10 vị trí đặt cây cảnh tốt cho phong thủy nhà cửa: Phải lựa chọn loại cây phù hợp, không thể chọn bừa
BÀI LIÊN QUAN
Cận cảnh lâu đài trắng xứ Thanh đang được dân mạng chia sẻ rầm rộ: Dinh thự bạc tỷ, toàn bộ nội thất mạ vàng, sử dụng 1000 bóng đèn ledTop 3 xu hướng thiết kế phòng khách sẽ tạo nên “cơn sốt” trong năm 2022Hệ thống kệ lưu trữ “khủng” giúp biến hóa không gian nhà bạn khiến cho diện tích căn nhà như được nới rộng gấp đôiKhông ai phải yêu thích cây cối cũng có thể am hiểu ý nghĩ của từng loại cây đối với phong thủy từng căn nhà như thế nào đâu nhé. Có những vị trí chủ nhà có thể trang trí cây cảnh theo sở thích, nhưng có những vị trí bắt buộc phải lựa chọn loại cây thật phù hợp. Hãy bày trí cây cảnh hợp lý theo phong thủy và khoa học để chúng có thể phát huy hiệu quả nhất. Đừng để những chậu cây cảnh gây tác dụng ngược bạn nhé.
1. Cửa chính
Cửa chính của mỗi ngôi nhà chính là điểm nhấn thể hiện phong cách, cá tính của chủ nhà. Đồng thời, đây cũng là nơi đón những dòng năng lượng chính của mỗi ngôi nhà. Chính vì thế, việc lựa chọn cây cảnh đặt ở cổng chính cần được cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ càng, tránh để cho những dòng năng lượng xấu có cơ hội len lỏi vào không gian nhà bạn.
Nếu cửa chính của nhà bạn làm bằng gỗ thì hãy chọn những loại cây cảnh có thân lớn, hình trụ đặt ở hai bên. Khi đó hai cây cảnh sẽ tạo thế cân bằng và tăng cường yếu tố Mộc cho căn nhà, bởi Mộc là tượng trưng của mùa xuân, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, phát triển thịnh vượng.
Nếu cánh cửa chính nhà bạn làm bằng kim loại thì nên lựa chọn những cây cảnh có thân mềm, lá nhỏ và xum xuê. Những cây dạng này tượng trưng cho hành thủy, khi đặt ở chỗ cửa làm bằng Kim loại thì yếu tố Kim sẽ lấn át, mà hành Kim thì tượng trưng cho mùa thu và năng lượng, sức mạnh.
2. Lối vào nhà
Đối với lối đi vào nhà thì nên cân nhắc cẩn thận yếu tố Mộc. Trong lối đi vào nhà tuyệt đối không được trồng cây lớn có tán rộng. Trồng quá nhiều loại cây hoặc chỉ có một cây cũng không ổn. Không được đặt cây ở hướng Tây và Tây nam, đặc biệt tránh xa các loại cây có tính âm như cây dâu, câu liễu, cây bách, cây dương, cây đa…
Những loại cây như tre, trúc, chanh, táo… rất thích hợp để trồng ở khu vực cửa nhà. Bạn nên trồng cây nhỏ dọc theo lối đi vào nhà hoặc đơn giản chỉ cần đặt hai chậu cây ở hai bên cửa.
3. Phòng khách
Toàn bộ diện mạo và thẩm mỹ của ngôi nhà, phong cách và lối sống của gia chủ đều được thể hiện bằng phong cách của phòng khách. Đây là vị trí thu hút tài lộc cho gia chủ cho nên thích hợp với nhiều loại cây cảnh khác nhau.
Đặc biệt, trong phòng khách rất chú ý đến yếu tố tiền tài, chính vì thế những loại cây cảnh có tên gọi may mắn như cây kim tiền, cây kim ngân, cây phát lộc, cây phú quý, cây thường xuân, cây ngọc bích… được rất nhiều gia đình ưa chuộng.
Theo phong thủy nhà ở, bạn nên đặt các chậu cây cảnh ở các góc phòng. Đặc biệt, những cây có là tròn rất được ưu ái trồng trong phòng khách vì chúng sẽ giúp cho nguồn năng lượng tích cực lưu thông trong phòng khách cũng như các nơi khác trong căn nhà dễ hơn.
4. Phòng làm việc – phòng đọc sách
Đối với những căn nhà có phòng làm việc hoặc phòng đọc sách riêng thì việc trồng cây phong thủy trong đó sẽ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ. Tuy nhiên phòng sách là nơi cần sự yên tĩnh nên bạn nên chọn những chậu cây cảnh có cành lá to, thân cứng cáp và màu sắc nhã nhặn Tuyệt đối, đừng đặt những chậu cây thân nhỏ, nhiều lá dễ bị đung đưa sẽ gây ra sự thiếu tập trung khi làm việc hay đọc sách.
Nếu gian phòng khách hay phòng làm việc đủ rộng thì bạn có thể đặt vào đó những chậu cây bonsai hoặc hòn non bộ cỡ nhỏ hay thậm chí là bể cả cánh nhỏ cũng góp phần tạo nên sự yên bình khi học tập làm việc tại đây. Nếu không gian nhỏ thì bạn chỉ cần đặt vào đó một chậu cau cảnh là hợp lý.
Ngoài cây cảnh, bạn cũng có thể sử dụng hoa để giúp cho phòng đọc sách, phòng làm việc của bạn thêm sinh động, bớt nhàm chán hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý màu sắc của các loại hoa, đừng nên chọn những loại có màu sắc quá rực rỡ hoặc thương thơm quá nồng sẽ gây mất tập trung cho người đang học tập và làm việc.
5. Phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi để chúng ta được nghỉ ngơi, phục hồi lại năng lượng sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Không những thế, gian phòng ngủ là nơi để vợ chồng thể tình cảm yêu, chia sẻ yêu thương. Chính vì thế, khi lựa chọn cây cảnh bày trí trong phòng ngủ cần chú ý những yếu tố sau: cây không gây hại cho sức khỏe, tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng, bạn nên lựa chọn những cây có mùi hương nhẹ nhàng.
6. Nhà bếp
Thường thì nhà bếp là nơi mà các nữ chủ nhân có mặt thường xuyên nhất. Trong nhà bếp thường khá chật chội và ngột ngạt vì có quá nhiều đồ đạc xen lẫn vào đó là mùi của thực phẩm, đồ ăn… Do đó, khi lựa chọn cây cảnh để trang trí cho nhà bếp bạn nên chọn những cây có thể hút mùi, lá to và thân vững chắc. Những loại cây này sẽ giúp cho không gian nhà bếp thoáng mát hơn, khử bớt được mùi thức ăn.
Một số loại thảo mộc có mùi hương dễ chịu thường được dùng trong nhà bếp như lavender, hoa phong tử, cây hương thảo… hay một số loại cây gia vị như húng quế, bạc hà cũng góp phần làm cho không khí trong gian bếp thường xuyên bị ám mùi trở nên trong lành hơn.
7. Phòng tắm
Phòng tắm là nơi toàn toàn cá nhân nên bạn có thể chọn những chậu cây cảnh nhỏ và phù hợp với sở thích của chủ nhà.
Nếu phòng tắm nhà bạn có diện tích lớn thì có thể chọn những loại cây cảnh thân không quá to để tạo được cảm giác riêng tư và an toàn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những loại cây bày trí trong phòng tắm cần có sức sống lớn và không cần nhiều ánh sáng mặt trời.
Những loại cây lớn, cành lá xum xuê không thích hợp với không gian phòng tắm vì nó dễ tạo thành môi trường cho vi khuẩn và muỗi sinh sôi nảy nở.
8. Cầu thang – giếng trời
Cầu thang, chân cầu thang hay giếng trời thường được coi là yếu điểm trong phong thủy nhà ở. Ở những vị trí này, thường thì gia chủ hay bố trí những chậu tiểu cảnh để khắc phục. Đối với những ngôi nhà không bố trí tiểu cảnh thì có thể dùng hoa/chậu cảnh để có khắc phục được nhược điểm đó.
Khi lựa chọn cây cảnh cho chân cầu thang bạn nên ưu tiên những loại cây thân trụ to, có nhiều lá để tạo cảm giác an toàn và giúp che đi góc khuất của cầu thang. Ngoài ra, bạn có thể bày trí những chậu cây cảnh nhỏ, có lá và thân mềm ở trên bậc cầu thang để tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển cho lối đi.
9. Ban công, cửa sổ
Ngoài cửa chính của căn nhà thì cửa sổ và ban công cũng là những nơi đón các dòng khí, các dòng năng lượng đi vào. Ở ban công, bạn nên lựa chọn những loại cây cảnh có gốc to và vững chắc, mang ý nghĩa tài lộc. Ngoài ra, bạn cũng nên trang trí trên ban công một số chậu hoa nhỏ hoặc đặt song song với tường nhà đều tạo nên sự hài hòa, tăng thẩm mỹ cho ban công.
Trên cửa sổ, bạn nên đặt những chậu hoa nhỏ xinh, nhiều màu sắc sinh động và tươi tốt để tăng thêm vượng khí cho căn nhà của bạn.
10. Hành lang
Hành lang có vị trí chuyển tiếp giữa các không gian trong căn nhà của bạn, đây cũng là nơi lưu thông chính của các dòng khí, dòng năng lượng trong không gian của ngôi nhà.
Khi lựa chọn cây cảnh để bày trí cho hành lang, gia chủ nên chọn những loại cây có tác dụng giúp lưu thông không khí, màu sắc không rực rỡ quá. Nếu hành lang rộng thì có thể chọn những loại cây thân mềm, có nhiều lá xum xuê để lưu thông các dòng khí. Nếu là hành lang nhỏ, hẹp thì nên chọn các loại cây thân trụ nhỏ, thẳng thắn để tạo cảm giác rộng rãi cho lối đi.
Trang trí hoa, cây cảnh trong nhà không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ trong căn nhà mà nó còn có thể ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà của bạn. Chính vì thế, trước khi quyết định sắm cho căn nhà của bạn những chậu cây cảnh thì hãy tìm hiểu nên đặt cây gì ở vị trí nào trước tiên bạn nhé!