5 quyết định giảm lãi suất của ngân hàng giúp thị trường sớm phục hồi
Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành, giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp bất động sản khó khăn sẽ được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ. Mức lãi suất cho vay được áp dụng một cách phù hợp, tránh việc kiểm soát dòng vốn quá mức để điều chỉnh hệ số rủi ro của các loại hình bất động sản.
Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm; ở mức 6%/năm áp dụng với lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng.
Hưởng lợi từ các quyết định hạ lãi suât giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ, dự án đáp ứng nhu cầu thực, thanh khoản tốt, các doanh nghiệp thuận lơi hơn khi được tạo điều kiện tối đa vay vốn sẽ từng bước tháo gỡ điểm nghẽn của thị trường bất động sản. Cụ thể:
Quyết định số 575/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2023 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
Ở quyết định này, quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ mức 1,0%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.
Trên cơ sở đó, ngân hàng thương mại có điều kiện để điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính một cách tối đa nhất.
Việc hạ lãi suất tiền gửi cũng được thực hiện uyển chuyển, linh hoạt; phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất.
Quyết định số 576/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2023 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm được áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của 2 Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này.
Quyết định số 577/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2023 về mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước giữ ở mức 0%/năm.
Quyết định số 578/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2023 về mức lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất trắc, lạm phát neo cao, rủi ro bất ổn tài chính ngân hàng khiến ngân hàng trung ương các nước thận trọng hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Điều khá lạc quan là mặc dù lạm phát toàn cầu vẫn neo cao nhưng xu hướng là giảm và Việt Nam có thể kiếm soát lạm phát trong nước ở mức 4,5%.
Cụ thể, báo cáo tìn hình tài chính Qúy I/2023 cho thấy lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 2/2023 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát của Mỹ tăng 6% và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Tại châu Á, lạm phát tháng 02/2023 của Trung Quốc tăng 1% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan tăng 3,8%; Hàn Quốc tăng 4,8%; Indonesia tăng 5,5%; Philippin tăng 8,6%; Lào tăng 41,3%.
Trong khi đó, tại Việt Nam giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới nên so với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, CPI tháng 3/2022 giảm 0,23% (khu vực thành thị giảm 0,15%; khu vực nông thôn giảm 0,31%).
Trước bối cảnh lạm phát được kiểm soát, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới giảm tốc độ tăng lãi suất, do đó việc dNgân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra loạt quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành như trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay ở thời điểm này được đánh gia là phù hợp quy luật thị trường và xu hướng chung của toàn cầu.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí để giảm lãi suất nhằm chia sẻ với những khó khăn của các doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế.
Nhận định về các quyết định sắp có hiệu lực vừa nêu, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng lãi suất giảm giúp chi phí vốn giảm và giá bán bất động sản hấp dẫn hơn, nguồn cung mới sẽ được bổ sung nhiều hơn thị trường. Khi tâm lý khách hàng được “cởi trói” bằng loạt chính sách tích cực sẽ thúc đẩy nhu cầu mua bất động sản tăng lên.