meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ấn Độ dự kiến ẵm trọn gần 60 ngàn tỷ đồng nhờ xuất khẩu iPhone, Việt Nam có lợi thế nào cạnh tranh?

Thứ năm, 06/10/2022-21:10
Ấn Độ đang có tham vọng trở thành vị trí công xưởng số 1 trên toàn cầu sau khi mở rộng sản xuất iPhone. Đây vốn là vị trí mà Trung Quốc được xướng tên.

Theo Nhịp sống thị trường, hoạt động sản xuất iPhone tại thị trường Ấn Độ tiếp tục được mở rộng. Dự kiến các nhà máy tại nước này sẽ tăng gấp đôi giá trị xuất xưởng hàng năm lên 2,5 tỷ USD (tương ứng gần 60 ngàn tỷ đồng). Hãng công nghệ Apple mong muốn mở rộng khả năng sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. Đây là động thái giảm thiểu rủi ro do gián đoạn nguồn cung hoặc những vấn đề địa chính trị.

Tham vọng trở thành “công xưởng số 1 thế giới” của Ấn Độ

Với kim ngạch xuất khẩu iPhone tại Ấn Độ đạt mốc mới, quốc gia tỷ dân này ghi nhận hoạt động sản xuất của Apple ngày càng có nhiều triển vọng. Các nguồn tin cho biết kể từ tháng 4, những lô hàng từ Ấn Độ đã vượt mốc 1 tỷ USD và nếu tốc độ hiện tại được duy trì, giá trị lô hàng xuất đi dự kiến sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào tháng 3 năm 2023.

2,5 tỷ USD là con số giá trị so với 1,3 tỷ USD xuất khẩu iPhone trong khoảng 1 năm tính từ tháng 3. Điều này chỉ ra mức độ tăng trưởng mạnh mẽ trong ngắn hạn, và cho thấy Ấn Độ đang dần có thể chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của tập đoàn Mỹ trên phạm vi toàn cầu nhờ tăng trưởng bền vững. 


Ấn Độ tham vọng thế chỗ Trung Quốc, trở thành công xưởng số 1 thế giới
Ấn Độ tham vọng thế chỗ Trung Quốc, trở thành công xưởng số 1 thế giới

Nhằm nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước, chính phủ Ấn Độ cũng mang đến chương trình tài trợ ưu đãi 6,6 tỷ USD cho các hãng sản xuất điện thoại thông minh năm 2020. Ngoài ra, các công ty gia công cho Apple cũng đã đẩy mạnh sự có mặt tại Ấn Độ trong ngắn hạn để có thể tận dụng ưu đãi của chương trình này. 

Mặc dù mới chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ về sản lượng dòng iPhone, nhưng Ấn Độ có lượng xuất khẩu tăng và đó là điểm báo tốt đối với kế hoạch đưa nước này trở thành công xưởng số một của thế giới của Thủ tướng Narendra Modi. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, cũng như tình trạng phong tỏa vì Covid 19 đang gây tác động đến kinh tế nên Apple đang tìm kiếm những nước khác thay thế cho Trung Quốc.

Theo nhận xét của Navkendar Singh, nhà phân tích của hãng nghiên cứu IDC, Ấn Độ dần có thể chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược Trung Quốc + 1 của hãng công nghệ Apple và điều này được thể hiện thông qua tăng trưởng lành mạnh về quy mô sản xuất và xuất khẩu. Các nhà thầu chính Foxconn, Wistron và Pegatron hiện nay đang sản xuất iPhone tại những nhà máy ở miền Nam Ấn Độ. Theo kế hoạch của chính phủ, cả 3 đều được hưởng ưu đãi.

Bloomberg cho biết ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn vượt xa Ấn Độ. Sản lượng iPhone được lắp ráp tại Ấn Độ năm 2021 chỉ là 3 triệu trong khi con số tại Trung Quốc là 230 triệu chiếc. 


Ấn Độ ghi nhận tăng tưởng lành mạnh về quy mô sản xuất và xuất khẩu
Ấn Độ ghi nhận tăng tưởng lành mạnh về quy mô sản xuất và xuất khẩu

Bên cạnh smartphone, Ấn Độ còn có kế hoạch đẩy mạnh ưu đãi tài chính cho những nhà sản xuất laptop và máy tính bảng. Quốc gia này kỳ vọng có thể thu hút Apple lắp ráp MacBook và iPad tại đây cũng như những ông lớn khác. Tuy nhiên, không phải là điều dễ dàng đối với Apple để rời khỏi Trung Quốc khi vốn dĩ hãng đã xây dựng chuỗi cung ứng phức tạp tại đây trong gần 20 năm. Theo một phân tích của Bloomberg, Trung Quốc đang phụ trách 98% sản lượng iPhone của Apple và sẽ mất khoảng 8 năm để chuyển khoảng 10% hoạt động sản xuất của Apple rời khỏi quốc gia này.

Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là gì?

Việt Nam là nước cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ về việc sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử của Apple.

Những công xưởng tại Việt Nam cung ứng nhiều sản phẩm quan trọng trên thị trường di động thế giới, đáng chú ý như tai nghe AirPods của Apple, thiết bị của Xiaomi và Samsung. Nhiều thông tin từ chuỗi cung ứng từ đầu năm nay cho thấy Việt Nam cũng dần đón nhận những hoạt động sản xuất các dòng sản phẩm khác của Apple như iPad, MacBook hay Apple Watch. 

Hiện nay, Apple có 25 đối tác đặt nhà máy tại Việt Nam, chiếm 13,9% tổng số 190 nhà cung ứng tính đến quý 4 năm ngoái. Đa số đều là những tên tuổi quen thuộc như Luxshare, Foxconn hay những công ty cung ứng linh kiện như LG, Intel và Samsung.

Báo cáo từ JP Morgan vào cuối tháng 9 đưa ra nhận định rằng Việt Nam sẽ trở thành khu vực sản xuất quan trọng của hãng Apple, sẽ cung ứng 5% MacBook, 20% iPad và Apple Watch, và 65% lượng AirPods đến năm 2025.


Giá rẻ, lượng nhân công kỷ luật cao là hai trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
Giá rẻ, lượng nhân công kỷ luật cao là hai trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

Nikkei Asia cho biết tốc độ tăng trưởng xuất khẩu công nghệ của Việt Nam rất tốt và không nước nào tại khu vực Đông Nam Á có thể sánh kịp. Năm 2020, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam đạt 42%, tăng mạnh so với con số 13% trong năm 2010. Tuy nhiên, không có nhiều trong số những sản phẩm xuất khẩu này góp phần vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

So với các nước khác, Việt Nam có rất nhiều lợi thế như giá rẻ, số lượng nhân công có kỷ luật cao, cùng chính sách phát triển kinh tế tốt. Tuy nhiên, nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn khác như không đủ trang thiết bị kỹ thuật và lao động còn thiếu kinh nghiệm và trình độ.

Dẫu vậy, Việt Nam rơi vào thế khó là thiếu những doanh nghiệp giữ vai trò là đối tác lớn trong nguồn cung. Thực tế cho thấy không có một cơ sở nào là của người Việt trong số các nhà cung cấp hiện nay mà Apple đang sở hữu. Financial Times cho biết: “Câu hỏi được đặt ra là Việt Nam liệu sẽ phát huy được tiềm năng của chính mình không hay chỉ đơn giản là một nền tảng lắp ráp được hãng coi trọng chủ yếu nhờ nguồn lao động giá thấp?”

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước