meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

27 tỷ USD của quỹ đầu tư SoftBank “bốc hơi” vì cổ phiếu công nghệ toàn cầu lao dốc

Chủ nhật, 15/05/2022-21:05
Quỹ Vision Fund của SoftBank sẽ đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và cẩn thận hơn cho những khoản đầu tư mới nhằm chuyển sang "chế độ phòng ngự", theo người sáng lập SoftBank Masayoshi Son cho biết.

Theo VnEconomy, do hành động tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và chiến lược siết chặt quản lý của Chính phủ Trung Quốc với các hãng công nghệ trong nước nên cổ phiếu công nghệ của quỹ này Vision Fund nắm giữ tụt dốc mạnh, gây ra khoản lỗ cao chưa từng thấy của quỹ này, theo báo cáo của tập đoàn SoftBank ngày 13/5 cho biết.

Vào ngày 31/3/2022, năm tài chính kết thúc, quỹ Vision Fund lỗ 3.500 tỷ Yên (27,4 tỷ USD). Tính từ năm 2017, khi quỹ đầu tư này thành lập thì đây là khoản lỗ nặng nhất. “Vận xui” của Vision Fund chiếm 1.700 tỷ Yên của toàn tập đoàn SoftBank. Trong phiên giao dịch ngày 12/5, giá cổ phiếu SoftBank giảm hơn 8%.

Vision Fund là “đứa con tinh thần” của người sáng lập SoftBank và tỷ phú Masayoshi Son. Đồng thời quỹ này cũng là quỹ đầu tư lớn tập trung vào các cổ phiếu tăng trưởng cao. Với trị giá 100 tỷ USD, quỹ này được ví như là một công cụ để  tỷ phú Masayoshi Son cố định lại SoftBank trở thành một “đế chế” đầu tư.


Quỹ đầu tư của SoftBank "bốc hơi" 27 tỷ USD
Quỹ đầu tư của SoftBank "bốc hơi" 27 tỷ USD

Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư e ngại về tình trạng lạm phát tăng cao và việc Fed tăng lãi suất khiến cho thị trường tài chính thế giới biến động mạnh mẽ trong thời gian qua. Khi ấy, các nhà đầu tư đua nhau rút khỏi các cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao.

Ngoài ra, Trung Quốc bùng phát dịch Covid-19 trở lại, chiến tranh giữa Nga - Ukraine hay việc kinh đô tài chính của Thượng Hải bị phong tỏa cũng tăng thêm lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và áp lực tới thị trường ngày càng cao.
Vào ngày 12/5, tại sự kiện công bố kết quả kinh doanh ông Son cho rằng các nhân tố này đã tạo ra “sự náo loạn trên toàn cầu” và các thị trường tài chính.

Việc sụt giảm gần 60% giá trị từ đầu năm nay so với năm trước đã niêm yết tại Mỹ của hãng thương mại điện tử Hàn Quốc Coupang là nguyên nhân chính cho khoản lỗ kỷ lục của Vision Fund. Cùng với đó, thì giá cổ phiếu của hãng dịch vụ gọi xe Singapore Grab và hãng vận chuyển Mỹ Doordash nằm trong danh sách các mã giảm giá mạnh nhất của quỹ này.

Tuy nhiên, thuật toán giảm giá trị tài sản (write-down) đối với một số công ty chưa niêm yết mà quỹ này đang đầu tư cũng được Vision Fund cũng áp dụng.

Ông Son nói, “Trước những hoảng loạn mạnh mẽ của thị trường, Vision Fund sẽ lui về phòng ngự, bằng việc đưa ra các tiêu chí nghiêm ngặt với những khoản đầu tư mới và thận trọng hơn khi bước vào đầu tư”.

Khi Vision Fund đầu tư vào hãng thương mại điện tử khổng lồ Alibaba và hãng gọi xe công nghệ Didi của Trung Quốc, quỹ này đã chịu tác động không hề nhỏ trước những biến động lớn của đất nước tỷ dân. 

Cổ phiếu của cả hai hãng trên đều lao dốc nghiêm trọng sau khi trở thành đối tượng chính của chiến lược thắt chặt quản lý của Bắc Kinh cũng như các quy định hà khắc hơn trong lĩnh vực công nghệ, từ bảo vệ dữ liệu cho đến ngăn chặn độc quyền.

Tháng 4/2021, thời điểm thuộc năm tài chính của SoftBank, mức án phạt cao nhất 2,8 tỷ USD dành cho Alibaba với cáo buộc lợi dụng tính độc quyền để cạnh tranh không lành mạnh. Và giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm khoảng 31% giá trị, chỉ tính từ đầu năm đến nay.

Còn đối với Didi, chỉ sau vài ngày niêm yết tại Mỹ vào tháng 6/2021, tập đoàn này đã bị phía cơ quan năng Trung Quốc mở cuộc điều tra về an ninh mạng. Sau đó, các cửa hàng ứng dụng ở Trung Quốc đã gỡ bỏ hàng loạt các ứng dụng liên quan thuộc sở hữu của Dida. Didi cũng cho biết, đầu tháng này họ bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) điều tra do liên quan đến vụ chào bán cổ phần ra ngoài (IPO) của mình.

Trong bối cảnh đó, ông Son cho biết, các khoản đầu tư mới vào Trung Quốc của quỹ này đang ít dần.

Ông chia sẻ thêm: “Chúng tôi tin rằng Trung Quốc vẫn còn rất nhiều công ty tuyệt vời. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào những công ty đó nhưng với mức quy mô nhỏ hơn”.

Theo: VnEconomy
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

TP HCM: Nhiều dự án mở bán trên 100 triệu đồng/m2, chuyên gia nói bảng giá đất mới đang dần ảnh hưởng

16 giờ trước

Chủ đầu tư cam kết thuê lại: Lợi nhuận hứa hẹn có thể đã được tính vào giá bán

16 giờ trước

Ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong ba năm tới

16 giờ trước

DeepSeek đang dần trở thành tính năng bắt buộc phải có trong xe điện thông minh của Trung Quốc?

16 giờ trước

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

1 ngày trước