Nếu bạn đã hoặc đang là một nhân viên công sở, chắc hẳn bạn đã quen thuộc với môi trường làm việc tại văn phòng vì đây nơi bạn dành hầu hết thời gian làm việc trong ngày. Nhưng bạn có biết văn phòng là gì? Mua bán văn phòng có những quy trình gì? Trong quá trình mua bán văn phòng có những ưu nhược điểm gì? Lợi nhuận từ việc mua bán văn phòng có đáng để đầu tư không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn nhé.

Thị trường bán văn phòng toàn quốc

Thị trường văn phòng tại Việt Nam chịu nhiều áp lực tương tự như diễn biến đang diễn ra trên toàn cầu. Sau đại dịch, khách tìm mua văn phòng vẫn chưa ổn định mặc dù làn sóng quay trở lại văn phòng làm việc đã tăng dần lên…

Một số báo cáo cho thấy gần đây, nhu cầu văn phòng sụt giảm vì chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như xu hướng chuyển dịch nguồn cung ra khu vực ngoài trung tâm, sự đánh giá lại nguồn lực của một số khách mua hậu đại dịch.

Tại Việt Nam, tuy thị trường có đôi chút khác biệt khi được củng cố bởi nhu cầu tích cực đối với dự án văn phòng bán, nhưng vì chịu tác động của toàn cầu nên thị trường chưa thực sự bùng nổ. Cả hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đều phát triển không theo chu kỳ thông thường và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua, nhất là so với mua bán nhà đất ở các thành phố có nguồn cung dư thừa ở những quốc gia khác trong cùng khu vực.

Ưu, nhược điểm của văn phòng bạn cần biết

Số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng gia tăng trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển. Theo đó, nhu cầu mua văn phòng có thể sẽ ngày càng lớn trong tương lai. Bởi vậy, nhà đầu tư sẽ sớm trở nên giàu có nếu biết nắm bắt cơ hội. Thế nhưng, loại hình đầu tư bất động sản này cũng có ưu nhược điểm mà bạn nên chú ý trước khi muốn mua.

Ưu điểm:

  • Có thể tùy ý xây dựng và thiết kế văn phòng tùy theo mục đích, và ý tưởng của mình
  • Đầu tư vào loại hình này có tính chất dài hạn, giữ được tài sản, hưởng lợi từ việc giá trị bất động sản gia tăng

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi nhà đầu tư bỏ ra số vốn lớn
  • Có thể mất nhiều thời gian từ khâu thiết kế, cấp phép, giải quyết thủ tục liên quan nếu có ý định mua để sử dụng

Lưu ý khi mua bán văn phòng

Khảo sát giá bán

Trước khi mua văn phòng dù là vì bất kỳ mục đích gì thì bạn cũng nên tìm hiểu trước giá của loại hình bất động sản này trong cùng khu vực. Bạn có thể dễ dàng tìm được các thông tin về mức giá chung của các dự án trên mạng. Nếu bạn nhận thấy giá mà chủ đầu tư/ người bán đưa ra mức giá cao hơn nhiều so với giá chung thì bạn có thể tự tin thỏa thuận lại với họ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến những chính sách hỗ trợ như trả góp hay trả theo từng đợt của chủ đầu tư nếu bạn chưa sẵn sàng về ngân sách. Nếu không đủ tiền thì bạn có thể cân nhắc vay ngân hàng, nhưng cần lưu ý nên vay ngân hàng với mức phần trăm phù hợp để đảm bảo khả năng chi trả của mình. 

Ngoài việc xem xét giá bán trước khi mua, đừng quên lên phương án tài chính phù hợp và an toàn với tiến độ thanh toán. Khi khả năng tài chính không như dự kiến ban đầu, người mua cần có phương án dự phòng. Đó là tình trạng khá phổ biến dẫn đến bị phạt hợp đồng, hay bị chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng vì vi phạm. 

Kiểm tra chất lượng văn phòng bán

Việc kiểm tra kỹ lưỡng văn phòng bạn định mua là điều mà bạn cần đặc biệt quan tâm để tránh tiền mất tật mang. Bạn nên xem xét đến các hệ thống từ điện, nước, ánh sáng rồi đến các tiện ích và dịch vụ ngoại khu khác để đảm bảo thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng. 

Ngoài việc nên đi xem văn phòng vào ngày nắng, bạn cũng nên cân nhắc đến vào ngày mưa để biết được văn phòng đó có gặp vấn đề gì về dột, hay ngấm nước hay không. Bạn cũng nên để ý đến diện tích của văn phòng để thiết kế nội thất sao cho phù hợp khi sử dụng.

Kiểm tra thông tin pháp lý

Cần tìm hiểu kỹ thông tin về pháp lý của dự án văn phòng bán để xem có đang bị thế chấp hay có vấn đề nào khác không. Bên cạnh đó, để xác thực thông tin trước khi mua, bạn nên đề nghị chủ đầu tư cung cấp một số giấy tờ liên quan.

Ngoài hồ sơ về pháp lý dự án, người mua cũng cần chú ý đến hợp đồng mua bán, trong đó đặc biệt là thông tin về văn phòng, các điều khoản, tiến độ thanh toán cùng các chi phí phải dễ hiểu và rõ ràng.

Tìm hiểu các loại thuế phí

Hai bên mua bán văn phòng sẽ phải chịu 5 loại chi phí khi thực hiện giao dịch mua bán hay nhượng quyền sử dụng. Những loại thuế phí này là: thuế TNCN, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và phí công chứng. Để tránh phiền phức, bạn nên tìm hiểu trước những loại thuế phí này.

Ký hợp đồng mua bán

Người mua văn phòng cần nắm rõ hợp đồng mua bán trước khi thực hiện ký kết vì đây là văn bản vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đã không ít trường hợp người mua thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết về hợp đồng mà đã vướng vào rắc rối pháp lý.

Có thể hiểu hợp đồng mua bán là biên bán có tính hợp pháp và chứng thực trước pháp luật khi xảy ra tranh chấp giữa người bán và người mua. Do đó, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau khi ký hợp đồng mua bán văn phòng để không gặp phải rắc rối liên quan tới pháp lý.

  • Kiểm tra thông tin cá nhân của hai bên mua bán
  • Thời gian bàn giao văn phòng và giao sổ hồng
  • Kiểm tra thông tin văn phòng
  • Chú ý đến giá trị hợp đồng trước khi ký
  • Thỏa thuận về phương thức thanh toán rõ ràng với người bán và chủ đầu tư

Bạn đang có nhu cầu đầu tư mua bán văn phòng tại Việt Nam? Bạn gặp khó khăn về việc tiếp cận với những người mua bán văn phòng trên thị trường bất động sản? Nếu có, hãy đến với Meeyland.com - nền tảng kết nối bất động sản uy tín, hợp pháp và hiệu quả nhất hiện nay. Meeyland không chỉ giúp bạn mua bán văn phòng nhanh chóng dễ dàng và an toàn, mà còn hỗ trợ bạn trong mọi hoạt động giao dịch mua bán BĐS khác. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi vào bất cứ lúc nào các bạn cần nhé, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn 24/7.

Khu vực phổ biến