4 triết lý sống đỉnh cao về TẦM NHÌN, KẾT GIAO, CƠ HỘI, THỜI CƠ của Tào Tháo: Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn!
Là nhân vật lịch sử đặc sắc nhất thời Tam quốc, những triết lý sống của Tào Tháo vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay, giúp ích cho nhiều người trong công việc và cuộc sống.
“Gian hùng” nổi bật thời Tam Quốc
Tào Tháo (155-220) tự là Mạnh Đức, tên gọi khác là A Man. Quê ông ở huyện Bái Quốc Tiêu (nay là Hảo Châu, An Nguy. Ông là nhà chính trị, quân sự, thư pháp lỗi lạc cuối với Đông Hán. Vốn văn võ song toàn, khí thế ngút trời, Tào Tháo là người trực tiếp góp phần tạo nên thế cục Ngụy – Thục – Ngô thời Tam Quốc.
Năm 20 tuổi, Tào Tháo ra làm quan. Tào Tháo thống nhất 9 châu rộng lớn sau nhiều năm chinh chiến sa trường. Đây cũng là người đặt nền móng để sau này Tây Tấn thống nhất Trung Hoa.
Thời Tam Quốc, luận về dùng mưu khó ai vượt qua Tào Tháo. Không chỉ tâm tư tỉ mỉ, Tào Tháo còn túc trí đa mưu, giỏi tài thao lược. Nhiều triết lý của Tào Tháo đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Những triết lý này giúp ích mọi người cả trong công việc và cuộc sống.
Triết lý 1: Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn
Năm 197, Viên Thuật xưng đế Thọ Xuân. Mâu thuẫn giữa Viên Thuật với Lữ Bố - vốn đang là đồng minh - ngày càng gay gắt. Nhân cơ hội này, họ Tào đã lên kế hoạch lôi kéo Lữ Bố về phe mình.
Lấy danh nghĩa triều đình, Tào Tháo tấn phong Lữ Bố làm Tả tướng quân, đích thân viết thư để thể hiện thành ý. Việc này khiến Lữ Bố vô cùng đắc ý khi được triều đình sắc phong, Tào Tháo trọng dụng. Vì vậy, mối quan hệ giữa Viên Thuật và Lữ Bố ngày càng xấu. Không bao lâu sau, liên minh Viên - Lữ tan rã. Hậu quả, cả hai đều bị tiêu diệt bởi họ Tào.
Muốn thành đại sự, người xưa không chỉ biết dùng người mà còn biết bắt tay đối thủ. Họ không ngại lôi kéo kẻ thù để đạt được mục đích. Trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta không thoát được mối quan hệ lợi và hại. Nếu năng lực, thực lực chưa đủ, chúng ta phải biết tính toán. Đôi khi, bạn phải biết vận dụng sức mạnh của người khác, thậm chí là đối thủ để mang lại chiến thắng cho mình.
Khi bản thân vào thế cửa dưới, bạn cần phải học cách vận dụng sức mạnh của người khác thậm chí là của đối thủ để đi tìm chiến thắng cho bản thân.
Triết lý 2: Phải biết biến cơ hội thành hành động
Đổng Trác tạo phản thất bại. Khi đó, Tào Tháo và Viên Thiệu là 2 thế lực có thể lấy danh nghĩa, giúp thiên tử quy chục chư hầu. Tuy nhiên, Viên Thiệu lại không đủ dũng khí và quyết đoán.
Viên Thiệu tính toán, nếu hoàng đế di giá đến Nghiệp Thành. Mọi hành động quân sự đều phải xin ý chỉ hoàng đế, mất đi sự cơ mật và tính linh hoạt. Ngoài ra, dưới chân thiên tử còn nhiều đại thần. Nếu tôn trọng họ không khác nào hạ thấp mình. Còn không tôn trọng, dễ mang vào mình tội mưu phản. Suy đi tính lại, Viên Thiệu càng trở nên do dự.
