meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Biến động ảnh hưởng đến giá bất động sản công nghiệp Hải Phòng năm 2022

Chủ nhật, 17/04/2022-17:04
Ngành công nghiệp giữ vai trò chủ lực để Hải Phòng phát triển kinh tế. Những năm qua, Chính phủ và địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ môi trường công nghiệp Hải Phòng phát triển đồng đều, thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế lớn.

Theo VnEconomy, Sau hai năm đại dịch Covid - 19, dù trải qua rất nhiều khó khăn nhưng bất động sản công nghiệp Hải Phòng đã vượt qua một cách "thần kỳ". Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tại một số KCN của địa phương trong giai đoạn dịch bùng phát còn cao hơn so với 5 năm trước đó. 

Hải Phòng là thành phố công nghiệp của khu vực miền Bắc. Các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh bao gồm: Công nghiệp ô tô, chế tạo máy bay, tin học, điện tử, các sản phẩm công nghệ cao. Theo đó, một loạt những thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất đã đặt nhà máy tại địa phương như Vinfast, Pioneer, Bridgestone, Nakashima và Chevron.


Nhiều doanh nghiệp đã đặt nhà máy quy mô lớn tại Hải Phòng
Nhiều doanh nghiệp đã đặt nhà máy quy mô lớn tại Hải Phòng

Ông Lê Huy Đông - Quản lý Bộ phận Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp Hà Nội cho biết, từ rất lâu trước đây, ngành công nghiệp tại Hải Phòng đã phát triển mạnh mẽ. Hải Phòng cũng là thành phố đầu tiên của Việt Nam áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái với tiêu chuẩn quản lý quốc tế.

Năm 2021, Hải Phòng dẫn đầu toàn quốc về thu hút nguồn tiền FDI. Dựa trên phân tích, năm 2022 dự báo vốn FDI đổ vào các KCN tại địa phương sẽ tăng trưởng hơn nữa. Hiện tại, 12 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trên 70%, giá thuê đạt gần 100 USD/m2 một chu kỳ thuê, giá này thuộc mức cao trên thị trường phía Bắc.

Một số dự án bất động sản công nghiệp đang mở bán phải kể tới là Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, tỷ lệ lấp đầy 60%, DeepC 60%, Nam Đình Vũ 50%. Trong đó, bất động sản công nghiệp sinh thái đang chiếm 16,5%, như Nam Cầu Kiền: 263,32ha, Deep C: 1.736ha…

Có 3 quận/huyện đang được các chủ đầu tư ưu tiên xây dựng KCN lớn là: Hải An, An Dương và Thủy Nguyên. Nguyên nhân vì ba khu vực này giáp ranh và có hệ thống giao thông kết nối thuận tiện với các tuyến đường huyết mạch, cảng biển, sân bay và cơ sở hạ tầng gắn liền với bảo vệ môi trường. Tại đây, các doanh nghiệp còn được hưởng những chính sách ưu đãi của khu kinh tế, cộng với nguồn lao động dồi dào có tay nghề.

Xét về lợi thế vị trí địa lý, Hải Phòng được ưu tiên như một điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhất là Trung Quốc khi tỉnh nằm trong chương trình hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế”. Hải Phòng có đường bờ biển dài 125km, giáp với vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, sở hữu hệ thống hơn 40 cảng biển giúp đẩy mạnh giao thương quốc tế. Từ Hải Phòng có thể di chuyển dễ dàng tới Hà Nội chỉ chưa đầy 2 tiếng. Tỉnh thuộc trục hành lang kinh tế quy hoạch phát triển công nghiệp gồm Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Về cơ sở hạ tầng giao thông, Hải Phòng là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có đủ 5 loại hình giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy và cụm đường biển. Trong đó, cụm cảng biển của tỉnh cũng là cụm cảng lớn thứ 2 cả nước, sau cụm cảng của TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống hạ tầng cảng biển và hậu cần kho vận được Hải Phòng đầu tư đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cảng Lạch Huyện là cảng biển nước sâu đầu tiên và lớn nhất của miền Bắc, có khả năng đón tàu siêu trọng và không cần trung chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa.


Hạ tầng giao thông phát triển kéo theo bất động sản tăng trưởng là điều tất yếu
Hạ tầng giao thông phát triển kéo theo bất động sản tăng trưởng là điều tất yếu

Xét về tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp trong những quý còn lại năm 2022, các chuyên gia nhận định hầu hết phân khúc đều tăng trưởng. Cụ thể, đất công nghiệp, kho, xưởng xây sẵn sẽ là loại hình được săn đón, giá cho thuê dự kiến tăng khoảng 10 - 20%. Hiện tại, giá có thể chưa tăng ngay, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy đã có tín hiệu tăng lên gần 50%.

Dựa trên tiềm năng này, Hải Phòng đang xúc tiến đầu tư, triển khai xây dựng thêm 15 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 6.400ha trong 5 năm tới. Định hướng mở rộng và phát triển sản xuất nhằm thu hút thêm những dòng vốn FDI để phát triển công nghiệp sinh thái bền vững.

Thực tế, các số liệu đang ghi nhận mức tăng của giá thuê hiện nay. Nhiều nguồn vốn liên tục đổ về Hải Phòng, trong đó phần nhiều đến từ các chủ đầu tư hạ tầng. Đặc biệt, hơn 2 năm trải qua nhiều khó khăn vì Covid - 19, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng bất động sản công nghiệp đã có những giải pháp thiết thực nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp về thị trường Hải Phòng.

Theo đại diện Deep C - Ông Koen Soenens, vào thời gian dịch bệnh vừa qua, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp Deep C còn cao hơn so với 5 năm trước đó. "Chúng tôi đã áp dụng tối đa sự hỗ trợ của mọi công nghệ truyền thông hiện đại nhằm kết nối được với các nhà đầu tư quốc tế. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể tham gia, chứng kiến sự phát triển đang diễn ra thực tế tại khu công nghiệp qua video, hay các dịch vụ mà Deep C cung cấp. Thay vì bị động đợi nhà đầu tư thứ cấp đến, chúng tôi đã tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ một cách tối ưu nhất để chia sẻ, quảng bá và gửi thông điệp của doanh nghiệp đến họ…" - ông Koen Soenens nói.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Ông Nguyễn Thành Phương - Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ, Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Đình Vũ chia sẻ: "Công nghệ thông tin đã giúp chúng tôi trong việc thu hút đầu tư, xây dựng phần mềm trợ lý ảo 360, như vậy khách hàng ở bất kỳ đâu trên thế giới có thể dễ dàng tham quan khu công nghiệp. Chúng tôi đã thực hiện các cuộc hội họp tìm nhà đầu tư bằng hoạt động video call, qua đó họ sẽ cảm nhận và khảo sát được khoảng 80 - 90% chất lượng của khu công nghiệp".

Với những cách làm tiên phong này, Hải Phòng đang dần tạo dựng một thị trường bất động sản công nghiệp cực kỳ hấp dẫn đối với những nhà đầu tư quốc tế. Ông Phạm Hồng Điệp – Tổng giám đốc Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền khẳng định, Hải Phòng đang trở thành "vùng đất hứa" cho các nhà đầu tư lớn.

Theo: vneconomy.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước