ATD là gì? Tất cả thông tin về ATD bạn nên biết
Bản chất của ATD là gì?
Nếu bạn từng đo sinh trắc vân tay hay kiểm tra về vân tay của mình, chắc hẳn bạn đã nghe đến khái niệm ATD. Vậy ATD là gì? Chỉ số ATD là 1 trong những chỉ số mà sinh trắc vân tây quan tâm nhất.
ATD là viết tắt của Axial Triradius có nghĩa tốc độ xử lý thông tin của các bán cầu não. ATD có thể thay đổi theo thời gian, tức tốc độ xử lý thông tin của các bán cầu não sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào chính bạn. Như vậy, ATD được hiểu đơn giản hơn là sự tiếp nhận thông tin và xử lý tiếp thông tin của bán cầu não.
Chỉ số ATD sẽ được đo và tính bằng 3 điểm của các vân tay, sau đó tất cả thông tin của ATD sẽ được truyền thông qua 5 giác quan sau đó mới truyền tới tế bào thần kinh. Tiếp đó, thông tin sẽ được truyền lên não để xử lý và phân tích dữ liệu đó.
Nhận biết tốc độ xử lý thông tin của não nhờ các cấp độ
Chỉ số ATD của mỗi người là khác nhau. Do chỉ số ATD phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền, sự luyện tập của mỗi người. Chính vì thế, mà cũng có rất nhiều cấp độ xử lý thông tin khác nhau. Ví dụ nếu góc độ càng nhỏ thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh, ngược lại nếu góc độ càng lớn thì tốc độ xử lý thông tin càng chậm. Vậy thông thường có mấy cấp độ ATD? Hiện nay sẽ có 4 cấp độ như sau:
Cấp độ ATD < 35 độ
Nếu bạn đo được từ 2 lòng bàn tay dưới 35 độ, biểu hiện chỉ số ATD là gì? Ở trường hợp bạn đo được dưới 35 độ, tức là bán cầu não của bạn hoạt động nhạy bén, khả năng quan sát và học hỏi rất nhanh. Đồng thời, bạn được đánh giá là người có kiểm soát tốt và nhanh nhẹn trong các hoạt động khác nhau.
Tuy nhiên người có chỉ số ATD < 35 độ cần phải đảm bảo và điều chỉnh tốt cảm xúc của mình. Đồng thời, bạn nên hạn chế lo lắng và không nên là quan trọng hóa những vấn đề nhỏ. Bởi nếu bạn không điều chỉnh tốt cảm xúc sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập, công việc và cuộc sống của mình.
Một trong những lời khuyên cho những người này là: Luyện tập các bài tập thở nhẹ nhàng, ngoài ra bạn có thể cải thiện cảm xúc của mình bằng cách ghi các công việc cần thiết, cách thực hiện chúng ra 1 cuốn sổ.
Cấp độ ATD 35 - 40 độ
Hầu hết mọi người sẽ rơi vào chỉ số ATD này, bởi đây là mức độ phản ảnh tiếp nhận xử lý dữ liệu và sự nhạy bén trung bình của não bộ ở mức trung bình.Ở cấp độ này, tỷ lệ cân bằng của 2 bán cầu não trong việc quan sát, tiếp nhận và xử lý thông tin đều đạt ở mức cân bằng. Điều đó giúp bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Đối với ở có chỉ số ATD ở mức độ này thường là người thông minh,chỉ cần bạn cố gắng và phát huy tốt thế mạnh của bản thân là có thể đạt sự nghiệp thông công, sớm thăng tiến trong công việc?
Cấp độ ATD 40 - 45 độ
Nếu bạn sở hữu góc độ 40 - 45, thì thể hiện chỉ số ATD là gì? Với góc độ này, chỉ số ATD thể hiện rõ bạn là người cần phải thường xuyên luyện tập, rèn luyện cả 2 bán cầu trái và phải. Đối với việc học, người có góc độ này thì bạn là 1 người bình thường, phương pháp và sự tiếp thu của bạn ở mức bình thường chưa có điểm nhấn đặc biệt. Tuy nhiên, chỉ số ATD có thể thay đổi nhờ vào sự luyện tập nên bạn có thể rèn luyện tư duy, phản xạ của mình liên tục.
Cấp độ ATD > 45 độ
Nếu góc ATD > 45 độ thể hiện bán cầu não trái, phải có tốc độ phản ứng khá chậm trong học tập. Đội khi, người có chỉ số ATD này sẽ có xu hướng chậm hơn về ăn nói và hoạt động. Chính vì thế, bạn cần dành thời gian luyện tập và tự tìm ra phương pháp học tập đúng đắn nhất.
Cần làm gì để phát huy ATD?
Dựa vào khái niệm ATD là gì? Chắc hẳn mọi người cũng biết chỉ số này sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu bạn muốn thay đổi chỉ số ATD để tăng khả năng phản xạ, nhạy bén hơn hãy cùng chúng tôi tham khảo 1 số phương pháp giúp tăng chỉ số ATD nhé:
Cần rèn luyện thường xuyên
Lựa chọn rèn luyện thường xuyên sẽ giúp ích cho não bộ của bạn. Bởi não bộ của bạn hoạt động theo nguyên lý: tư duy thường xuyên giúp bạn trở nên nhạy bén, tiếp nạp kiến thức giúp bạn thông thái. Ngược lại, nếu bạn không chịu rèn luyện bộ não của mình thì sự thông minh, nhạy bén của bạn sẽ bị giảm theo thời gian.
Bạn cần rèn luyện bộ não bằng cách: đọc sách, giao tiếp với mọi người xung quanh,... Đặc biệt, bạn cần thường xuyên rèn luyện thể lực của mình bằng cách: đi bộ, chạy, đá bóng,...
Lựa chọn 1 phương pháp phù hợp với bản thân
Như mọi người đã biết, thành công cần sự góp mặt của hơn 50% về phương pháp. Như vậy, lựa chọn phương pháp thật sự quan trọng cho việc xử lý thông tin của não bộ. Nếu như bạn đang áp dụng phương pháp học, tiếp thu của người khác mà không nhận thấy sự hiệu quả. Hãy ngưng sử dụng phương pháp ấy nhé, thay vào đó bạn hãy lựa chọn phương pháp học phù hợp nhất với mình.
Cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi
Nếu não bộ của bạn hoạt động căng thẳng quá mức sẽ mang lại hiệu quả công việc không hiệu quả. Thay vào đó, bạn cân bằng giữa học và nghỉ ngơi giúp não bộ của bạn hoạt động khoa học sẽ tạo ra nhiều kết quả tốt nhất. Bạn có thể cân bằng thời gian dành cho việc học và nghỉ ngơi nhờ các ứng dụng trên điện thoại như: pomodoro.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi vừa cung cấp đến bạn ATD là gì? Và làm thế nào để cải thiện chỉ số ATD của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn hiểu rõ về ATD sẽ thay đổi theo thời gian nhờ sự học hỏi, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình. Chúc bạn sẽ tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho bản thân nhé!