meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Nguyễn Anh Đức: Một trong những "công thần" đưa thương hiệu Saigon Co.op đến với mọi nhà

Thứ hai, 04/07/2022-09:07
Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Saigon Co.op, ông Nguyễn Anh Đức từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại doanh nghiệp này, bao gồm: Giám đốc Phòng Kế hoạch & Đầu tư, Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng Quản trị.

Được biết, ngày ông Nguyễn Anh Đức đảm nhiệm chức CEO của Saigon Co.op chính là ngày mà thành phố cũng như cả nước đang bước vào “15 ngày vàng” cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Vì thế, thay việc thực hiện thủ tục giới thiệu chương trình hành động hay chiến lược kinh doanh của tân Tổng giám đốc một cách vĩ mô như thông thường, vị CEO này đã viết vội một bức thư để gửi đến toàn thể cán bộ nhân viên đơn vị. Họ được ông Nguyễn Anh Đức gọi thân thương là những “chiến binh Saigon Co.opers” đầy quả cảm. Bức thư của ông đã chạm đến trái tim của hàng vạn người lao động đang cống hiến sức mình tại hệ thống Saigon Co.op với những lời lẽ gần gũi, chân thành và tràn đầy tình đồng đội.

Tuy nhiên, mới giữ vị trí CEO được hơn 3 tháng, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op đã bị Đại hội thành viên thường niên Saigon Co.op bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT, đồng thời đề nghị các chức CEO. Thế nhưng, quyết định này không được UBND thành phố đồng ý.

Tổng giám đốc Saigon Co.op là ai?

Ông Nguyễn Anh Đức sinh năm 1977. Ông từng tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh trong Chương trình 300 Thạc sĩ, Tiến sĩ của TP.HCM. Được biết, vị doanh nhân này gia nhập Saigon Co.op vào năm 2006.

Trước khi được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Saigon Co.op, ông Nguyễn Anh Đức từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại đây, bao gồm: Giám đốc Phòng Kế hoạch & Đầu tư, Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng Quản trị.


Trước khi được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Saigon Co.op, ông Nguyễn Anh Đức từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại đây
Trước khi được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Saigon Co.op, ông Nguyễn Anh Đức từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại đây

Bên cạnh chức vụ CEO của Saigon Co.op, vị doanh nhân 7x còn nằm trong ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp khác. Cụ thể, ông Nguyễn Anh Đức là Thành viên HĐQT Công ty cổ phần TMDV Quảng Trường Quốc tế; Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chíp Sáng; Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Khu phức hợp Thương mại Vietsin; Thành viên HĐQT Công ty TMDV VDA Hậu Giang và Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Saigon Co.op.

Bên cạnh đó, ông Đức còn đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Y tế Sài Gòn; Thành viên HĐQT công ty cổ phần MECO và Công ty liên doanh Cho Ray Phnom Penh. Được biết, đây là công ty đầu tư vào Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh - một trong những bệnh viện lớn nhất và chất lượng cao nhất ở PhnomPenh và Campuchia.

Những người am hiểu sâu rộng về Saigon Co.op cho biết, ông Nguyễn Anh Đức là một trong những nhà lãnh đạo tài năng, đóng góp không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp như ngày hôm nay. Nhà lãnh đạo 7x là một trong những công thần đứng sau bà Nguyễn Thị Hạnh và Nguyễn Ngọc Hòa – những người có vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệu Saigon Co.op đến với mọi nhà.

Giữa năm 2019, sau hơn nửa tháng thương thảo, Saigon Co.op đã chính thức nhận chuyển nhượng lại toàn bộ 15 cửa hàng của Auchan. Điều này giúp Saigon Co.op sớm cán đích mục tiêu hoàn thành 1.000 điểm bán. Đáng chú ý, ông Nguyễn Anh Đức được cho là kiến trúc sư trưởng trong thương vụ này.


Bên cạnh chức vụ CEO của Saigon Co.op, vị doanh nhân 7x còn nằm trong ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp khác
Bên cạnh chức vụ CEO của Saigon Co.op, vị doanh nhân 7x còn nằm trong ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp khác

Saigon Co.op cùng mô hình hợp tác xã "mới" không hề lạc hậu

Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường biến chuyển không ngừng khiến cho thị trường bán lẻ cũng liên tục thay đổi. Ông Nguyễn Anh Đức cho biết, thị trường bán lẻ 10 năm trước và thời điểm hiện tại đã có 3 sự thay đổi chính. Thứ nhất, 10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ truyền thống với các hình thức như nhà sản xuất, nhà phân phối, cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống… chiếm tới 90% còn thị trường bán lẻ hiện đại gồm siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, các chuỗi cửa hàng tiện lợi… chỉ xuất hiện những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện nay, thị trường hiện đại đã có sự gia tăng lên 25% - 28%.

Thứ hai là sự biến động về bản thân doanh nghiệp, với những tay chơi trên thị trường, kể các những nhà bán lẻ FDI cũng có những biến động đổi chủ, đổi ngôi. Thứ ba là sự thay đổi theo xu hướng phát triển của công nghệ cùng với các ngành công nghiệp khác. Trước sự thay đổi của thị trường cùng với sự phát triển của nhiều sàn thương mại trực tuyến đình đám, CEO Saigon Co.op khẳng định, điều này khiến doanh nghiệp nhìn nhận lại chính mình và có sự thay đổi vừa đủ nhưng phù hợp. 

Động lực đổi mới của Saigon Co.op đến từ cả áp lực bên ngoài và lực đẩy bên trong. Saigon Co.op xuất phát từ một đơn vị đậm chất truyền thông, là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế hợp tác xã kiểu mới theo nguyên tắc sở hữu tập thể, tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, Saigon Co.op vẫn xây dựng mô hình hợp tác xã với 9 thành viên. Giá trị nội tại này đã giúp doanh nghiệp này hấp thụ những giá trị tích cực, tạo nên lực đẩy để thay đổi.

Tuy nhiên, ông Đức cho biết, lực đẩy lớn hơn đến từ những yếu tố bên ngoài. Thị trường bán lẻ Việt Nam đang có mức độ phát triển rất thấp so với các nước khác trong khi nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Saigon Co.op với tư cách là một doanh nghiệp nội với nhiều thách thức lớn hơn cần phải có sự thay đổi để thích ứng.


Cũng theo CEO Nguyễn Anh Đức, cách Saigon Co.op xây dựng hệ sinh thái so với các doanh nghiệp khác cũng rất khác biệt
Cũng theo CEO Nguyễn Anh Đức, cách Saigon Co.op xây dựng hệ sinh thái so với các doanh nghiệp khác cũng rất khác biệt

Đầu tiên chính là sự thay đổi về chiến lược tiếp thị và dịch vụ. Saigon Co.op đi sâu vào tìm hiểu sở thích cũng như nhu cầu của khách hàng từng vùng miền để đa dạng hóa mô hình kinh doanh cũng như chủng loại sản phẩm,, tăng cường tiện ích dịch vụ. Đặc biệt, phải kể đến sự thay đổi về tư duy của những người đứng đầu doanh nghiệp, của một hợp tác xã đã khác. Sàn Co.op đã không còn đứng ở vị thế đặt hàng lên là bán hay chỉ cần mở cửa hàng là đông khách mà thay đổi là cần phải có “những cái hiện đại, cái xu thế, xu hướng mình phải đi một cách rất vững chãi và có chọn lọc. Trải qua 33 năm tồn tại và phát triển, đến nay doanh nghiệp vẫn giữ được vị thế là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, tất cả là nhờ việc xây dựng một mô hình hợp tác xã ‘mới”, phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Cũng theo CEO Nguyễn Anh Đức, cách Saigon Co.op xây dựng hệ sinh thái so với các doanh nghiệp khác cũng rất khác biệt. Saigon Co.op mời các nhà đầu tư nhỏ lẻ cùng tham gia, mở ra mô hình sinh thái hợp tác xã, nơi nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu và phục vụ một cộng đồng khách hàng chung. Bên cạnh đó, hệ sinh thái hợp tác xã của doanh nghiệp cũng thay đổi liên tục để phù hợp với thị trường. Ngoài những đổi mới của sàn Co.op về mô hình kinh doanh cùng những những doanh nghiệp mới phục vụ cho những phân khúc khách hàng mới, sàn Co.op cũng có những sự thay đổi từ bên trong.

Đáng chú ý, tại hợp tác xã này còn có Quỹ Saigon Co.op gắn kết - khoản tích lũy của người lao động khi người họ làm việc cho sàn Co.op 5 năm, 10 năm, hoặc nghỉ hưu tại sàn Co.op. Ngoài mức lương hàng tháng mà người lao động nhận được, đây là khoản tiền vô cùng ý nghĩa. Dù không có những cơ chế liên quan đến cổ phiếu, cổ phần, thế nhưng Saigon Co.op mang lại những cơ chế liên quan đến lợi ích của xã viên tham gia cùng với những hoạt động khác.

Kiên cường vượt khó qua đại dịch Covid-19

Chia sẻ trong hội nghị Tổng kết năm 2021 và tầm nhìn định hướng năm 2022 của Saigon Co.op diễn ra ngày 29/3/2022, Tổng giám đốc Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức đã chi sẻ về tình hình kinh doanh năm 2021 vừa qua. 

Dưới tác động của dịch bệnh cùng giãn cách xã hội khiến nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, thu nhập của người dân giảm, hành vi mua sắm và thói quen tiêu dùng cũng thay đổi theo. Người dân thắt chặt chi tiêu, chỉ ưu tiên cho những sản phẩm thiết yếu, điều này khiến cho ngành bán lẻ của Việt Nam chịu tác động nặng nề. Tất nhiên, Saigon Co.op cũng không hề ngoại lệ.


Trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự do dịch bệnh, Saigon Co.op vẫn nỗ lực tối đa cung cấp, phục vụ suất ăn cho các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, điểm tiêm chủng, chốt trạm…
Trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự do dịch bệnh, Saigon Co.op vẫn nỗ lực tối đa cung cấp, phục vụ suất ăn cho các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, điểm tiêm chủng, chốt trạm…

Trong điều kiện khó khăn của năm 2021, doanh thu của Saigon Co.op là 30.671 tỷ đồng, so với năm trước đã giảm 7,8%. Công tác phát triển mạng lưới của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, chỉ phát triển thêm được gần 40 điểm bán mới gồm Co.opmart, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers và Finelife.

Tuy nhiên trong năm qua, Saigon Co.op cùng các hợp tác xã thành viên vẫn duy trì hoạt động hỗ trợ, phối hợp, hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp đã phối hợp chặt cùng Liên minh HTX Việt Nam triển khai các nội dung hợp tác đã ký kết năm 2020. Đáng chú ý, Saigon Co.op luôn thực hiện tốt nhiệm vụ do lãnh đạo TP giao về bình ổn thị trường, thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng hóa, tích cực thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh… 

Trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự do dịch bệnh, Saigon Co.op vẫn nỗ lực tối đa cung cấp, phục vụ suất ăn cho các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, điểm tiêm chủng, chốt trạm…; hỗ trợ kịp thời 1.000 “túi an sinh” gồm các thực phẩm thiết yếu đến công đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng Covid-19 vượt qua khó khăn, đảm bảo lực lượng lao động tiếp tục sản xuất, kinh doanh cùng doanh nghiệp.

Bước sang năm 2022, Saigon Co.op đã triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất, kinh doanh bao gồm: Tập trung số hóa - điện toán hóa, tinh chuyển, chấn chỉnh các hoạt động; Tập trung đầu tư kho bãi - logistics, chú trọng thương mại điện tử… Mục tiêu của Saigon Co.op trong năm nay là doanh số tăng trưởng 4,5% so với 2021; mở từ 3 đến 5 điểm bán lẻ là siêu thị, đại siêu thị và từ 80 đến 100 điểm bán lẻ nhỏ. Với những điểm bán không hiệu quả ở tất cả các concept, Saigon Co.op kiên quyết đóng cửa hoặc tiến hành chuyển đổi mô hình…
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước