meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Samsung gập người xin lỗi vì bê bối bóp hiệu suất Galaxy S22

Thứ tư, 30/03/2022-09:03
Hiện tại, những bê bối của Samsung vẫn tiếp diễn khiến cho chính CEO của Samsung phải cúi đầu xin lỗi các thành viên trong ban lãnh đạo và công ty trong buổi họp đại hội thường niên.

  Tập đoàn Samsung vẫn đang tiếp tục đánh mất danh tiếng trên thị trường khi bị cáo cuộc bóp hiệu suất hoạt động của Galaxy S22. Tất cả các khách hàng của hãng điện thoại thông minh này đều cảm thấy thất vọng trước những bê bối của Samsung, nhưng một phần nào đó họ cũng đã quen với việc này và lựa chọn cách dừng dùng sản phẩm của hãng.

Ngày 16/3 vừa qua, CEO kiêm Phó Chủ tịch của Samsung Electronics Han Jong Hee đã cúi đầu xin lỗi vì những tranh cãi liên quan đến vấn đề hiệu suất của Galaxy S22 là mẫu flagship mới nhất của tập đoàn này. Ông Han chia sẻ trong sự hối lỗi: “Chúng tôi đã không thể đánh giá đúng nhu cầu của khách hàng”. Cùng với đó, ông đã cúi đầu để xin lỗi khoảng 1.600 cổ đông trong cuộc họp thường niên được tổ chức cả trực tiếp và trực tuyến.



CEO kiêm Phó Chủ tịch của Samsung Electronics Han Jong Hee
CEO kiêm Phó Chủ tịch của Samsung Electronics Han Jong Hee

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Samsung, ông Han là lãnh đạo hàng đầu đầu tiên của Samsung xin lỗi công chúng giữa những khiếu nại ngày một tăng vì dịch vụ tối ưu hóa game (GOS) gây tranh cãi trên Galaxy S22. GOS là một phần mềm có thể điều chỉnh hiệu suất của smartphone để giúp tiết kiệm pin trong quá trình sử dụng, ngăn ngừa máy bị quá nóng khi sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng hoặc các ứng dụng nặng máy.

Ông Han cho biết, GOS nhằm tối ưu hóa hiệu suất của điện thoại để các game thủ có thể thoải mái trong lúc chơi game. Vì thế, hiệu suất ổn định rất quan trọng khi chơi game cao cấp, muốn vậy thì cần hạn chế hiệu suất CPU và GPU xuống mức hợp lý để giảm thiểu quá trình quá nhiệt trong khi vẫn giữ được sự ổn định. Ông Han chia sẻ thêm: “Chúng tôi sẽ lắng nghe tiếng nói của người dùng cẩn trọng hơn và trao cho họ chất lượng, dịch vụ tốt nhất, cũng như không lặp lại các sự cố tương tự”, ông Han nói thêm.

Phần mềm này đã có trên Galaxy S7 được sản xuất vào năm 2017, đến nay được Samsung áp dụng trên dòng máy thế hệ mới nhưng người dùng có quyền vô hiệu hóa. Tuy nhiên, đối với Galaxy S22, phần mềm này lại tự động kích hoạt ngay cả khi người dùng không muốn sử dụng trên các ứng dụng phổ biến.



Sản phẩm Galaxy S22 cũng bị dính vào lỗi hiệu suất
Sản phẩm Galaxy S22 cũng bị dính vào lỗi hiệu suất

Do đó, theo nền tảng đo lường hiệu suất smartphone Geekbench, dù đây là phần mềm có tính năng tiết kiệm pin nhưng lại gây ảnh hưởng đến hiệu suất nói chung của thiết bị, chỉ bằng 53,9% so với công suất cam kết. Trước sai phạm này, Geekbench đã có động thái “trừng phạt” với Samsung bằng cách gỡ bỏ các điện thoại, máy tính bảng gần đây của hãng ra khỏi danh sách đánh giá với lý do vấn đề tín nhiệm.

Tuần trước, Samsung đã đưa ra thông báo sẽ cố gắng khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất bằng bản cập nhật mới nhất nhưng vẫn không được công chúng bỏ qua. Đây cũng đã trở thành được đưa ra trong cuộc họp thường niên của Samsung, ban lãnh đạo của công ty liên tục bị cổ đông chất vấn khi không xử lý tốt vấn đề cũng như khủng hoảng truyền thông của tập đoàn. 

Ngoài ra, cổ đông còn đặt nhiều câu hỏi hóc búa như hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nga, CEO Samsung Electronics trả lời tập đoàn đã tạm dừng giao hàng sang Nga và theo dõi tình hình sát sao để giảm thiểu tác động đến việc kinh doanh. Câu trả lời này không khiến các cổ đông thoải mái khi Samsung là nhà sản xuất smartphone số 1 tại Nga, số lượng sản phẩm bán ra tại thị trường này chiếm gần 35% thị phần.

Để trấn an các cổ đông ông Han cũng chia sẻ về những kế hoạch của tập đoàn trong tương lai như hướng tới các thương vụ thâu tóm, sáp nhập bất kể lĩnh vực và quy mô nào. Đồng thời, tập đoàn cũng sẽ phát triển thêm về trí tuệ nhân tạo và giải pháp xe hơi dựa trên 5G sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới hấp dẫn. Đặc biệt, Samsung còn đặt cược lớn vào vũ trụ ảo.

Trước những khó khăn và bê bối của tập đoàn Samsung thì cổ phiếu của tập đoàn đã mất 30% giá trị từ đỉnh. Một năm trước, giá trị cổ phiếu của Samsung từng đạt kỉ lục với giá 91.000 won, nhưng ở thời điểm hiện tại cổ phiếu của họ chỉ dao động ở mức 70.000 won.



Ông Han Jong Hee đã cúi đầu xin lỗi mọi người 
Ông Han Jong Hee đã cúi đầu xin lỗi mọi người 

Tập đoàn của những tổ hợp bê bối

Nhiều người vẫn cảm thấy tiếc nuối trước một đế chế sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới như Samsung, từ đỉnh cao danh vọng họ đã trở thành tổ hợp của những bê bối trong ngành. Trong đó phải kể đến vụ bê bối lịch sử lớn nhất của Samsung là việc hối lộ các quan chức cấp cao. Người dân Hàn Quốc từng bàng hoàng khi truyền thông đưa tin đã có một cuộc khám xét nhà cũng là văn phòng riêng của Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee.

Ngoài ông Lee Kun-hee, đã có thêm 6 quan chức cấp cao khác của Samsung bao gồm cả Phó Chủ tịch Lee Hak-soo cũng bị khám xét nhà và thu thập tài liệu. Các điều tra viên đã làm việc một cách nhanh gọn và công tâm để thu giữ nhiều tài liệu quan trọng và một máy tính xách tay. Vụ việc ngay lập tức đã nhận được sự chú ý của đông đảo mọi người khi một đế chế hùng mạnh vướng vào bê bối hối lộ quá lớn. Cuộc điều tra này được mở ra dựa trên những cáo buộc về việc lãnh đạo tập đoàn thành lập quỹ đen trị giá nhiều triệu USD để hối lộ các công tố viên, quan chức Chính phủ và nhà báo. Các chuyên gia phân tích nhận định cuộc điều tra này đã trở thành “tấm gương” cho giới chức Hàn Quốc trong việc quyết tâm đập tan những thông lệ kinh doanh ngầm của các tập đoàn gia đình.



Vụ hối lộ bê bối nhất trong lịch sử của Samsung đã gây rúng động
Vụ hối lộ bê bối nhất trong lịch sử của Samsung đã gây rúng động

Trên thực tế, từ lâu những tập đoàn công nghiệp mạnh của Hàn Quốc đã có tiền lệ được Chính phủ ủng hộ và tạo điều kiện khi những tập đoàn này thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng chính sự bảo hộ này đã khiến cho các tập đoàn lạm dụng quyền khi họ đứng trên đỉnh vinh quang. Và Samsung cũng không phải trường hợp ngoại lệ. 

Từ năm 2000, một nhóm giáo sư trường luật đã đệ đơn kiện Chủ tịch Lee Kun-hee khi phát hiện những sai phạm của tập đoàn Samsung và một số cổ đông lớn của tập đoàn, về những mờ ám trong chuyện chuyển nhượng cổ phiếu do công ty con Samsung Everland phát hành cho con trai Lee Jae-young và con gái với giá ưu đãi.

Tuy nhiên, vụ việc này đã kéo dài đến tận sáu năm, thời điểm đó ông Lee Kun-hee đã viện cớ sang Mỹ để chữa bệnh để kéo dài thời gian tránh nguy cơ bị truy tố. Lúc này, bộ máy lãnh đạo của Samsung đều rối loạn và đến cuối cùng, họ chấp nhận hy sinh Huh Tae-hak và Park Ro-bin, cựu và đương kim Chủ tịch Samsung Everland chịu tội thay với mức án 3 năm từ giam và khoản tiền bồi thường 3,3 tỷ won (tương đương 3 triệu USD).

Tuy nhiên, đến đầu tháng 11/2007 khi Kim Yong-chul cựu nhân viên lãnh đạo của Samsung đã tố cáo tập đoàn này lập một nguồn quỹ đen khoảng 220 triệu USD, giấu dưới dạng cổ phiếu giả và trong các tài khoản ngân hàng dưới tên một số quan chức điều hành cấp cao dùng để hối lộ chính trị gia, công tố viên, nhà báo…



Galaxy Note 7 đã bị thu hồi ngay sau khi ra mắt thị trường
Galaxy Note 7 đã bị thu hồi ngay sau khi ra mắt thị trường

Hàng loạt những bê bối về hối lộ dường như đã mở ra một “thời kì đen tối” của tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc này. Ngay cả khi đã đổi người lãnh đạo thì bê bối vẫn bủa vây lấy Samsung khi những sai sót về sản phẩm của họ đã khiến cho nhiều khách hàng phải thất vọng. Ví dụ như năm 2016 ngay sau khi Galaxy Note 7 được ra mắt đã buộc phải thu hồi 2,5 triệu sản phẩm trên toàn thế giới khi liên tiếp xảy ra những vụ nổ pin điện thoại. Sau đó, tập đoàn này đã buộc phải khai tử sản phẩm nói trên để đảm bảo an toàn cho người dùng. Cũng chính vì vậy mà tại thời điểm năm 2016 giá cổ phiếu của Samsung sụt giảm mạnh, niềm tin của khách hàng với sản phẩm của họ cũng đã không còn. 

Trong giai đoạn đầu khi xảy ra cáo buộc với pin của sản phẩm Galaxy Note 7, phía Samsung Electronics đã nêu lên sơ suất khiến pin dễ cháy nổ là do lỗi sản xuất của công ty con tập đoàn là Samsung SDI. Nhưng ngay cả khi Samsung thay dòng pin khác của Công ty Amperex Technology Ltd (ATL) có trụ sở ở Hong Kong thì tình trạng cháy nổ vẫn xảy ra đối với khách hàng. Sau một thời gian nghiên cứu và xác định lỗi là do phía tập đoàn thì Samsung mới chi tiền trên các trang quảng cáo của các báo lớn khắp thế giới để gửi lời xin lỗi.



Samsung đang dần mất đi sự tin tưởng của khách hàng
Samsung đang dần mất đi sự tin tưởng của khách hàng

Sau quá nhiều bê bối và sai phạm trong cách quản lý cũng như sản xuất sản phẩm thì tập đoàn điện thoại lớn nhất Hàn Quốc vẫn đang nhận phải những chỉ trích gay gắt của người tiêu dùng. Dù họ đã cố gắng để bù đắp những sai phạm bằng cách cải thiện tình hình cũng như các sản phẩm tung ra thị trường, nhưng sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa khách hàng mới có thể chấp nhận được điều này khi niềm tin của họ gần như đã hoàn toàn sụp đổ.  

 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước