meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các thương hiệu quốc tế rục rịch trở lại đường đua trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Thứ năm, 03/03/2022-10:03
Việc ngành du lịch bắt đầu hoạt động trở lại là niềm vui lớn cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sau quá trình dài chống chọi với dịch bệnh Covid - 19. Năm 2022, cùng với sự hồi phục của thị trường thì các thương hiệu khách sạn quốc tế cũng bắt đầu đi vào hoạt động.

Hướng tới mục tiêu hỗ trợ ngành du lịch đón 65 triệu lượt khách, bao gồm 5 triệu khách quốc tế trong năm 2022. Chính phủ đã gỡ các lệnh cấm và mở cửa hoạt động ngành du lịch trong nước và quốc tế bắt đầu từ ngày 15/3/2022. Cùng với đó, khôi phục chính sách về thị thực nhập cảnh cho khách du lịch nước ngoài. Cụ thể, khách quốc tế khi đến Việt Nam nếu đáp ứng đủ các quy định mà Bộ Y tế ban hành thì có thể du lịch tự túc mà không cần thông qua tour trọn gói như giai đoạn trước đây. 

Ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels APAC chia sẻ: “Ngày càng nhiều quốc gia trong khu vực đồng ý kết nối lại hoạt động du lịch như Indonesia, Campuchia, Thái Lan,... Như vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn thị trường du lịch để có thể cạnh tranh và khẳng định vị thế đất nước trên bản đồ du lịch quốc tế. Để được vậy, chúng ta cần tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá và xúc tiến du lịch. Các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên thị trường phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán”. 


Ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels APAC 
Ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels APAC 

Ông Mauro nói thêm: “Gần đây, ngành du lịch đang nhân được nhiều tín hiệu tích cực. Tôi thấy rằng, các chủ đầu tư và đội ngũ vận hành khách sạn đã bắt đầu tái khởi động hoạt động kinh doanh của mình. Hộ đã chuẩn bị sẵn các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đẩy mạnh hoạt động marketing. Như vậy có thể đón đầu làn sóng phục hồi của thị trường quốc tế. Nhiều dự án khách sạn thương hiệu trong nước hay quốc tế đều đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện và có kế hoạch khai trương trong năm nay để chào đón các du khách trong kỳ nghỉ sắp tới”.

Các khách sạn trên phạm vi toàn quốc đã trải qua hai năm “đóng băng” do Covid - 19. Năm 2022 này, với những tín hiệu tích cực đã dự báo cho một năm phục hồi mạnh mẽ. Trong đó, thị trường sẽ đón nhận nhiều dự án khách sạn thương hiệu quốc tế tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Best Western Plus Marvela Nha Trang, Regent Phú Quốc, Voco Hotel Đà Nẵng,Radisson Resort Phan Thiết, Mercure Đà Lạt,...

Theo thống kế, số lượng khách sạn và resort mang thương hiệu Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, từ 36 dự án vào năm 2010 lên 120 dự án vào cuối tháng 1/2022, tức từ 8.200 phòng lên đến 32.000 phòng. Vào thời điểm trước dịch bệnh, các đơn vị điều hành trong nước và quốc tế vẫn có xu hướng phát triển tại các thị trường quen thuộc như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Thì hiện tại, sự quan tâm đã đổ về những địa điểm mới đang phát triển là Đà Lạt, Hồ Tràm, Phan Thiết, Quy Nhơn.

Savills Hotels thống kê, thị trường Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 64 thương hiệu khách sạn khu vực và quốc tế. Việc hợp tác với các đơn vị điều hành nước ngoài đã giúp nhiều khách sạn có thể tiếp cận thêm nhiều tệp khách hàng hơn, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Mới đây, Công ty Cổ phần Vinpearl và Tập đoàn khách sạn Meliá Hotels International vừa công bố lộ trình hợp tác chiến lược lâu dài. Mục tiêu chung là khai thác lợi thế của đôi bên. Theo đó, Meliá Hotels International sẽ tiếp nhận quản lý, vận hành 12 khách sạn, khu nghỉ dưỡng của Vinpearl. 

Ông Mauro nhận định rằng: “Đứng ở vị trí là cầu nối giữa Chủ đầu tư và các đơn vị quản lý, chúng tôi thấy rằng ngày càng nhiều Chủ đầu tư hiểu rõ vai trò và giá trị thương hiệu đối với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Việc hợp tác này sẽ mang lại những giá trị lớn cho dự án ngay từ giai đoạn ban đầu. Đến giai đoạn vận hành, thông qua hệ thống phân phối, chương trình ưu đãi, hoạt động quảng cáo, thương hiệu khách sạn sẽ giúp dự án nâng cao khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, tại các thị trường đang phát triển khá nhanh như Phan Thiết, Hồ Tràm, Đà Lạt,... thì sự góp mặt của những cái tên quốc tế sẽ góp phần phát triển khu vực, thu hút thêm các nhà đầu tư. Từ đó làm gia tăng độ nhận diện của khu vực, trở thành điểm đến nổi tiếng trên bản đồ quốc tế”.

Như vậy, việc đồng hành cùng các thương hiệu khách sạn giúp nâng cao tính cạnh tranh. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần trải qua quá trình hoạch định và nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn hợp tác với một thương hiệu phù hợp. Du lịch luôn có sự thay đổi để thích nghi với từng thời điểm và xu hướng mới. Không chỉ có những thương hiệu khách sạn truyền thống đảm bảo về tiêu chuẩn dịch vụ, tiện ích mà thị trường còn yêu cầu nhiều thương hiệu mới để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Phải chú trọng tới những đặc tính riêng theo những thay đổi về mặt nhân khẩu học; xu hướng của thế hệ trẻ; chú trọng trải nghiệm ở thành phần dân số già; sự gia tăng ở tầng lớp trung lưu;...


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Đặc biệt, hiện nay xu hướng quan tâm sức khỏe toàn diện (wellness) đang được rất nhiều khách hàng lưu ý sau giai đoạn dịch bệnh. Trên thế giới đã không còn xa lạ gì với xu hướng này, tuy nhiên tại thị trường Việt Nam đang còn khá mới mẻ. Điều này nghĩa là, các doanh nghiệp cần thúc đẩy và phát triển mạnh hơn về dòng sản phẩm này.

Tiếp đó, yếu tố bền vững cũng là chủ đề đáng được quan tâm khi phát triển kinh tế du lịch. Việc chú trọng sử dụng nguồn lực và các sản phẩm sẵn có tại địa phương sẽ giảm tải tối đa các tác động xấu từ hoạt động kinh tế này đến môi trường. Trong thời gian tới, các thương hiệu có thể truyền tải tốt thông điệp này chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh tốt và được quan tâm hơn trên thị trường.

Năm 2022, kỳ vọng vào những sự kết hợp từ các thương hiệu khách sạn với các nhà phát triển dự án tại Việt Nam sẽ tạo ra nhiều các sản phẩm có giá trị tốt đẹp hơn cho thị trường. Từ đó, ngành du lịch Việt Nam có thể gia tăng vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước