meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng trên sàn chứng khoán đang phục hồi

Thứ hai, 20/11/2023-14:11
Kết thúc quý III/2023, lượng khách du lịch quay trở lại giúp cho nhiều doanh nghiệp khai thác bất động sản nghỉ dưỡng thu lãi đáng kể, song số doanh nghiệp báo lỗ cũng không ít. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, phần lớn đều lãi hoặc chuyển lỗ thành lãi, thể hiện dấu hiệu tích cực của ngành kể từ dịch Covid - 19.

Tính đến ngày 9/11, 12 doanh nghiệp hoạt động trong phân khúc khai thác bất động sản nghỉ dưỡng (trên sàn HOSE, HNX, UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý III. Ghi nhận 6 công ty tiếp tục lãi, 1 công ty chuyển lỗ thành lãi, 5 công ty từ lãi thành lỗ so với cùng kỳ năm trước.

Các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng trên sàn chứng khoán đang phục hồi
Lượng khách du lịch trong nước phục hồi đáng kể

Nhóm công ty vẫn ghi nhận lãi bao gồm OCH, BTV, SGH, PDC, HOT, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi của lượng khách du lịch, làm tăng doanh thu khách sạn và phòng nghỉ. Song, sự phục hồi đang diễn ra không đồng bộ, phát sinh chi phí lãi vay và giá vốn tăng cao khiến VNG và DAH giảm lãi.

NVT, HGT, EIN, VTG và DSP cũng lỗ với nguyên nhân tương tự trong khi cùng kỳ báo lãi. Đối với NVT, HGT và VTG còn tổn thất hoặc giảm thu từ những khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh hay liên kết.

Phục hồi nhờ lượng khách du lịch trở lại

Những doanh nghiệp báo lãi nhờ lượng khách du lịch phục hồi bao gồm CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH), CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành (UPCoM: BTV), CTCP Khách sạn Sài Gòn (HNX: SGH), CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An (UPCoM: HOT)

Các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng trên sàn chứng khoán đang phục hồi
OCH liên tục báo lãi, dịch vụ khách sạn đều tăng mạnh

Cụ thể, dịch vụ khách sạn của OCH tăng mạnh, góp phần đáng kể vào tổng doanh thu, dù tỷ trọng không cao. Lũy kế 9 tháng tăng khoảng 50% so với cùng kỳ, đạt mức 80 tỷ đồng.

BTV, SGH báo lãi lần lượt là 10 tỷ đồng và 4,2 tỷ đồng, tăng 85% và 22% nhờ vào lượng du khách tăng trở lại sau đại dịch Covid - 12, giúp doanh thu phòng nghỉ tăng kéo lợi nhuận tăng lên.

Có thể thấy, sự phục hồi khả quan của HOT khi doanh thu từ mảng khách sạn đạt 29 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Kết quả là chuyển từ lỗ 3,2 tỷ đồng cùng kỳ thành khoản lãi 2,8 tỷ đồng.

CTCP Du lịch Thành Thành Công (HOSE: VNG) đã đưa vào hoạt động Resort Vân Phong Bay tại Nha Trang, qua đó giúp doanh thu trong kỳ tăng 2% lên mức 208 tỷ đồng. Giá vốn giảm trong khi chi phí lãi vay tăng mạnh 50% “bóp” lãi ròng còn gần 1,5 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn tăng 24% so với cùng kỳ.

CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (HOSE: DAH) và CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông (UPCoM: PDC) ghi nhận kết quả kém khả quan, dù vẫn có lãi.

PDC thu lãi 3 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% do doanh thu giảm 13%, đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng 80%. Doanh thu của DAH đã tăng 186% lên gần 13 tỷ đồng, nhưng vì không còn khoản hoàn nhập tổn thất đầu tư khiến lãi ròng giảm hơn 90%, chỉ còn khoảng 500 triệu đồng.

Còn nhiều doanh nghiệp thụt lùi

Dù thị trường du lịch đã và đang phục hồi tích cực, nhưng vì không còn ghi nhận lợi ích từ những công ty con, công ty liên doanh, liên kết làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của một số doanh nghiệp, đơn cử như CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT), CTCP Du lịch Hương Giang (UPCoM: HGT) và CTCP Du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UPCoM: VTG).

Theo NVT, do không còn cổ tức từ công ty con, đồng thời phải trả lãi trái phiếu khiến cho doanh nghiệp lỗ ròng 600 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi 10 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng trên sàn chứng khoán đang phục hồi
NVL lỗ ròng 600 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi 10 tỷ đồng

Tương tự với HGT, giá vốn và chi phí lãi vay tăng cao do phải trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tại công ty liên doanh, liên kết hơn 700 triệu đồng, dẫn tới khoản lỗ ròng hơn 800 triệu đồng, dù doanh thu tăng 11% lên hơn 14 tỷ đồng.

Trong khi VTG lỗ ròng 2.4 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 1,7 tỷ đồng, do công ty con là CTCP Du lịch Nghinh Phong tạm dừng hoạt động để thực hiện bàn giao, liên quan tới khu đất bãi tắm Thùy Vân - Bãi Sau TP. Vũng Tàu.

Với những trường hợp khác, CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (UPCoM: DSP) lỗ nặng nhất là 2,6 tỷ đồng, vì doanh thu giảm và giá vốn lại tăng cao. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty lại bị ảnh hưởng chính do giảm doanh thu từ công viên văn hóa Đầm Sen. DSN cho biết, nền kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi tiêu của người dân.

CTCP Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Điện Lực (UPCoM: EIN) báo lỗ 1,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ tăng 23%, đạt 11 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong kỳ, EIN không còn ghi nhận hơn 2 tỷ đồng doanh thu tài chính khác.

Lũy kế 9 tháng, kết quả là 10 trong 12 công ty tiếp tục có lãi ròng tăng mạnh, mức cao nhất là PDC 138% và thấp nhất là VNG 18%. DSP lãi 18 tỷ đồng, HOT lãi 3.8 tỷ đồng và HGT 2.5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đều lỗ. Điều này thể hiện sự phục hồi tích cực đang diễn ra trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng.

Song, kết quả ngược dòng thể hiện ở DAH, EIN và VTG. Cụ thể, DAH giảm lãi đến 96%, chỉ còn gần 2 tỷ đồng, dù doanh thu hơn 31 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ vì không còn những khoản lãi đến từ đầu tư trái phiếu 37 tỷ đồng và hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư gần 21 tỷ đồng. VTG báo lỗ 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 34 tỷ đồng.

Kết thúc quý III, OCH, BTV, SGH và PDC là các công ty vẫn thể hiện được sự phục hồi tích cực, thậm chí có dấu hiệu tốt hơn những năm trước khi đại dịch bùng nổ.

HOT và VNG đã khả quan hơn, nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc nếu so với trước dịch. EIN, VTG, DSP, DAH, HGT và NVL vẫn khó khăn trong quá trình phục hồi, một số kém khả quan hơn so với thời điểm trước dịch.

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

18 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

18 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

18 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

18 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

18 giờ trước