meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Báo cáo tài chính - Phân loại, cách lập & đọc BCTC

Thứ tư, 15/07/2020-08:07

Một trong những tài  liệu cực kỳ quan trọng đối với các cơ quan tổ chức và các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong các bản phân tích báo cáo tài chính có tồn tại những vấn đề mà các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm và hết sức lưu ý. Vậy báo cáo tài chính là gì và chúng đóng vai trò như thế nào với các doanh nghiệp? Những lưu ý dưới đây sẽ là những thông tin thực sự bổ ích cho công việc của bạn. 

Có thể bạn quan tâm: Bên bán nhà chịu thuế gì? Update mới nhất theo quy định 2021

Báo cáo tài chính là gì?

Tại Luật kế toán 2015 quy định ngay khoản 1 Điều 3 thì Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống kinh tế cung cấp về các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo biểu mẫu quy định. Lấy ví dụ như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,.. Và chúng thường được công bố định kỳ vào mỗi cuối quý hoặc cuối mỗi năm.

 Bạn đã nắm được ý nghĩa của báo cáo tài chính?
Bạn đã nắm được ý nghĩa của báo cáo tài chính?

Các loại báo cáo tài chính

Thông thường, bản phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào một dự án. Khi bạn là một đối tác bạn sẽ muốn biết được những thông tin cơ bản về tình hình tài chính của công ty mà mình hợp tác.

Tất nhiên, qua bản báo cáo tài chính bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất để đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệp hiện tại. 

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng của doanh nghiệp

Theo chuẩn mực được đưa ra, bản báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm có 4 biểu mẫu sau:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
  • Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Thời gian gần đây, phía cơ quan thuế đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đều cần nộp bổ sung một biểu mẫu có tên là “bảng cân đối số phát sinh”. Tất cả các kế toán viên đều cực kỳ coi trọng bảng báo cáo này. Đây cũng là một yếu tố không thể nào thiếu được trong bản báo cáo tài chính trong ngành nghề kế toán. *

Tất cả những chỉ tiêu nêu ở trên đều đã được chuẩn hóa dựa theo các chuẩn mực cũng như quy định chung. Với mục đích chính là để người đọc có thể hiểu được những nội dung cơ bản và bao quát nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đọc hiểu được văn bản này bạn cần phải có những kiến thức chuyên môn cơ bản nhất.

Bảng cân đối kế toán - báo cáo tài chính

Khi đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán là nơi thể hiện tổng quát được tình hình tài sản mà doanh nghiệp hiện đang có. Tính theo giá trị tài sản và cả nguồn hình thành tài sản được tính ở một thời điểm nhất định. Thường là cuối kỳ hoặc khoảng thời gian cuối năm. 

 Bảng cân đối kế toán mẫu với một số chỉ tiêu cơ bản
Bảng cân đối kế toán mẫu với một số chỉ tiêu cơ bản

Bảng cân đối kế toán được thể hiện đầy đủ thông qua tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản. Chúng sẽ được phân loại và sắp xếp sao cho phù hợp nhất để thuận tiện cho quá trình mã hóa cũng như kiểm tra của kế toán viên. 

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Đây là nơi tổng hợp và phản ánh được tình hình kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp trong khoảng thời gian là một kỳ. Nói theo cách khác thì bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ thể hiện được chi tiết các thực trạng về kinh doanh lãi hoặc lỗ  của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Bảng báo cáo này được thiết lập dựa trên sự cân đối của doanh thu, chi phí cùng với kết quả của quá trình kinh doanh. 

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đây là một văn bản báo cáo tài chính chuyên dụng để cung cấp các thông tin nghiệp vụ kinh tế. Những thông tin được cung cấp đều có ảnh hưởng đến tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp đó. 

Bảng lưu chuyển tiền tệ đóng một vai trò tương đối quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình đánh giá về khả năng kinh doanh tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Chúng giải thích được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng cùng với dòng tiền ròng của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, dựa vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng có thể phân tích được khả năng thanh toán, đồng thời dự đoán luôn kế hoạch thu tiền cho khoảng thời gian ở kỳ tiếp theo. Bản cáo cáo này sẽ được thiết lập khi doanh nghiệp cân đối giữa hoạt động thu chi tiền mặt.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Chúng cũng sẽ phản ánh được việc hình thành và việc sử dụng số lượng tiền đã phát sinh ở trong kỳ thực hiện báo cáo. 

Thuyết minh báo cáo tài chính

Đây là một văn bản được thiết lập nhằm mục đích giải thích cũng như bổ sung thêm các thông tin một cách đầy đủ hơn về hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời thực trạng tài chính của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh cũng sẽ được thể hiện ở kỳ báo cáo. 

 Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính

Đây là văn bản được hình thành khi những thông số chi tiết không được trình bày trong các bảng báo cáo khác. Hơn nữa, trong văn bản này những chính sách kế toán được sử dụng ở trong kỳ. Một số những vấn đề đặc biệt và những sự kiện đã xảy ra cũng sẽ được thể hiện ở trong văn bản này. 

Bảng cân đối số phát sinh

Đây là bảng tổng hợp những số dư có ở đầu và cuối kỳ được thực hiện ở trong cùng một kỳ kế toán. Chúng sẽ bao gồm các loại tài khoản như: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồn vốn, … Văn bản này có ích đối với các kế toán viên. Chúng được sử dụng để kiểm tra và đánh giá được chính xác của việc định khoản, ghi chép số liệu lẫn tình hình biến động của danh mục tài sản và nguồn vốn. 

Vào khoảng thời gian cuối kỳ, trước thời điểm lập báo cáo tài chính, để bảo đảm cho sự tin cậy của những chỉ tiêu được đưa ra, các kế toán viên bắt buộc phải kiểm tra lại thật kỹ những số liệu đã được ghi chép và tính toán ở trong kỳ. 

 Bảng cân đối số phát sinh có ý nghĩa quan trọng
Bảng cân đối số phát sinh có ý nghĩa quan trọng

Bảng cân đối số phát sinh được để đối chiếu các số liệu phát sinh đồng thời tổng hợp các số liệu chi tiết khấc. Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm tra chi tiết mà các kế toán viên thường sử dụng. 

Cách lập báo cáo tài chính chuẩn nhất 

Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập báo cáo tài chính kế toán có nhiệm vụ thực hiện việc phân loại tài sản có và nợ. Chúng được xác định trong dài hạn kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất. Do vậy, từ sổ chi tiết các tài khoản, kế toán cần phải tiến hành phân loại chi tiết theo nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính nêu trên.

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

 Cập nhật các nguyên tắc lập BCTC theo Thông tư của Nhà nước quy định
Cập nhật các nguyên tắc lập BCTC theo Thông tư của Nhà nước quy định

Nguyên tắc dồn tích

Khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền thì còn lại cần phải tuân thủ theo nguyên tắc dồn tích. Theo cơ sở thì các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh thì không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán của các kỳ kế toán liên quan.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Bảng báo cáo tài chính phải tuân theo cơ sở giả định khi đang hoạt động liên tục trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngưng các hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô.

Nếu không được dựa trên cơ sở này thì sự kiện cần phải được nêu rõ cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo này và khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.

Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Các khoản một không trọng yếu thì trình bày riêng lẻ và được tập hợp theo tích chất còn lại các khoản mục trọng yếu thì được trình bày riêng biệt. Theo nguyên tắc trọng yếu thông tin, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính chất trọng yếu.

Nguyên tắc nhất quán

Độ nhất quán trong việc trình bày và phân loại các khoản mục phải tiêu chuẩn từ niên độ này sang niên độ khác. Trừ các trường hợp có sự thay đổi đáng kể về bản chất hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét các trình bày cần thay đổi. Một trường hợp khác chính là kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

Nguyên tắc bù trừ

Theo nguyên tắc này thì tài sản nợ và có phải được trình bày riêng biệt và chỉ khi chúng liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh hoặc phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại. 

