Bí ẩn ngôi làng cổ 4000 năm dưới lòng đất: Khách đến chơi vì chỉ thấy cây cối, không một bóng người
Ngôi làng này kỳ lạ đến nỗi, du khách lần đầu tới đây chỉ thấy cây cối mà không thấy làng. Tới khi thấy làng rồi lại không thấy nhà đâu. Nghe tiếng người rõ nét nhưng lại không biết phát ra từ nơi nào…
Thế giới rộng lớn luôn tồn tại vô vàn điều bí ẩn và thú vị. Những điều này đang chờ đợi bạn có thể khám phá vào một ngày gần nhất. Có những điều khiến bạn phải ngạc nhiên, không thể ngờ tới. Cũng có những điều bạn thậm chí còn chưa được nghe qua bao giờ. Trong số đó, phải kể đến ngôi làng cổ 4000 năm dưới lòng đất chỉ có tại Trung Quốc.
Ngôi làng độc nhất vô nhị
Ở đất nước Trung Quốc rộng lớn luôn có những ngôi làng “không đụng hàng” với bất kỳ nơi đâu. Điển hình chính là ngôi làng cổ nằm sâu dưới lòng đất. Những ngôi làng này thường xuất hiện ở nhiều vùng. Trong đó có Tam Môn Hiệp Thiểm (Hà Nam); Vận Thành (Sơn Đông); Khánh Dương, Cam Túc và Thiểm Tây.
Những ngôi làng cổ dưới lòng đất đã có lịch sử hơn 4000 năm. Chúng là tàn dư của các hang động từ thời xa xưa. Người cổ đại đã tận dụng những hang động này để làm nơi sinh sống. Mỗi ngôi làng là một tập hợp những căn nhà được xây dựng sâu dưới lòng đất. Chúng được coi là “tứ hợp viện dưới lòng đất” của người phương Bắc Trung Quốc, không nơi nào có được.
Thời điểm hiện tại, ở Trung Quốc vẫn còn khoảng hơn 100 ngôi làng như thế. Trong đó, tổng cộng gần 10.000 ngôi nhà dưới lòng đất còn tồn tại. Ngôi nhà dưới lòng đất cổ nhất được ghi nhận là hơn 200 tuổi. Nơi đây là nơi sinh sống của một gia đình 8 thế hệ. Ngoài ra, Nhân Mã Tắc và Miếu Thượng là ngôi làng cổ được bảo quản nguyên vẹn nhất hiện nay.
Đây đúng kiểu là những ngôi làng không đâu có ngoài Trung Quốc. Những căn nhà siêu đặc biệt được xây dựng sâu 6 tới 7m dưới lòng đất. Đa phần đây là những căn nhà hình vuông, cạnh dài từ 10 đến 12m. Mỗi căn nhà đều có mỗi đường hầm khá sâu. Căn hầm này là “phương tiện kết nối” với thế giới bên ngoài.
Lối thiết kế đơn giản, tiết kiệm chi phí
Những ngôi nhà dưới lòng đất giống như máy điều hòa nhiệt độ. Tại những ngôi làng này, mùa hè thoáng mát trong lành. Nhiệt độ lúc nào cũng chỉ dao động ở mức 20 độ C, cảm giác vô cùng dễ chịu. Vào mùa đông, nhiệt độ ở đây lại vô cùng ấm áp. Bên ngoài dù gió to cỡ nào thì những cư dân sinh sống tại đây cũng không bị ảnh hưởng.
Bà Yang Guorang - một trong những cư dân sinh sống tại đây cảm thấy vô cùng hài lòng. Bà cho biết, ngôi nhà của bà vô cùng thoải mái. Cụ bà hào hứng: “Hãy nhìn xem, mùa đông ấm áp còn mùa hè lại mát mẻ. Còn gì thoải mái hơn nữa”.
Để có được một căn nhà dưới lòng đất như thế, mỗi hộ gia đình phải mất 2-3 năm để đào đất. Họ đào đất để lấy chỗ trống, sau đó mới tiến hành xây dựng nhà. Trong những ngôi nhà dưới lòng đất, mọi sinh hoạt của các hộ gia đình đều được gói gọn trong một căn nhà nhỏ kín đáo.
Được biết, những căn nhà này thuộc kiểu nhà Yaodong. Kiểu nhà này được cho là xuất hiện từ thời đồ đồng. Sau đó, nó được tiếp tục xây dựng trong thời nhà Minh, nhà Thanh thời phong kiến. Ngày nay, những căn nhà này cũng thay đổi khá nhiều. Chúng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại. Trong nhà đều đã có điện cùng với nhiều tiện ích khác.
Những căn nhà đều có lối thiết kế và xây dựng khá đơn giản. Căn nhà có chi phí “khiêm tốn” nhưng thiết kế độc đáo rất phù hợp với những người dân nghèo. Khi nhìn từ trên cao xuống, mọi người dễ dàng nhận ra mỗi căn nhà đều có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Phía trước căn nhà đều có khoảng sân nhỏ, bên trong có đầy đủ không gian. Những không gian này bao gồm phòng khách, phòng ngủ cho tới nhà bếp.
Trung bình, căn nhà một phòng ngủ có giá thuê là khoảng 700.000 đồng/tháng. Một căn nhà 3 phòng ngủ và phòng tắm sẽ có giá bán khoảng 32.000 bảng. Số tiền này tương đương khoảng 950 triệu đồng.
Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
Những ngôi nhà tại ngôi làng cổ này có muôn vàn điều thú vị. Căn nhà không chỉ mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp mà còn tránh được động đất. Hàng trăm năm trôi qua, những cư dân nơi đây vẫn sống, sinh hoạt bên trong những căn nhà đặc biệt này.
Mỗi căn nhà ở trong ngôi làng đều có một đường hầm dẫn ra bên ngoài và tới sân chung. Sân chung chính là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Đây cũng là nơi diễn ra các buổi tụ họp, đám cưới và lễ hội của ngôi làng.
Kiểu nhà Yaodong được xây dựng dưới lòng đất là một cách tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Ngôi làng có sự độc đáo riêng biệt. Cùng với lối đi lạ dưới lòng đất, chúng còn được biết đến với tên gọi “ngôi làng bí ẩn”. Ngôi làng thu hút nhiều tờ báo lớn trên thế giới. Những tờ báo này liên tục đăng ảnh, cảnh quay từ trên cao về các ngôi nhà Yaodong.
Từ đó, nhiều du khách từ khắp nơi đã lặn lội tìm tới tham quan ngôi làng dưới lòng đất. Họ muốn tận mắt chứng kiến ngôi làng độc đáo cùng công trình xây dựng hiếm có. Nhiều năm qua, những ngôi làng với các ngôi nhà Yaodong trở thành điểm tham quan hút khách. Không chỉ khách trong nước, du khách nước ngoài cũng nghe tin và tìm đến đây để tham quan.
Năm 2011, kiểu nhà Yaodong được cơ quan chức năng Trung Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Những ngôi nhà này đang được tiến hành giữ gìn, bảo tồn.