meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các kỹ thuật sơn dầu trong vẽ tranh nghệ thuật nhất định bạn phải biết

Thứ tư, 20/07/2022-16:07
Sơn dầu là một chất liệu cực kỳ linh hoạt để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Nếu thật sự yêu thích chất liệu này thì những tóm tắt sau đây về kỹ thuật sơn dầu trong nghệ thuật sẽ là “chìa khóa vạn năng” giúp bạn bước sâu hơn vào con đường khám phá nó một cách hiệu quả nhất. 

Khám phá những nguyên tắc cơ bản khi vẽ tranh sơn dầu 

Một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ tranh sơn dùng mà người dùng chắc chắn không thể bỏ qua đó là: 

Giữ cọ vẽ ở đúng vị trí

Có nhiều cách cầm cọ vẽ khác nhau mà người họa sĩ có thể áp dụng tùy thuộc vào ý đồ và chất liệu nền của bức vẽ. Tuy nhiên, để có được sự liền mạch và trơn tru nhất của nét vẽ thì lời khuyên cho bạn là hãy cầm cọ vẽ ở đầu xa của cọ. Điều này cho phép người dùng làm chủ được một khoảng không gian rộng lớn và đồng thời có sự cử động toàn bộ cánh tay chứ không chỉ mỗi một cổ tay.

Thay đổi áp lực của tay 

Một điều quan trọng cần lưu ý là tuyệt đối tránh tình trạng nhấn cọ vẽ lên bức tranh. Bởi lẽ áp lực mà tay sử dụng có thể sẽ tạo nên sự khác biệt giữa một bức tranh hoàn hảo và một mớ hỗn độn. Hãy tập làm quen với các nét vẽ mờ, trung bình và đậm để phối hợp linh hoạt chúng trong cùng một bức tranh.  Thay đổi áp lực tay một cách thích hợp nhất để đạt được hiệu quả như mong muốn.

 


Áp lực tay càng lớn thì màu vẽ sẽ càng trộn lẫn và tạo ra những đường vân dọc đi kèm theo hai bên nét vẽ 
Áp lực tay càng lớn thì màu vẽ sẽ càng trộn lẫn và tạo ra những đường vân dọc đi kèm theo hai bên nét vẽ 

Giữ màu sắc thật tinh khiết 

Hãy cẩn thận khi lấy màu từ bảng màu và đảm bảo rằng cọ vẽ phải luôn thật sạch sẽ trước khi đổi màu mới. Nếu không sẽ làm hỏng đến màu sắc cần sử dụng. Cùng với việc để riêng những khối màu vẽ đã pha trộn thì một điều bạn cần nhớ là phải làm sạch cọ vẽ thường xuyên. Thậm chí ngay cả giữa các nét vẽ cùng màu nếu cần thiết.

Không lạm dụng các màu trộn 

Việc pha trộn các mà có thể tạo ra sự sống động và tăng sự độc đáo cho bức vẽ. Tuy nhiên nếu không thật sự tinh tế thì cũng sẽ rất dễ mang đến cảm giác khó chịu cho người xem. Vậy nên khi kết hợp màu sắc cần bảo đảm chúng được trộn thật kỹ và đồng thời không sử dụng quá nhiều màu kết hợp. 

7 kỹ thuật sơn dầu trong vẽ tranh nghệ thuật

Một khi đã nắm vững được các quy tắc cơ bản trên, người dùng có thể bắt đầu áp dụng chúng bằng cùng với các kỹ thuật sơn dầu khác nhau khi vẽ tranh nghệ thuật. 

Chiaroscuro

Chiaroscuro chuyên dùng để tạo nên sự tương phản giữa các mảng sáng - tối trong một bức tranh. Đây là kỹ thuật nền tảng tạo ra trên một bề mặt hai chiều ảo giác nổi về hình khối do ánh sáng được phản xạ trên người và vật nhằm mô phỏng các hiệu ứng mà mắt người nhìn thấy trong không gian thực ba chiều. Bản thân kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều bởi các nghệ sĩ nổi tiếng từ thời kỳ Phục Hưng như Caravaggio và Rembrandt.  


Tác phẩm Supper at Emmaus của Caravaggio sử dụng kỹ thuật Chiaroscuro tạo ra những ảo ảnh thị giác nổi bật
Tác phẩm Supper at Emmaus của Caravaggio sử dụng kỹ thuật Chiaroscuro tạo ra những ảo ảnh thị giác nổi bật

Chiaroscuro giúp tăng độ kịch tính của một tác phẩm bằng khả năng đẩy sự vật lên cận cảnh và tạo ra vẻ đẹp không gian ba chiều. Khi sử dụng kỹ thuật này, người dùng nên bắt đầu với một điểm sáng chẳng hạn như là đèn và sẽ vẽ từ đó dần về phía mảng tối.

Scumbling

Đây là một kỹ thuật sơn dầu phù hợp với những người mới bắt đầu với tác dụng tạo thêm hiệu ứng ấn tượng cho các bức tranh. Kỹ thuật Scumbling sử dụng một loại bàn chải khô cứng quét các lớp sơn thật mỏng lên toan giúp tạo độ sần nhám trên tranh sơn dầu. Thậm chí một vài lớp sơn bên dưới cũng có thể được lộ ra. 

Nhưng chính điều này lại tạo nên sự thú vị đặc biệt của riêng Scumbling. Họa sĩ Turner là người thường hay sử dụng kỹ thuật này trong các tác phẩm nghệ thuật của mình.


Bức họa “Bão tuyết: Thuyền, hơi nước rời bến cảng” được họa sĩ Turner sử dụng kỹ thuật Scumbling cho tác phẩm trở nên độc đáo, thể hiện sâu xa ý nghĩa nghệ thuật 
Bức họa “Bão tuyết: Thuyền, hơi nước rời bến cảng” được họa sĩ Turner sử dụng kỹ thuật Scumbling cho tác phẩm trở nên độc đáo, thể hiện sâu xa ý nghĩa nghệ thuật 

Alla Prima

Đối với những họa sĩ muốn hoàn thành tác phẩm một cách nhanh chóng thì Alla Prima chính là kỹ thuật rất đáng để thử. Tiến hành dùng sơn dầu vẽ thật nhiều lớp trên toan mà không để lớp nền khô hoàn toàn. Alla Prima còn gọi là kỹ thuật 'ướt trên ướt' được các hoạ sĩ giàu kinh nghiệm như Van Gogh và Mogh ưa chuộng. Kỹ thuật này cho phép các họa sĩ hoàn thành các bức tranh của mình chỉ trong một lần ngồi vẽ.

Glazing

Glazing là một kỹ thuật sơn dầu tuyệt vời cho một người hoạ sĩ mới bắt đầu thực hành chất liệu này. Kỹ thuật này thể hiện bằng việc phủ các lớp màu trong suốt lên một lớp nền tối. Khi các lớp màu tiếp theo được phủ lên, bức tranh nghệ thuật sẽ trở nên bóng bẩy hơn và tạo ra một diện mạo vô cùng độc đáo, ấn tượng.


Bức tranh sơn dầu "Đóa sen" của họa sĩ Cao Thục
Bức tranh sơn dầu "Đóa sen" của họa sĩ Cao Thục

Bức tranh sơn dầu "Đóa sen" của họa sĩ Cao Thục mang vẻ đẹp ấn tượng, thu hút bằng kỹ thuật vẽ sơn dầu Glazing

Ngoài ra, đôi khi Glazing cũng được thực hiện trên một lớp sơn dầu mỏng để tăng độ bóng đẹp.Đây là một kĩ thuật phổ biến có thể dễ dàng tìm thấy trong các tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Vermeer.

Underpainting

Những hoạ sĩ bắt đầu biết đến sơn dầu hẳn là sẽ không thích việc phải tô kín toan ngay từ lần vẽ đầu tiên. Kỹ thuật Underpainting có thể khắc phục hiệu quả điều này bằng cách người họa sĩ có thể phác thảo trên một lớp sơn rất mỏng mà không bị chặn bởi bất kì một lớp nền nào.

Kỹ thuật này sẽ giúp người dùng biết rõ tiếp theo nên đặt bút ở đâu trong quá trình sáng tác. Underpainting được hoàn thiện và phát triển bởi Giotto và Jan Van Eyck.  

Impasto 

Impasto là một kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu đòi hỏi việc thực hành phải cực kỳ điêu luyện. Kỹ thuật này là đặc trưng trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Van Gogh. Những nét sơn thật dày, đặc quánh xuất hiện có chủ ý cùng với những dấu vết cọ vẽ được hiện rõ, phản quang mạnh, gây hiệu quả ánh sáng đặc biệt và đồng thời tạo ảo giác ba chiều trên bức tranh sơn dầu. 


Kỹ thuật sơn dầu Impasto trên tay áo vàng kim trong bức tranh “Cô dâu Do Thái” của họa sĩ Rembrandt
Kỹ thuật sơn dầu Impasto trên tay áo vàng kim trong bức tranh “Cô dâu Do Thái” của họa sĩ Rembrandt

Các họa sĩ áp dụng kỹ thuật này thường sẽ thực hiện trộn màu trực tiếp ngay trên toan. Việc sử dụng Impasto trên các phần quan trọng thay vì toàn bộ tác phẩm có thể giúp tạo ra các điểm nhấn ấn tượng. Để có những nét vẽ dày hơn, các hoạ sĩ thậm chí dùng đến dao thay vì cọ vẽ như thông thường.

Grisaille

Ngày nay, kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu Grisaille hiện nay tuy không còn phổ biến nhưng nó đã được sử dụng thường xuyên trong suốt thời kỳ Phục hưng. Đặc biệt nhất là khi mô phỏng lại các tác phẩm điêu khắc. Kỹ thuật này đề cập đến nghệ thuật vẽ tranh đơn sắc, sử dụng 3 màu chủ đạo là đen, trắng và xám để hiển thị sáng, tối và đổ bóng. 

Tuy nhiên, với sự đa dạng về màu sắc có sẵn trong thời hiện đại thì Grisaille đã không còn được ưa chuộng nhiều nữa. Thế nhưng nó vẫn có thể được sử dụng để tạo nên hiệu ứng tuyệt vời cho phần lớp sơn lót. Những người mới bắt đầu tập vẽ tranh sơn dầu có thể thích luyện tập với kỹ thuật này trước khi chuyển sang sử dụng những gam màu sắc táo bạo, độc đáo.

Lời kết

Sơn dầu là một chất liệu thú vị được sử dụng phổ biến trong sáng tạo nghệ thuật. Những người hoạ sĩ có thể nghiên cứu ra nhiều kỹ thuật sơn dầu khác nhau để đảm bảo việc vẽ tranh là không nhàm chán. Hãy tận dụng cơ hội để trải nghiệm mọi kỹ thuật khi sử dụng sơn dầu khác nhau này. Và biết đâu được trong tương lai, chính bạn cũng có thể sáng tạo ra một kĩ thuật hoàn toàn mới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

14 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

14 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

14 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

14 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước