Các giải pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu trong xây dựng

Thứ ba, 09/12/2020-09:12
Khi triển khai phần móng luôn cần phải đảm bảo chắc chắn, không bị lún,…Vậy nếu nền móng trên nền đất yếu thì phải xử lý như thế nào để mang đến chất lượng công trình như ý? Xử lý móng nhà trên nền đất yếu như thế nào hiệu quả? Vâng bạn có thể tham khảo một số cách xử lý được bật mí sau đây nhé.

Móng là bộ phận nâng đỡ toàn bộ công trình. Nếu xét về tổng thể thì phần móng có thể xem là bộ phận mấu chốt. Vì thế khi triển khai phần móng luôn cần phải đảm bảo chắc chắn, không bị lún,…Vậy nếu nền móng trên nền đất yếu thì phải xử lý như thế nào để mang đến chất lượng công trình như ý? Ở đây chúng tôi sẽ mách bạn một số giải pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu hiệu quả.

Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng

Tìm hiểu các tài liệu trong xây dựng sẽ cho bạn thấy có khá nhiều phương pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu. Trong đó phương pháp phổ biến đầu tiên thường được nhắc đến đó là “thay đổi chiều sâu chôn móng”.

Chính xác thì chuyên gia đã ghi nhận khi áp dụng phương pháp sẽ mang đến hiệu quả trong việc giải quyết sự lún của móng nhà. Đồng thời cùng với đó giải pháp cũng sẽ giúp tăng khả năng chịu tải của nền móng. Vì thế bạn có thể lựa chọn và áp dụng thi công. Tuy nhiên ở đây bạn cần lưu ý đi đôi với hiệu quả của giải pháp sẽ là tình trạng chi phí gia tăng. Do đó bạn cần cân nhắc cẩn thận để cân bằng giữa yếu tố kỹ thuật với kinh phí.

Vậy vì sao thay đổi chiều sâu chôn móng ảnh hưởng đến hiệu quả? Để hiểu rõ phương pháp bạn chỉ cần quan tâm đến 4 yếu tố. Bao gồm:

  • (1) - Chiều sâu chôn móng
  • (2) - Trị số chịu tải của nền
  • (3) - Ứng suất gây lún cho móng
  • (4) – Độ lún của móng

Theo đó khi bạn tăng yếu tố (1) sẽ làm cho yếu tố thứ (2) tăng và yếu tố thứ (3) giảm. Và điều này mang đến hiệu quả trong việc giảm yếu tố thứ (4). Đặc biệt hơn khi yếu tố (1) sẽ giúp đặt móng xuống sâu hơn ở tầng đất phía dưới. Nhờ vậy móng sẽ chắc chắn, ổn định.

Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi hình dạng kích thước móng

Đây là cách xử lý móng nhà trên nền đất yếu cũng được áp dụng khá nhiều. Theo đó điểm mấu chốt của giải pháp là tác động trực tiếp đến áp lực tác dụng trên mặt nền. Nhờ vậy cải thiện được 2 vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng móng nhà.

  • Điều kiện chịu tải của nền móng
  • Điều kiện biến dạng của nền móng

Ở đây để hiểu rõ hiệu quả của giải pháp bạn hãy quan tâm đến 3 yếu tố. Bao gồm đó là:

  • Áp lực tác dụng lên mặt sàn (1)
  • Độ lún của công trình (2)
  • Diện tích đáy móng (3)

Theo đó các chuyên gia đã chỉ ra để giảm  yếu tố (1) và (2) bạn chỉ cần tăng (3) lên). Điều này đồng nghĩa bạn chỉ cần thay đổi kích thước móng nhà. Tuy nhiên bạn chú ý hãy nghiên cứu kỹ lưỡng địa chất nơi xây nhà. Từ đó xem xét cẩn trọng để lựa chọn loại móng phù hợp. Chẳng hạn các loại móng như:

  • Móng cọc
  • Móng băng
  • Móng đơn

Ngoài ra điểm đáng lưu ý trong phương pháp này là bạn cần kiểm tra tính nén lún của nền đất. Nếu chỉ số ấy tăng dần theo chiều sâu thì không nên áp dụng.

Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng

Trong thi công nền móng công trình có nhiều loại móng khác nhau. Chẳng hạn một số loại móng phổ biến có thể kể đến như:

  • Móng băng
  • Móng cọc
  • Móng đơn
  • Móng bè

Tất nhiên mỗi loại móng sẽ phù hợp với công trình riêng. Và lựa chọn loại móng nào sẽ tùy vào địa chất nơi công trình thi công. Vì thế nếu bạn xác định móng nhà thi công trên nền đất yếu hãy cân nhắc thay đổi loại móng.

Nếu khi đã chọn móng băng nhưng tình trạng biến dạng vẫn lớn hãy chú ý đến khả năng chịu lực. Bạn chỉ cần tăng chỉ số chịu lực cho móng sẽ giúp giải quyết vấn đề. Đặc biệt bạn lưu ý độ cứng móng băng lớn thì tình trạng biến dạng sẽ nhỏ.

Một số giải pháp xử lý móng bạn có thể tham khảo thêm

  • Tăng chiều dày móng
  • Tăng cốt thép dọc chịu lực
  • Tăng độ kết cấu bên trên
  • Bố trí sườn tăng cường

Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi kết cấu công trình

Nếu các cách xử lý móng nhà trên nền đất yếu ở trên là tác động trực tiếp đến phần móng thì ở đây là “kết cấu công trình”. Theo đó mục đích của giải pháp là giảm áp lực lên mặt nền móng. Hoặc bạn cũng có thể làm tăng khả năng chịu áp lực của kết cấu công trình. Cụ thể trong thực tế một số phương pháp cho thấy hiệu quả như là:

  • Ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ. Những vật liệu được sử dụng cần đảm bảo tính chịu lực cao.
  • Sử dụng kết cấu tĩnh để gia tăng tính linh hoạt của kết cấu
  • Sử dụng đai bê tông cốt thép

Như vậy bạn có thể thấy để xử lý móng nhà trên nền đất yếu có rất nhiều cách. Tất nhiên mỗi một cách sẽ có ưu – nhược điểm và phù hợp công trình khác nhau. Vì thế bạn cần xem xét cẩn thận tình hình địa chất để quyết định lựa chọn giải pháp đúng đắn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

57 phút trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

1 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

1 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

1 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

2 giờ trước