Nguyên tắc có thể so sánh

Giúp ích cho việc so sánh giữa các kỳ kế toán trong báo cáo tài chính. Bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.

Các bước lập báo cáo tài chính

 Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Để thực hiện nghiệp vụ lập báo cáo tài chính theo trình tự thời gian thì các kế toán cần phải sắp xếp chúng cẩn thận chi tiết theo thứ tự. Các chứng từ nên được lưu trữ theo tháng hoặc quý để dễ kiểm soát.

Bước 2: Hạch toán và phân bổ chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Dựa trên các chứng từ kế toán đã được sắp xếp theo thứ tự một cách khoa học, kế toán tiến hành nhập liệu các nghiệp vụ kinh tế nảy sinh và hoàn thiện chúng nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu số liệu với các hồ sơ khác

Sau khi đã hạch toán và hoàn thiện các hồ sơ, chứng từ được kê khai chuẩn theo các bước trước đó thì kế toán còn tiến hành rà soát lại những nghiệp vụ phát sinh. Trong đó thì phân nhóm tài khoản cần được soát xét kỹ càng nhất bởi đây là số liệu dễ phát sinh sai lệch nhất

Bước 4: Cân đối các bút toán tổng hợp và kết chuyển

Sau khi rà soát lại toàn bộ các nghiệp vụ chi tiết xong xuôi thì kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ đảm bảo những tài khoản đầu 5 tới đầu 9 không có số dư cuối kỳ.Trong đó doanh thu và chi phí phải bảo đảm mối quan hệ hài hoà và hợp lý. 

Bước 5: Lập báo cáo tài chính

Sau khi đã hoàn tất việc rà soát tổng hợp hết các số liệu cần thiết thì nhiệm vụ cuối cùng của kế toán sẽ lập bảng và hoàn tất thống kế báo cáo tài chính theo các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

Thuyết minh báo cáo tài chính

Đây sẽ là một bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể tách rời khi họp thành của BCTC. Chúng được dùng để phân tích các chi tiết về thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán nhằm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra bản thuyết minh này cũng có thể trình bày những thông tin xác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý hơn.

Chúng được biết tới như một bộ phận không thể tách rời của BCTC khi dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Nội dung bản thuyết minh báo cáo tài chính

Dù nội dung bản thuyết minh là phần buộc phải có trong BCTC mẫu thuyết minh thầy đã được bộ tài chính đề ra (theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006). Cho đến nay lại không có một tiêu chuẩn nhất định nào quy định về độ xác thực và rõ ràng của chúng.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ công bố thông tin các yêu cầu bắt buộc tối thiểu của luật pháp để tránh những sai phạm không đáng có. Vì vậy chúng sẽ được liệt kê với các nội dung chính như sau:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kỳ kế toán, tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán.
  • Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đang áp dụng.
  • Các chính sách kế toán áp dụng.
  • Thông tin bổ sung cho những khoản mục được trình bày trong bảng cân đối kế toán.
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong báo cáo kết quả HĐKD.
  • Thông tin bổ sung cho khoản mục được trình trong BCTC lưu chuyển tiền tệ.
 Thuyết minh BCTC bắt buộc càng minh bạch càng tốt, nhưng vẫn cần bảo đảm những bí mật thương nghiệp và cách duy trì sự phát triển của công ty.
Thuyết minh BCTC bắt buộc càng minh bạch càng tốt, nhưng vẫn cần bảo đảm những bí mật thương nghiệp và cách duy trì sự phát triển của công ty.

Cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính như sau: 

  • Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
  • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
  • Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
 Những căn cứ khi lập thuyết minh BCTC
Những căn cứ khi lập thuyết minh BCTC

Đọc và phân tích báo cáo tài chính đơn giản nhất

Đối với những người Startup hoặc một doanh nghiệp trẻ đã được thành lập trong một khoảng thời gian nhất định. Liệu bạn đã có thể đọc một cách hoàn hảo bản báo cáo tài chính về doanh nghiệp của mình. Nếu chuyên ngành bạn không thuộc tài chính kế toán thì sẽ rất mông lung và không có kinh nghiệm đọc và phân tích chúng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (quý hoặc năm tài chính).Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động khác. 

Công thức chung ở phần này là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Bảng cân đối kế toán

Đây là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Nó thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Kết cấu của Bảng cân đối sẽ gồm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn. Đây là những thứ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ngoài ra tài sản được phân thành 2 loại, là: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

Với phương trình cân bằng: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp thông qua tài khoản 511,131, và 111. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

 Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm.
Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm.

Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Xác định kỳ lập báo cáo tài chính

  • Kỳ lập BCTC hàng năm: Với loại kỳ này doanh nghiệp phải lập BCTC theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm 12 tháng tròn sau khi đã thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt xảy ra khi doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo cho một cây kế nhưng không được vượt quá 15 tháng.
  • Kỳ lập BCTC giữa niên độ: Với thời gian ngắn hơn và tính theo mỗi quý (không bài gồm quý IV)
  • Kỳ lập BCTC khác: Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo các kỳ tự do như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) sao cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời gian cho phép nộp báo cáo tài chính chậm nhất là vào tháng thứ ba (khoảng 90 ngày), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Với các trường hợp còn lại thì gia

 Cẩn thận với thời gian nộp BCTC để tránh việc trễ thời gian gây ra gây tổn thất nghiêm trọng
Cẩn thận với thời gian nộp BCTC để tránh việc trễ thời gian gây ra gây tổn thất nghiêm trọng

Bộ báo cáo tài chính gồm những gì?

Các tờ khai quyết toán thuế

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Bộ báo cáo tài chính

  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ

Lưu ý trước khi lập báo cáo tài chính

Trước khi hoàn thiện bản báo cáo tài chính thì các kế toán cần phải lưu ý về cách tài khoản nhằm đảm bảo các quỹ tiền đối chiếu sẽ tương ứng phù hợp nhất. Dưới đây sẽ là những lưu ý về các tài khoản sau:

  • TK 111: cần chuẩn bị biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt đối chiếu và các phiếu thu chi trong các hồ sơ liên quan.
  • TK 112: đối với các giấy tờ báo có, báo nợ, ủy nhiệm chi với sổ phụ ngân hàng và các chứng từ thu của ngân hàng.
  • TK 131, 331: kiểm tra kỹ càng các khoản thu, phải trả, đối chiếu và lập biên bản công nợ đầy đủ tại thời điểm ngày cuối cùng trong năm (lập biên bản gia nợ công hạn nếu có).
  • TK 1331, 3331: đối chiếu với các tờ khai thuế, lập các bút toán bù trừ thuế đầu ra cho từng kê khai thuế và nộp thuế đúng hạn nếu có sự phát sinh bất kỳ.
  • TK 141: trai các tình trạng tạm ứng, thanh toán tạm ứng của nguồn lao động.
  • TK: 152, 153, 155, 156, 157: ra soát bản nhập tồn kho, đối chiếu các tổng giá trị tồn kho với số dư trên các tài khoản tương ứng. Lập biên bản kiểm kê và so sánh sổ sách (xem xét các tổn thất hàng tồn kho nếu có)
  • TK 242: Lập bảng phân bổ chi phí CCDC và chi phí trả trước.
  • TK TSCĐ: Lập bảng tính khấu hao TSCĐ theo TT45.
  • Kiểm tra chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp, tổng hợp các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế của từng NLĐ để làm quyết toán thuế TNCN.
  • Tính BHXH và các khoản trích theo lương, đối chiếu kiểm tra với thông báo của cơ quan Bảo hiểm.
 Hãy cẩn thận với các lưu ý trên nhằm không đẩy mình vào sai sót nhé
Hãy cẩn thận với các lưu ý trên nhằm không đẩy mình vào sai sót nhé

Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết trong bồi thường thiệt hại sản xuất kinh doanh

Tất cả những thông tin cơ bản nhất về báo cáo tài chính đều được cập nhật ở trong bài viết trên. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với những bạn đang và sẽ tìm hiểu về ngành nghề kế toán. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 giờ trước