Xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng có bị phạt không?

Thứ hai, 02/11/2020-15:11

Giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ quan trọng và rất cần thiết khi bắt đầu xây dựng một công trình nào đó. Cụ thể, đối với các công trình xây nhà ở, cho dù là nhà nhỏ hay lớn thì cũng cần được cấp giấy phép trước khi xây. Một điểm đặc biệt của giấy phép này là các thông số có trong giấy phép phải trùng khớp với thực tế. Thế nhưng, nếu xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng thì có ảnh hưởng đến tiến độ thi công hay không?

Thế nào là xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng

Trước khi thi công bất kỳ công trình nhà ở hay chung cư, tòa nhà nào thì việc xin giấy phép xây dựng là điều quan trọng và thực sự cần thiết. Giấy phép xây dựng là một minh chứng cho cho những sự cho phép của chính phủ, luật pháp khi thi công. Vì thế, bất kể ai khi có nhu cầu xây nhà cũng cần tham khảo và tìm hiểu các viết đơn và xin loại giấy phép này. Trong trường hợp xây nhà không có giấy phép sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng, thậm chí bị phạt và đình công.

Các thông tin được nêu ra để được cấp giấy phép xây dựng đa phần là về thông tin của công trình. Cụ thể như diện tích xây dựng, số tầng nhà xây, diện tích sân vườn, diện tích hồ bơi...Các thông số này phải được tính toán kỹ lưỡng từ trước và cần đảm bảo thực tế thi công chính xác, trùng khớp nhất. Trong những trường hợp xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng sẽ bị phạt. Mức phạt như thế nào tùy thuộc vào tình trạng vi phạm của chủ nhân ngôi nhà.

 Ảnh 1: Thế nào là xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Thế nào là xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng (Nguồn: Internet)

Phạt như thế nào đối với những trường hợp vi phạm

Đối với từng trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như quy mô của công trình mà mức phạt cũng sẽ tương ứng. Những cá nhân làm sai giấy phép xây dựng, hay nói cách khác những thông số có trong giấy phép là thông số giả, không trùng khớp với thực tế. Mức phạt cho những cá này sẽ từ 5 triệu đồng cho những công trình nhỏ lẻ tại đô thị, thành phố lớn. Mức phạt từ 7 đến 10 triệu dành cho những công trình xây dựng tại khu bảo tồn, nơi đất bị hạn chế sử dụng như khu di tích, lịch sử.

Trên đây là những mức phạt dành cho công trình sửa chữa, xây dựng, thay mới lại. Ngoài ra, đối với những công trình thi công mới hoàn toàn thì việc thực hiện xây dựng sai lệch so với giấy phép sẽ có mức phạt cao hơn rất nhiều. Cụ thể, đối với xây nhà nhỏ lẻ tại thành phố, trung tâm lớn sẽ bị phạt lên đến 20 triệu đồng tùy theo quy mô công trình và mức sai lệch thông số. Đối với công trình xây tại khu bảo tồn, mức phạt có thể lên đến 30 triệu đồng.

 Ảnh 2: Phạt vi phạm như thế nào (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Phạt vi phạm như thế nào (Nguồn: Internet)

Xử lý các trường hợp vi phạm như thế nào

Các trường hợp vi phạm sẽ được xem xét và xếp vào nhóm vi phạm theo pháp luật. Bên cạnh việc đóng phạt thì một số thủ tục khác cũng cần được quan tâm. Cụ thể là một số bước xử lý vi phạm như sau:

  • Lập biên bản và yêu cầu tạm dừng thi công: Đây là bước đầu tiên mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện khi phát hiện một công trình bị thi công sai lệch so với giấy phép xây dựng.
  • Đối với những công trình thi công mà không có giấy phép xây dựng sẽ được liệt vào nhóm vi phạm khác và có mức xử phạt riêng biệt.
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giấy phép xây dựng và đánh giá mức độ sai lệch so với thực tế thi công: Trong khoản thời gian này, chủ nhân của công trình cần xin giấy phép lại hoặc điều chỉnh giấy phép cùng những khoản phạt đi kèm.
  • Những trường hợp bị kết luận là sai lệch so với giấy phép sẽ thực hiện thanh toán các khoản phạt cũng như dỡ bỏ công trình đang thi công dang dở.
 Ảnh 3: Xử lý các trường hợp vi phạm (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Xử lý các trường hợp vi phạm (Nguồn: Internet)

Có được hoàn công sau khi bị phạt vi phạm hay không?

Như đã đề cập, tùy theo mức độ sai lệch thực tế của công trình so với giấy phép mà mức phạt cũng như hình thức phạt sẽ khác nhau. Có những trường hợp sai lệch ít hoặc nhẹ thì có thể đóng phạt và xin điều chỉnh lại giấy phép xây dựng là được. Lúc này, chủ nhân của công trình có thể thực hiện tiếp công trình của mình hay nói cách khác là được hoàn công trở lại. Tuy nhiên, trường hợp được hoàn công gần như rất hiếm khi xảy ra đối với những vi phạm hoặc sai lệch lớn.

Vì thế, để tránh được những ảnh hưởng hoặc khó khăn xảy ra trong quá trình thi công xây dựng, chủ nhân của căn nhà cần tìm hiểu các thủ tục pháp lý có liên quan trước khi khởi công. Đặc biệt đối với giấy phép xây dựng, cần phải thực hiện đầy đủ và chính xác để tránh những tổn thất không đáng có sau này.

 Ảnh 4: Có được hoàn công sau khi vi phạm? (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Có được hoàn công sau khi vi phạm? (Nguồn: Internet)

Trên đây bài viết đã chia sẻ một số thông tin cơ bản về giấy phép xây dựng cũng như trả lời câu hỏi xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng có bị phạt không. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hoàn toàn hữu ích đối với các bạn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

59 phút trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

1 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

1 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

1 giờ trước

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

2 giờ trước