Thế nhưng Tào Tháo lại có suy nghĩ khác. Ông nghĩ trước kia Tấn Văn Công nghênh giá Châu Tương Vương đến Lạc Đô. Khi đó, các chư hầu luôn cung kính hoàng đế. Tào Tháo còn nghĩ đến Hán Cao Tổ lấy danh nghĩa trả thù Nghĩa Đế (từng bị Hạng Vũ tàn sát) rồi khởi quân chinh phạt. Vì thế, Hán Cao Tổ vừa mang tính chính nghĩa, lại được lòng dân.
Do đó, sau khi chiếm đóng hai châu Ô Hằng xa xôi, Tào Tháo nghênh giá thiên tử ở Hứa Đô. Nhờ vậy, ông vừa được lòng thiên tử, vừa được lòng dân. Việc này giúp ông đặt thêm nền móng cho việc thành lập nhà Ngụy sau này.
Thực tế, việc suy nghĩ, nhìn ra và có được không giống nhau. Cơ hội bày ra trước mắt nhưng chỉ có người quyết đoán mới dám hành động. Muốn thành đại nghiệp, phải biết nắm bắt cơ hội. Nếu cứ mãi suy nghĩ, quan sát và do dự, cơ hội sẽ vụt mất. Đây chính là lý do mà kết cục của họ Tào và Viên Thiệu lại khác nhau đến thế.
Triết lý 3: "Rút củi đáy nồi" - Lấy yếu thắng mạnh
Đánh bại Viện Thượng ở Dương Bình, họ Tào nhanh chóng trở lại tấn công Ký Châu. Tuy nhiên, quân Tào Tháo không thể công thành do Ký Châu phòng thủ nghiêm ngặt. Tào Tháo liền đào hào sâu, dẫn nước sông Chương bao vây Nghiệp Thành. Không có lương thảo, binh lính Ký Châu chết đói như rạ. Tào Tháo không đánh vẫn thắng.
Để thực hiện kế sách này, Tào Tháo đã khảo sát kỹ càng địa hình nơi đây. Sau đó, ông cho triển khai kế sách “rút củi đáy nồi”, lấy yếu thắng mạnh. Kế này cũng được Tào Tháo áp dụng trong trận Quan Độ. Khi đó, lực lượng của Tào Tháo với Viên Thiệu chênh lệch rất nhiều. Ngay trong đêm, Tào Tháo dẫn 5000 binh sĩ tập kích doanh trại, đốt sạch kho lương kẻ thù. Nước đi này giúp Tào Tháo xoay chuyển thế cục, giành được chiến thắng.
Có thể thấy, thay vì loay hoay tìm kế sách chống đỡ tạm thời, áp dụng chiêu “rút củi đáy nồi” giúp ta tìm được mấu chốt, điểm yếu đối thủ. Sau đó, chỉ cần ra một đòn chí mạng, chiến thắng chắc chắn thuộc về ta. Hiểu được kế sách này, bạn có thể linh hoạt xử lý mọi khó khăn, đạt được thành công.
Triết lý 4: Thời cơ chưa tới thì không được làm càn
Thảo phạt xong Công Tôn Toản, Viên Thiệu tiếp tục phát động trận chiến Quan Độ, chinh phạt Tào Tháo. Có thể thấy, Viên Thiệu không quan tâm lương thảo kiệt quệ, dân đang đói khổ. Viên Thiệu bỏ ngoài tai lời của mưu sĩ Thư Thụ. Viên Thiệu coi thường việc họ Tào có thiên tử hậu thuẫn.
Viên Thiệu tính tình nóng nảy nhưng Tào Tháo lại tính toán cẩn trọng. Hành động của Viên Thiệu chính là cơ hội để Tào Tháo giăng lưới, bắt trọn mẻ cá. Khương Thái Công từng nói: “Thời cơ hiếm có không thể bỏ lỡ. Cần phải nắm bắt và tận dụng triệt để khi có. Thời cơ chưa tới thì không được làm càn. Thời cơ đến rồi thì không được do dự.” Nói về nắm bắt thời cơ, Tào Tháo chính là số 1.
Thời cơ chỉ dành cho người đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Cơ hội chỉ đến với ai biết nắm bắt mà thôi. Muốn nên nghiệp lớn, phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội. Bên cạnh đó, cần kiên nhẫn chờ thời hành động, biết dựa theo thời thế. Cơ hội vốn hiếm hoi, khi đến thì không được bỏ lỡ.