Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực dày bao nhiêu?

Thứ hai, 02/02/2021-13:02

Hiện nay, có nhiều cách để phân loại tường nhà nhờ dựa vào vật liệu cũng như các tính năng nổi bật, nhưng liên quan lớn nhất trong khả năng kết cấu nhà đó chính là sự phân loại theo tính chịu lực. Vì vậy từ đó mới hình thành nên khái niệm tường chịu lực là gì? Có thể dày đến bao nhiêu? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây!

Tường chịu lực là gì?

Tường chịu lực là một bộ phận đảm nhận chức năng quan trọng trong việc chịu tải trọng của lực. Ngoài việc chịu tải trọng của chính nó thì còn có thể chịu thêm tải trọng của các bộ phận khác trong kết cấu ngôi nhà.

Chất liệu của loại tường này có thể là đất sét hoặc là gạch bê tông. Người ta dựa vào đặc điểm cũng như chức năng để chịu tường này thành hai loại đó chính là tường chịu lực dọc và tường chịu lực ngang. Độ dày của loại tường này thường có độ dày tầm 220mm và phải có giằng móng, việc dày hơn các bức tường khác là chuyện bình thường vì phải đảm bảo an toàn cho toàn bộ ngôi nhà.


1.Tường chịu lực là gì?
1.Tường chịu lực là gì?

Cấu tạo tường chịu lực

Sẽ có hai loại truyền lực trong việc kết cấu tường chịu lực đó là: Theo phương ngang hoặc theo phương dọc xuống hệ thống móng.

Kết cấu tường chịu lực theo phương ngang

Kết cấu chịu lực theo phương ngang chỉ dùng để ngăn cách các phòng chịu tải trọng của toàn bộ các bộ phận khác xuống hệ thống móng của công trình. Kết cấu chịu lực ngang thường áp dụng phổ biến tại các ngôi nhà có phòng đồng đều nhau và chiều rộng của bước gian là B < 4m.


2.Kết cấu tường chịu lực theo phương ngang
2.Kết cấu tường chịu lực theo phương ngang

Để tìm hiểu rõ hơn về loại kết cấu này thì sau đây là ưu và nhược điểm mà bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm

  • Có kết cấu đơn giản, chịu tải trọng tốt, cần sử dụng dầm ít và sàn gác nhịu nhỏ là được.
  • Tường ngăn giữa các không gian phòng có độ dày cao nên là tốt trong việc cách âm.
  • Vì do là tường dọc trong trường hợp này nên có chức năng bao che, mọi cửa số của thể mở linh hoạt giúp ích trong việc thông thoáng và thu hút nhiều ánh sáng tự nhiên.
  • Với những ngôi nhà có mái dốc tường ngang thường dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng và tiết kiệm tối đa mọi chi phí.

Nhược điểm

  • Do việc bố trí các phòng không theo kế hoạch, thiếu linh hoạt đã mang đến cảm giác cực kỳ đơn điệu. Diện tích của phòng thông thường sẽ luôn bằng nhau.
  • Không tận dụng được khả năng tường dọc.
  • Do tường ngang chịu lực dày sẽ gây nhiều chi phí thi công xây dựng và tốn nhiều công sức.

Tường dọc chịu lực

Kết cấu tường dọc chịu lực thường được bố trí theo phương dọc của ngôi nhà. Và cũng giống như tường ngang chịu lực sau đây là ưu và nhược điểm của kết cấu tường dọc chịu lực:

Ưu điểm

  • Mặt bằng kiến trúc được bố trí cực kỳ linh hoạt.
  • Tận dụng được hết khả năng chịu lực của các tường ngoài khác.
  • Kết cấu tường dọc giúp tiết kiệm diện tích xây dựng móng và nguyên liệu.

Nhược điểm

  • Do bề dày tường mỏng nên khả năng cách âm không tốt.
  • Không thể mở được nhiều cửa sổ, điều đó gây ra hạn chế về sự thông thoáng trong không gian căn nhà và không thu hút được ánh sáng tự nhiên.
  • Do không tận dụng được tường ngang mà thay vào đó là phải dùng vì kèo, bán kèo hoặc dầm nghiêng.

Tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực

Tường chịu lực cho dù theo phương ngang hay dọc thì đều mang lại ưu và nhược điểm riêng. Vậy bạn có thắc mắc, liệu có thể kết hợp tường ngang và tường dọc chịu lực với nhau hay không? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nên người ta gọi đó là tường chịu lực kết hợp.

Khi bạn bố trí theo cả hai phương ngang và dọc thì các phòng sẽ được bố trí một cách linh hoạt hơn, tạo ra tổng thể ngôi nhà trở nên vừa mắt và cứng cáp hơn. Các căn phòng cũng sẽ bố trí tường ngang để tạo sự thông thoáng tại nơi đầu gió, còn phía cuối gió thì sẽ được bố trí theo phương dọc chịu lực.


3.Kết cấu tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực
3.Kết cấu tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực

Tường chịu lực xây được mấy tầng đảm bảo nhất?

Do phải tính toán thật chi tiết để đảm bảo khả năng nâng đỡ cho toàn ngôi nhà, vì vậy bạn có thắc mắc tường chịu lực xây được mấy tầng không? Trong vấn đề xây dựng thì bức tường được chia thành hai nhóm chính đó là: tường chịu lực đóng vai trò chịu tải trọng của ngôi nhà và tường chỉ chịu duy nhất tải trọng của nó.

Việc có thể xác định đâu là tường chịu lực cực kỳ quan trọng vì giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sửa chữa, cải tạo lại căn nhà. Xác định hướng của tường chịu lực để chọn số lượng tầng đảm bảo thì sẽ dựa vào:

Vị trí

Dựa vào các bức tường ngôi nhà để bạn xác định được vị trí của loại tường này. Vì bình thường nếu như tường là kết cấu duy nhất trong ngôi nhà với mục đích xây để chịu lực thì đó là các bức tường giữ vị trí bao quanh ngôi nhà. Các bức tường này có khả năng cách âm tốt, chống ẩm và cách nhiệt hiệu quả.

Tường chịu lực trong nhà cao tầng

Do những bức tường này áp dụng cho nhà cao tầng, càng lên cao thì độ dày của tường càng giảm và có một số vị trí có thể không có bức tường. Những bức tường này không có tác dụng chịu tải nên không nhất thiết phải giữ lại, còn những bức tường không thể giảm được chiều dày chính là tường chịu tải. Để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà bạn đang ở thì chỉ nên sử dụng tường chịu tải có độ cao không quá 5 tầng, đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc về tường chịu lực xây được mấy tầng thì đảm bảo nhất.

Độ dày của tường

Các bức tường này luôn phải dày hơn những bức tường còn lại, chiều dày phải lớn hơn 22cm và có giằng.

Chất liệu tường

Với những bức tường dùng để chịu lực thì thông thường chất liệu rất đa dạng, thường sẽ được xây bằng gạch, đá, bê tông nhưng đối với những ngôi nhà dân dụng thì chỉ dùng đá và gạch để xây dựng thôi.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy một ngôi nhà có thể bị ảnh hưởng đến tường chịu tải thông qua nhiều yếu tố như: vị trí bức tường, chất liệu tường, kết cấu trong nhà cao tầng và độ dày của tường. Do càng lên cao thì độ dày tường càng giảm, vì vậy xây dựng với những ngôi nhà có 5 tầng trở xuống sẽ là mức xây dựng hợp lý trong kế hoạch thi công của bạn, nhằm đảm bảo hỗ trợ tính an toàn cho người ở cũng như tiết kiệm chi phí sao cho hiệu quả nhất.


4.Tường chịu lực xây được mấy tầng là đảm bảo nhất?
4.Tường chịu lực xây được mấy tầng là đảm bảo nhất?

Như vậy, tường chịu lực đóng vai trò gần như là mấu chốt trong việc chịu tải lực của cả ngôi nhà. Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích, mong các bạn sẽ áp dụng các kiến thức ở trên vào trong chính công trình nhà mình. Cảm ơn vì đã theo dõi, chúc các bạn thành công! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết mới nhất về xây dựng - kiến trúc của meeyland nhé.

Mã ID: cv675

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

4 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

4 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

4 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

4 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

4 giờ trước