Apple có 25 đối tác đặt nhà máy tại Việt Nam
Theo Zingnews, Apple mới đây đã đưa ra chính sách đối tác cung ứng cho hãng trong năm tài khóa 2021. Theo đó, có 180 công ty chiếm 98% chi phí trực tiếp cho sản xuất, vật tư và lắp ráp trên toàn cầu.
Có 25 đối tác trong số đó có nhà máy tại Việt Nam, nhiều hơn so với con số 21 công ty của năm 2020.
Nhiều đối tác đã quen thuộc
Luxshare Precision, Hon Hai Precision (Foxconn), hay những doanh nghiệp cung ứng linh kiện Samsung, Intel… là những đối tác quen thuộc của Apple.
Táo khuyết sở hữu thêm 5 đối tác với nhà máy tại Việt Nam trong năm tài khóa 2021. Ngoài ra, Apple cũng loại bỏ công ty Foster Electric, có nhà máy tại Đà Nẵng và Bình Dương.
Bên cạnh đó, danh sách trên cũng có thêm nhà máy của Luxshare Precision tại Khu công nghiệp VSIP (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). Nhà máy này mới hoạt động từ năm 2020, trước đó là tại Bắc Giang.
Dựa theo danh sách của Apple, có thể thấy hãng vẫn dựa vào phần lớn đối tác Trung Quốc.
Thế nhưng, xu hướng chuyển dịch khỏi thị trường Trung Quốc vẫn trở nên rõ ràng so với 2017-2020, khi Apple có ⅓ đối tác đặt nhà máy tại Trung Quốc.
Nhà phân tích Eddie Han tại Isaiah Research chia sẻ với SCMP: “Apple có thể giảm thiểu sản xuất tại Trung Quốc đại lục và tăng cường có mặt tại Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, họ vẫn gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp Trung Quốc - một phần của nguồn cung”.
Kỳ vọng lớn hơn
Báo cáo từ JP Morgan đưa ra hồi cuối tháng 9 nhận định rằng Việt Nam sẽ là khu vực sản xuất trọng yếu của Apple với 5% MacBook, 20% iPad và Apple Watch, và 65% lượng AirPods đến năm 2025.
Theo đánh giá từ Nikkei Asia, đó là một bước tiến của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, và góp phần cung cấp cho nguồn cung toàn cầu.
Thế nhưng, toàn bộ đối tác cung ứng làm việc trực tiếp với Apple hiện tại đều là doanh nghiệp Trung Quốc và chưa có sự góp mặt của công ty Việt. Bởi vậy, sự thành công của Việt Nam đã thu hút thêm nhiều công ty khác xây dựng chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Nikkei cũng nhận định rằng khu vực công nghệ cao vẫn chưa có tại Việt Nam nên các nhà làm chính sách rơi vào thế khó.
Nikkei Asia cho biết tốc độ tăng trưởng xuất khẩu công nghệ của Việt Nam cao hơn bất kỳ nước Đông Nam Á nào khác, với tỷ trọng đạt 42% trong năm 2020, tăng kỷ lục so với 13% trong năm 2010. Tuy nhiên, chỉ có một số ít trong những sản phẩm đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Thế nhưng, đa phần ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam mới chỉ có thể lắp ráp cho những thương hiệu lớn.
Samsung Electronics đưa ra danh sách các nhà cung cấp lớn năm 2020 và chỉ kể đến những công ty nước ngoài tại Việt Nam dù đã có mặt ở nước ta được 14 năm và một nửa lượng smartphone đều được sản xuất tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Nikkei Asia, so với các nước khác, Việt Nam có nhiều lợi thế như giá rẻ, nhân công kỷ luật cao, chính sách phát triển kinh tế tốt. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn khác như thiết trang thiết bị kỹ thuật và lao động còn thiếu kinh nghiệm.
Theo chuyên gia kinh tế Phùng Tùng, Giám đốc Viện nghiên cứu Mekong Development Research Institute, Việt Nam sẽ là đối thủ lớn với các nhà sản xuất trong khu vực như công ty chế tác chip Silterra của Malaysia hay Oppo của Trung Quốc nếu ngành công nghiệp sản xuất đạt được thành tựu nhất định.
Ở chiều ngược lại, thất bại sẽ khiến Việt Nam bị kẹt lại trong mớ các xưởng sản xuất, điều này làm trì trệ nền kinh tế và gây nên những cuộc khủng hoảng nợ. Chuyên gia Phùng Tùng cho rằng Việt Nam nên sớm tìm chỗ đứng trong cuộc chiến thương mại để không rơi vào tình trạng tồi tệ đó.