Bưu cục là gì? Những tiện ích mà bưu cục mang đến cho đời sống
Định nghĩa bưu cục là gì?
Giải thích khái niệm bưu cục là gì
Bưu cục sẽ là nơi tiếp nhận, phân phát, điều phối các đơn hàng đi đến địa chỉ người nhận. Nguồn hàng cần vận chuyển này chủ yếu xuất phát từ các sàn thương mại điện tử như: Shopee, lazada, tiki…..hay những cá nhân kinh doanh online.
Tuy nhiên về quy mô và chức năng của bưu cục vẫn mang nhiều hạn chế hơn so với bưu điện,dù bưu cục đã được phân chia chức năng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Để đáp ứng nhu cầu trong thời đại nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao các công ty, tổ chức dịch vụ chuyển hàng rất chú trọng đến việc phát triển đẩy mạnh hệ thống bưu cục nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi của khách hàng.
Những khác biệt giữa bưu cục và bưu điện
Hiện nay vẫn nhiều người nhầm lẫn giữa bưu cục và bưu điện, bởi chức năng của hai loại dịch vụ này tương tự nhau. Tuy nhiên bưu điện có quy mô lớn hơn và thậm chí nó còn bao gồm một hoặc nhiều bưu cục.
Bưu điện là gì? Nói chính xác thì bưu điện được hệ thống bưu chính ủy quyền, có chức năng thực hiện các dịch vụ như: xử lý, phân quyền, tiếp nhận, gửi, cung cấp thư từ, chuyển phát hàng hóa và bao gồm cả chuyển tiền. Trong khi đó bưu cục thường nhận nhiệm vụ là giao thông vận tải, điều phối hàng hóa và giao phát hàng, chưa có nhiều chức năng như bưu điện.
Vai trò của bưu cục trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Qua những nội dung đã nêu ở trên chắc hẳn bạn đọc đã hình dung được nhiệm vụ chính của bưu cục là nhận - chuyển - giao hàng rồi. Bưu cục vẫn luôn khẳng định được vai trò của mình là một địa điểm giao dịch vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần nắm bắt kỹ càng hơn về vai trò của bưu cục đối với quá trình vận chuyển hàng hóa.
Là địa điểm giao nhận hàng hóa
Chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với trải nghiệm mua bán hàng hóa online. Vậy bạn đã nghe đến nhập bưu cục giao là gì chưa?. Những người giao hàng sẽ đến tận địa chỉ của người gửi hàng để nhận hàng hóa. Thông thường các shipper sử dụng xe máy để đến nhận hàng hoặc nếu khối lượng hàng quá lớn thì có thể sử dụng xe tải. Tuy nhiên mỗi bưu cục đều có cách thức làm việc riêng.
Địa điểm cung cấp thông tin dịch vụ
Nhu cầu dịch sử dụng dịch vụ ngày càng tăng lên đi đôi với nó là cơ hội việc làm ngày càng được mở rộng. Yêu cầu đối với mỗi ứng viên khi ứng tuyển vào làm việc trong ngành dịch vụ giao hàng có yêu cầu khác nhau.
Nếu không làm việc trong khâu giao hàng thì sẽ nhận nhiệm vụ tiếp nhận xử lý các đơn hàng đến cũng như đơn hàng hoàn thành một cách nhanh chóng chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó nhân viên bưu cục cũng đảm nhiệm một số vai trò như: giải đáp thông tin khiếu nại liên quan đến dịch vụ vận chuyển.
Bưu cục cũng là điểm lưu kho hàng hóa
Khi nhận hàng hóa của người gửi, thì sẽ vận chuyển đến bưu cục để thực hiện quá trình xử lý, phân loại hàng hóa nên đây còn được gọi là điểm lưu kho.
Từ đây hàng hóa sẽ được phân chia để vận chuyển đến từng khu vực, tỉnh thành trên cả nước. Thậm chí những bọc hàng không có người nhận cũng sẽ được lưu trữ ở bưu cục.
Nhằm gia tăng giá trị thương hiệu
Mỗi điểm bưu cục được hình thành không chỉ làm tăng thêm địa chỉ giao nhận hàng mà còn khẳng định được giá trị của công ty vận chuyển hàng hóa, quảng bá rộng rãi hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp nào có nhiều điểm bưu cục, phủ sóng rộng khắp cả nước cùng đội ngũ nhân viên shipper hùng hậu thì doanh nghiệp đó cùng có nhiều lợi thế trên thị trường so với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa khác
Những vị trí làm việc trong bưu cục
Giống như một mô hình công ty nhỏ, trong bưu cục sẽ có nhiều vị trí đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Mỗi vị trí công việc đều phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để công việc được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Nhân viên giao dịch
Nhân viên giao dịch luôn là vị trí thu hút được sự quan tâm của các ứng viên, bởi nhiệm vụ công việc không quá khó. Những kỹ năng cần thiết của vị trí này là phải nhanh nhẹn, giao tiếp tốt và biết cách xử lý tình huống. Ngoài ra những công việc như: điều phối hàng hóa, nhận hàng, thu tiền tại bưu cục, kiểm tra tình trạng hàng hóa, nhập thông tin trên hệ thống và kiểm kê đều do nhân viên giao dịch đảm nhiệm.
Bưu tá
Bưu tá là những người tạo ra mối liên kết giữa khách hàng và bưu cục, là người trực tiếp phát hàng cho khách. Một số nhiệm vụ chính mà bưu tá phải đảm nhiệm là: giao nhận hàng bằng phương tiện được phân công, giao hàng hóa đến các địa điểm trên phiếu giao hàng, hoàn lại hàng về bưu cục.
Do phần lớn thời gian của bưu tá đều phải di chuyển trên đường nên công việc tương đối vất vả. Bù lại sẽ có những chính sách ưu đãi và thu nhập tốt hơn so với các vị trí khác.
Nhân viên điều hành bưu cục
Mỗi bưu cục đều cần nhân viên điều hành các hoạt động hàng ngày. Nhân viên điều hành bưu cục cần phải thông thạo các nhiệm vụ hành nghề, xây dựng và phát triển hệ thống khách hàng. Ngoài ra các nhiệm vụ khác cần quan tâm đến như: đón tiếp, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng đến bưu cục, xuất nhập hàng theo ngày hoặc theo ca, phụ trách hoạt động thường ngày tại bưu cục.
Nhân viên xử lý khiếu nại
Làm trong lĩnh vực dịch vụ thì không thể tránh khỏi những sai sót phát sinh xảy trong quá trình làm việc. Bưu cục chính là nơi sẽ tiếp nhận những thông tin khiếu nại để hỗ trợ khách hàng sao cho tìm được nguyên nhân và xử lý vấn đề.
Khâu xử lý vấn đề không phải ai cũng có thể đảm nhiệm, vị trí này có nhiều áp lực hơn so với một số vị trí khác. Cần ứng tuyển những người có tinh thần trách nhiệm với công việc, hòa nhã và có tinh thần trách nhiệm cao.
Lời kết
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “Bưu cục là gì?”, nắm được các thông tin thiết yếu nhất, cách hoạt động của bưu cực. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc cho bản thân trong bưu cục thì hãy tham khảo những vị trí chúng tôi đã giới thiệu ở bên trên, chúc bạn tìm thấy việc ưng ý cho riêng mình.