meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các thành viên châu Âu đưa ra kế hoạch khẩn cấp ứng phó với nguy cơ Nga cắt khí đốt

Thứ hai, 25/07/2022-23:07
Liên minh châu Âu đã yêu cầu các nước thành viên đưa ra kế hoạch khẩn cấp 3 giai đoạn để đối phó với tình trạng nguồn cung khí đốt gián đoạn. Hiện đã có 11 quốc gia đang ở cấp độ khủng hoảng đầu tiên, trong khi đó nước Đức đã chuyển sang giai đoạn thứ hai.

Trong mục tiêu để các nước giảm 15% tiêu thụ khí đốt từ nay cho đến tháng 3 năm 2023, Liên minh châu Âu EU đã đặt ra kế hoạch khẩn cấp. Khối này đã cảnh báo rằng châu Âu có thể sẽ thiếu hụt nhiên liệu trong mùa đông tới nếu không nhanh chóng giảm mạnh lượng tiêu thụ khí đốt cũng như việc Nga ngừng cung cấp năng lượng này.

Theo dự kiến, sau khi đường ống Nord Stream 1 hoàn tất đợt bảo trì vào ngày 21 tháng 7, Nga sẽ tiếp tục xuất khẩu khí đốt tới Đức thông qua đường ống này. Theo dự đoán của các nguồn tin từ Reuters, trong khi một số chính phủ phương Tây tỏ ra lo ngại rằng Nga cắt nguồn cung khí đốt sau khi hoàn thành bảo trì đường ống nhưng nước này lại vẫn để khí đốt chảy sang châu Âu nhưng ở mức 40% công suất tối đa.


Kế hoạch ứng phó của các quốc gia EU nếu Nga cắt khí đốt
Kế hoạch ứng phó của các quốc gia EU nếu Nga cắt khí đốt

Nhằm ngăn chặn cũng như phản ứng với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng khí đốt, Liên minh châu Âu EU đã có những quy định và đặt ra ba cấp độ khủng hoảng bao gồm: cảnh báo sớm, cảnh báo động và khẩn cấp. Các nước thành viên thuộc khối này được yêu cầu đưa ra sẵn kế hoạch để ứng phó với sự gián đoạn của nguồn cung ở cả ba cấp độ trên.

Ở cấp độ khủng hoảng đầu tiên, đã có 11 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu kích hoạt. Đó là Áo, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Hungary, Italy, Latvia, Hà Lan, Slovenia và Thụy Điển. Đức là quốc gia duy nhất ở thời điểm hiện tại đã kích hoạt tới giai đoạn thứ hai. Sau đây là sơ lược các hành động và kế hoạch của một số chính phủ các nước châu Âu.

Pháp

Giới lãnh đạo cấp cao của các công ty năng lượng Pháp đang kêu gọi những khách hàng doanh nghiệp và cá nhân giảm lượng tiêu thụ khí đốt. Pháp đang lên kế hoạch dự phòng trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt. So với các nước thành viên khác, Pháp không phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga. Nước này chỉ tiêu thụ khoảng 17% khí đốt được nhập khẩu từ Nga.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Nga không phải là nhà cung cấp chính của cả hai nước này. Theo phát ngôn viên của chính phủ Bồ Đào Nha, cảng của nước này đã sẵn sàng đi vào hoạt động để vận chuyển khí LNG tới các nước châu Âu khác.

Ý

Nhập khẩu khoảng 40% khí đốt cần thiết từ Nga, Ý cũng đã kích hoạt giai đoạn thứ nhất trong kế hoạch khẩn cấp. Theo tiết lộ từ một quan chức với Reuters, Italy sẽ có thêm khoảng 4 tỷ mét khối khí đốt trong năm nay được cung cấp bởi Algeria, bên cạnh 21 tỷ mét khối được lên kế hoạch trước đó.

Các thành viên châu Âu đưa ra kế hoạch khẩn cấp ứng phó với nguy cơ Nga cắt khí đốt - ảnh 2

Hà Lan

Hà Lan nhập khẩu 15% khí đốt từ Nga. Nước này đã kích hoạt giai đoạn cảnh báo sớm của kế hoạch nhiên liệu khẩn cấp và tăng giới hạn sản xuất của các nhà máy nhiệt điện than. Mặc dù mỏ khí Groningen có thể được dùng để cung cấp cho các nước thành viên trong khu vực nhưng việc tăng sản lượng có thể khiến động đất dễ xảy ra hơn.

Ba Lan

Không có kế hoạch khởi động quy trình khẩn cấp 12 bước, Ba Lan sẽ yêu cầu người dân sử dụng khí đốt một cách tiết kiệm. Vào năm 2023, đường ống Baltic nối liền Ba Lan và Na Uy sẽ được lấp đầy với công suất 10 tỷ m3.

Áo

Áo nhập khẩu từ 80% khí đốt từ Nga. Trong kế hoạch khẩn cấp ba giai đoạn, nước này cũng đã kích hoạt bước đầu tiên. Áo ra lệnh cho các công ty năng lượng vận hành nhà máy và các ngành chạy bằng các loại năng lượng khác để thay thế khí đốt nếu có thể.

Bulgaria

Nga cung cấp 90% khí đốt cho Bulgaria. Bulgaria đã đàm phán với Azerbaijan để tăng cường nhập khẩu. Nước này cũng đã chấp thuận việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.

Cộng hòa Czech

Chính phủ của cộng hòa Czech cũng ủng hộ dự luật cho phép thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực sưởi ấm. Theo dự luật, các nhà máy nhiệt điện than vi phạm giới hạn phát thải trước đây bị đóng cửa thì có thể tiếp tục hoạt động vào năm 2023.

Đan Mạch

Trong kế hoạch nguồn cung khí đốt khẩn cấp 3 giai đoạn, cơ quan năng lượng Đan Mạch cũng đã kích hoạt bước đầu tiên. Ngoài ra, nước này cũng kêu gọi người dùng và doanh nghiệp giảm tiêu thụ khí đốt.

Các thành viên châu Âu đưa ra kế hoạch khẩn cấp ứng phó với nguy cơ Nga cắt khí đốt - ảnh 3

Phần Lan

Vào mùa hè, Phần Lan và các nước Baltic (Litva, Latvia, Estonia) sẽ trì hoãn các hoạt bảo trì trên một đường ống lớn để có thể đảm bảo nguồn cung năng lượng.

Hy Lạp

Hy Lạp có kế hoạch dự phòng là nhập thêm khí tự nhiên hóa lỏng và chuyển đổi 4 nhà máy chạy bằng khí đốt sang dầu diesel. Nước này chủ yếu dùng khí đốt để tạo năng lượng. Hy Lạp cũng sẽ gia tăng việc khai thác than trong vòng hai năm tới như một giải pháp tạm thời. Giữa Hy Lạp và Bulgaria có một đường ống dẫn khí bị trì hoãn từ lâu đã được hoàn thành và có thể bắt đầu hoạt động thương mại trong tháng này.

Thụy Điển

Trong kế hoạch khẩn cấp, Thụy Điển cũng đã kích hoạt giai đoạn đầu tiên.

Thụy Sỹ

Theo một quan chức chính phủ cấp cao, Thụy Sĩ có thể cắt điện 4 giờ luân phiên giữa các khu vực trong trường hợp khủng hoảng năng lượng châu  u khiến mùa đông rơi vào tình trạng khan hiếm năng lượng.

Đức

Nga cung cấp khoảng 55% nhu cầu khí đốt cho Đức. Trong chương trình khí đốt khẩn cấp 3 giai đoạn, Đức bước vào giai đoạn thứ hai. Đó là giai đoạn báo động khi Chính phủ nhận thấy rủi ro cao của nguồn cung khí đốt dài hạn.

Đức có kế hoạch cung cấp hạn mức tín dụng 15 tỷ euro (15,8 tỷ USD) để bù đắp những cơ sở dự trữ khí đốt. Trong mùa hè này, một mô hình đấu giá khí đốt sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy việc sử dụng khí đốt công nghiệp một cách tiết kiệm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước