meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cà phê Việt Nam nổi danh tại nước bạn, một thương hiệu có tốc độ phát triển khó tin

Thứ sáu, 05/08/2022-14:08
Hai người bạn Henry và Radius đã tạo nên sản phẩm mang tên Kee Nguyễn. Họ đều là những người rất thích uống cà phê Việt Nam nhưng khó có thể tìm thấy được một quán cà phê ngon tại Malaysia như những gì mà họ đã trải nghiệm.

Cơn sốt cà phê Việt tại Malaysia

Tại Malaysia, cái tên Kee Nguyễn đã quá quen thuộc đối với nhiều người yêu thích cà phê Việt Nam. Đây là tên của một công ty startup được thành lập bởi hai người Malaysia là Radius Khor và Henry Tan.

Trước đây cả hai nhà sáng lập đều làm thiết kế đồ họa nhưng hiện đang dùng hết sức lực để làm ra những ly cà phê thơm ngon và chất lượng cùng với giá cả phải chăng cho người dân Malaysia. Kee Nguyễn đã đề cập trên website chính thức rằng họ đã có được nhiều thành công kể từ tháng 6 năm 2019. Mỗi ngày, họ đều đón những khách hàng mới và cũng đã xây dựng được một lượng khách hàng trung thành.

Một điểm thú vị của công ty là tên thương hiệu được lấy nguồn cảm hứng từ những cái tên khác: Nguyễn là tên họ phổ biến nhất ở Việt Nam còn Kee lấy từ họ của Henry.


Kee Nguyễn hiện có 40 cửa hàng trên khắp Malaysia
Kee Nguyễn hiện có 40 cửa hàng trên khắp Malaysia

Việt Nam là nơi có cà phê ngon và chuẩn và công ty Kee Nguyễn muốn bán cà phê đường phố giống như vậy ở mọi con đường. Mục tiêu lớn nhất của công ty là muốn khách hàng của họ cảm thấy như họ đang ở tại Việt Nam và thưởng thức ly cà phê.

Kee Nguyễn đã nhập khẩu trực tiếp các hạt cà phê từ trang trại tại tỉnh Lâm Đồng của Đà Lạt. Hạt cà phê bao gồm hỗn hợp Robusta, Arabica cùng với cacao và muối. Trong khi đó, bột cà phê là thành quả ngọt ngào từ phương pháp xay mịn đem đến hương thơm đậm đà và đặc trưng cho cà phê mà thương hiệu này bán.

Kee Nguyễn hướng đến tầm nhìn trở thành sản phẩm mà tất cả mọi người ở Malaysia có thể dùng mỗi ngày, cho dù họ là những người không uống cà phê.

Từ Việt Nam tới Malaysia

Có những câu chuyện rất tình cờ đằng sau thành công của thương hiệu Kee Nguyễn. Hai người bạn Henry và Radius đã từng du lịch Việt Nam và có dịp thưởng thức cà phê chính hiệu, ngay lập tức họ đều đam mê hương vị này. Khi về tới Malaysia, họ không thể tìm được ở đâu bán mùi vị cà phê Việt và cả hai đã đi đến quyết định tự mang cà phê về bán và lan tỏa hương vị đó tại quốc gia của mình.

Vào lúc đó, Henry đang hi vọng sẽ có một thứ gì đó đơn giản và ít căng thẳng hơn trong sự nghiệp của mình. Trong khi đó, Radius lại đang tìm kiếm một thách thức mới mẻ để anh mạo hiểm khi trở về nước sau một năm làm việc tại Hàn Quốc.

Và rồi cả hai người họ đã cùng nhau sáng lập nên công ty Kee Nguyễn. Henry và Radius vẫn là những nhà thiết kế đồ họa có trình độ cao dù cả hai họ đều rồi công ty cũ vào năm 2019 và 2021.

Ban đầu, Kee Nguyễn bán đồ trên cốp xe ô tô. Lý do họ làm như vậy là vì những người bán cà phê dạo ở tại Việt Nam cũng bán đồ uống trên những thùng nhỏ buộc sau xe máy. Hơn nữa, Kee Nguyễn lúc đầu cũng chưa có vốn để có thể thuê mặt bằng nên việc bán cà phê từ cốp xe sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

“Chúng tôi có cửa hàng đầu tiên tại Seksyen 14, PJ, là một canh bạc lớn vì chúng tôi phải tiết kiệm từng đồng để bắt đầu kinh doanh”, theo Radius chia sẻ.

Cà phê Việt Nam nổi danh tại nước bạn, một thương hiệu có tốc độ phát triển khó tin - ảnh 2

Và chẳng ai biết trước được rằng đó lại là dấu mốc khởi đầu cho 39 cửa hàng được mở trong vòng 3 năm sau. Kee Nguyễn hiện có 40 cửa hàng tại Malaysia.

Trước khi thành lập công ty, Radius cho biết rằng hai người họ không có hi vọng trở nên nổi tiếng hay thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh. Đơn thuần họ chỉ vì đam mê mà đến với cà phê.

Radius cho biết: “Suốt một năm, chúng tôi bán cà phê Việt Nam và thậm chí không có ai biết về sự tồn tại của nó. Sau khi chúng tôi quảng bá trên Twitter thì đó cũng là lúc người Malaysia thực sự yêu thích cà phê Việt Nam”.

Cà phê Việt Nam, Malaysia và phương Tây

Theo Henry và Radius, nói chung cà phê Việt Nam rất đặc biệt, hay như người Malaysia gọi là "kaw".

Radius cho biết, “Bạn nếm thử và rồi sẽ nhận ra sự khác biệt giữa cà phê Việt Nam và cà phê địa phương. Đa số các cửa hàng cà phê địa phương dùng hạt kopi kampung và coi đó là cà phê Việt Nam”.

Học được nghệ thuật pha cà phê, những nhà sáng lập khẳng định dùng hạt cà phê nguyên chất mua trực tiếp tại Việt Nam và được ủ tại Malaysia.

Kee Nguyễn có menu đồ uống y hệt như những gì họ đã trải nghiệm ở quán cà phê truyền thống của Việt Nam.

Hiện nay, Kee Nguyễn sở hữu 1/4 cửa hàng trong khi đó 3/4 cửa hàng được nhượng quyền thương hiệu. Không chỉ chú ý đến chất lượng, ông chủ Kee Nguyễn cũng muốn đảm bảo sản phẩm của mình có thể tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể.

Cà phê Việt Nam nổi danh tại nước bạn, một thương hiệu có tốc độ phát triển khó tin - ảnh 3

Henry và Radius cho biết: “Chưa một lần nào chúng tôi phải quảng cáo thương hiệu của mình. Nhưng khách hàng của chúng tôi đã làm điều đó bằng cách chia sẻ qua hình thức truyền miệng hoặc mạng xã hội”.

Ban đầu kế hoạch của Kee Nguyễn không có việc mở thêm các chi nhánh. Tuy nhiên họ liên tục nhận được yêu cầu từ khách hàng về việc mở thêm cửa hàng mới tại các địa phương vì người dân không được thoải mái đi xa do các lệnh giãn cách xã hội. 

Hiện nay so với các cửa hàng bắt đầu, thương hiệu có một số hình thức bán hàng khác từ ki ốt, quán cà phê, cửa hàng bán lẻ đến một số hàng riêng trong trung tâm mua sắm.

Đa số các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền của chúng tôi đều bắt đầu với tư cách là khách hàng của Kee Nguyễn”, theo Radius chia sẻ.

Hiện nay số lượng cửa hàng của Kee Nguyễn đã lên tới 40 nhưng hai người sáng lập vẫn có kế hoạch đảm bảo rằng thương hiệu sẽ có mặt ở tất cả các bang của Malaysia. Bang Borneo và Sarawak sẽ là những điểm đến tiếp theo của họ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

9 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

9 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

9 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước