nhiều tiền bạc.
Bên cạnh đó, một khó khăn khác của vợ chồng chị Nhung là làm sàn nhà. Tại thời điểm mới bàn giao, chị không ưng màu sàn gỗ của chủ đầu tư. Cũng vì thế vợ chồng chị quyết định chọn thuê đơn vị làm sàn dựa trên sự giới thiệu của bạn. Do không tìm hiểu trước kỹ thuật làm sàn nền dù vợ chồng chị đã giám sát cả quá trình thì thành quả vẫn gặp lỗi. Bên làm sàn không chịu trách nhiệm bảo hành nên cuối cùng phải nhờ đội thị công đưa thợ vào sửa lại. Vợ chồng chị Nhung rút ra được bài học xương máu vì tiền sàn nhà rất đắt. Anh chị đã tốn gần 50 triệu đồng tiền làm sàn mà chất lượng nhận lại không ưng ý.
Sau cùng, chị Tuyết Nhung đưa ra lời khuyên cho những cặp vợ chồng đang có ý định cải tạo không gian sống đó là cần tìm đơn vị thi công uy tín. Sau đó, để họ đảm nhiệm hết công việc vì họ chuyên nghiệp, có bảo hành và trách nhiệm hơn so với đi thuê ngoài. Đồng thời cũng phải tìm hiểu cẩn thận kỹ thuật làm nhà mới có thể giám sát tiến độ và chất lượng được.