Bán đất Thanh Hóa giá rẻ (11/2024)

Hiện có  548  bất động sản.

Thị trường bán đất tỉnh Thanh Hóa

Trước khi xảy ra dịch bệnh thị trường bất động sản Thanh Hóa đã chứng kiến nhiều cơn sốt đất mạnh mẽ, thậm chí còn không có hàng để mua. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát số lượng giao dịch đã tăng trở lại nhưng vẫn chưa thể hồi phục như thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra, giá mua bán đất Thanh Hóa cũng đã ổn định hơn. 

Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, thậm chí, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu gom đất để chờ thời cơ bán lại ra thị trường. Sắp tới, khi những pháp lý trên thị trường được tháo gỡ loại hình đất đai được dự đoán sẽ sớm quay trở lại dẫn dắt thị trường. 

Ưu, nhược điểm của đất bạn cần biết

Ưu điểm

- Tỷ suất sinh lời trung bình của loại hình đất đai có thể đạt 15%/năm, mức này cao hơn gửi tiền vào ngân hàng nên được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Thậm chí, nếu chọn được những mảnh đất sở hữu vị trí đắc địa gần các dự án quy hoạch thì giá có thể tăng lên 40 - 60% so với giá trị ban đầu. 

- Mua đất được coi là một kênh tích lũy tài sản an toàn giữa lúc thị trường xảy ra nhiều biến động. Khi thị trường ổn định tốc độ tăng trưởng của đất vẫn được ví là thần kì.  

- Những mảnh đất có giấy tờ pháp lý đầy đủ sẽ được ngân hàng cho vay với giá trị cao rơi vào khoảng 50 - 70% giá trị của mảnh đất đó. Do đó, nhiều người đã mua đất rồi thế chấp ngân hàng lấy vốn kinh doanh. 

- Tính thanh khoản của đất trên thị trường khá cao, vì thế thời điểm nào cũng có thể bán được trừ khi toàn bộ thị trường bị đóng băng và ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau.

Nhược điểm 

- Giá đất tăng nhanh nhưng cũng có thể giảm nhanh nếu như mua bán không đúng thời điểm, thậm chí thời điểm thị trường đóng băng không thể bán ra thị trường khiến nhà đầu tư phải hạ giá để đẩy hàng.

- Đất đai sẽ không mang lại nguồn thu hàng tháng vì đây chỉ là sản phẩm đầu tư để chờ tăng giá chứ không thể cho thuê vì chỉ là một mảnh đất trống. 

- Người mua luôn phải chuẩn bị sẵn tiền để thanh toán và đẩy hàng cho kịp tốc độ vì người bán sẽ không chờ bạn gom đủ tiền, họ sẽ bán cho ai giao tiền nhanh hơn. 

- Người mua cần phải có sự hiểu biết nên mất thời gian tìm hiểu để tránh những cạm bẫy lừa đảo. Quá trình này cần học hỏi và tìm hiểu kỹ lưỡng nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và thời gian để làm việc đó.

Lưu ý khi mua đất Thanh Hóa

Khảo sát giá bán đất Thanh Hóa

Thị trường bất động sản Thanh Hóa được đánh giá sẽ còn phát triển nên đầu tư vào đất sẽ còn cơ hội mua bán trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng phải thực hiện trước tiên là khảo sát giá một cách kĩ lượng để không bị mua đắt hơn so với giá trị thực. Nếu là người mới tham gia chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên nhờ đến các công ty môi giới, nhân viên môi giới uy tín để tìm hiểu thêm. 

Tại Thanh Hóa, giá đất tại khu vực trung tâm dao động từ 20 - 70 triệu/m2.

Tại các khu vực lân cận xung quanh giá đất dao động từ 10 - 30 triệu đồng/m2.

Kiểm tra chất lượng đất

Khi mua một mảnh đất thì cũng phải kiểm tra chất lượng thực tế vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá bán về sau. Hiện nay sẽ có những “mẫu số chung” để đánh giá mảnh đất đó có đủ chất lượng hay không qua các yếu tố sau:  

- Nền móng của đất

- Điều kiện tiện ích xung quanh

- Các dự án quy hoạch, điều kiện xung quanh

- Diện tích

- Phong thủy

- Hướng đất trên thực tế.

Kiểm tra thông tin pháp lý

Nếu như muốn đảm bảo mảnh đất bạn mua không vướng mắc về pháp lý thì cần phải kiểm tra chi tiết các thông tin liên quan đến quá trình mua bán. Đây là quá trình hết sức quan trọng và đòi hỏi độ chính xác cao: 

Kiểm tra sổ đỏ và giấy tờ cá nhân

Trước hết cần phải yêu cầu người bán cho xem một số giấy tờ bản gốc như sổ đỏ, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn . Việc lừa đảo bán đất hiện nay rất phổ biến mà nhiều người mắc bẫy là do thủ đoạn làm giả giấy tờ hết sức tinh vi. Vì thế khi mua cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, nếu không có kiến thức thì nên nhờ các văn phòng công chứng hoặc văn phòng luật sư để xem xét các giấy tờ này.

Người mua đất cũng phải đến tận nơi để xem thực trạng mảnh đất, diện tích có tương ứng với thông số trên sổ đỏ không. So sánh giữa thực tế với sổ đỏ để biết các con số này có trùng khớp với nhau không. 

Tìm hiểu thông tin về đất quy hoạch

Một vấn đề khác cần phải lưu ý là kiểm tra thông tin quy hoạch đất, nếu như mảnh đất đó ở trong diện quy hoạch thì chủ sở hữu sẽ khá khó khăn trong quá trình xây dựng, chuyển nhượng. Vì thế, hãy kiểm tra thông tin quy hoạch bằng cách truy cập vào cổng thông tin điện tử quốc gia để tìm hoặc đến trực tiếp UBND quận, huyện của mảnh đất này để hỏi lại thông tin cần thiết. 

Thông tin về tranh chấp

Việc một mảnh đất bị tranh chấp sẽ khiến chủ sở hữu khá vất vả để thực hiện những mục đích xây dựng. Vì thế, hãy kiểm tra và hỏi lại kĩ lưỡng xem mảnh đất đó có trong diện tranh chấp không, một người hay nhiều người sở hữu. Những thông tin này sẽ phải kiểm chứng thông qua hàng xóm đã sống lâu ở đây thì họ biết.

Thông tin vay nợ, thế chấp

Hiện nay việc thế chấp đất cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng không còn xa lạ nhưng việc kiểm tra không dễ nếu người bán muốn giấu. Nếu như một mảnh đất đã bị thế chấp ngân hàng thì sẽ có một tờ giấy đóng dấu giáp lai đi kèm ở trang 3 hoặc trang 4 của sổ đỏ. Tuy nhiên, trường hợp thế chấp cho các cá nhân hoặc tổ chức vay lãi thì việc kiểm tra thông tin lại không dễ như vậy.  

Tìm hiểu các loại thuế phí

Trong quy định pháp luật việc đóng thuế phí khi mua đất là điều bắt buộc, theo đó, người mua phải đóng lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và phí quy định chung, còn người bán sẽ phải chịu một khoản thuế thu nhập cá nhân. Đây là nghĩa vụ hai bên phải thực hiện chứ không được trốn tránh, đùn đẩy.

Ký hợp đồng mua bán

Lưu ý cuối cùng là bước ký hợp đồng giao dịch để hoàn tất thủ tục mua bán. Trong quá trình ký hợp đồng mua bán đất Thanh Hóa hãy kiểm tra kĩ các thông tin được ghi trong hợp đồng, đảm bảo mọi thông tin đều chính xác và khớp với các giấy tờ cá nhân như sau:  

- Tên, tuổi, địa chỉ, thông tin của các bên tham gia mua bán đất đã chính xác chưa. 

- Tìm hiểu thông tin về loại đất, diện tích, vị trí, số hiệu và tình trạng đất thế nào. 

- Mức giá thỏa thuận giữa hai bên khi bao gồm cả tài sản và không có tài sản.

- Phương thức và thời hạn thanh toán bên mua giao cho bên bán.

- Thời gian bên bán bàn giao mảnh đất.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mua bán.

- Trường hợp một trong hai bên phá vỡ hợp đồng thì sẽ giải quyết và xử lý ra sao. 

Nếu muốn tìm hiểu những thông tin liên quan đến thị trường bất động sản trên cả nước nói chung và cập nhật giá bán đất Thanh Hóa nhanh nhất, chính xác nhất thì độc giả có thể truy cập trang web Meeyland.com.

Khu vực phổ biến

Hiển thị thêm 22 loại