Những tiêu chuẩn cửa thoát hiểm mới nhất 2021 bạn cần biết

Thứ tư, 18/02/2021-10:02

Đối với các công trình cao tầng như chung cư đều cần đến thang thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho dân cư. Khi có tình huống bất ngờ xảy ra, thang thoát hiểm sẽ là nơi để mọi người có thể dễ dàng chạy khỏi nguy hiểm một cách an toàn. Vậy thang thoát hiểm là gì? Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm cần đảm bảo các yếu tố nào?

Tìm hiểu về thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm là bộ phận không thể thiếu đối với các công trình cao tầng như nhà tầng, chung cư, cao ốc,… Thang thoát hiểm có thể hỗ trợ mọi người di chuyển nhanh chóng. Đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp. Vậy thang thoát hiểm là gì?

Thang thoát hiểm là gì?

Thang thoát hiểm là hệ thống thang bộ được sử dụng để mọi người có thể thoát ra ngoài khu vực đang gặp vấn đề nguy hiểm như hỏa hoạn, động đất,… Ngoài ra, thang thoát hiểm cũng có thể được sử dụng như cầu thang bộ bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Thang thoát hiểm có thể được xây dựng bên ngoài hoặc bên trong tòa nhà tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đối với tòa nhà cao tầng, thang thoát hiểm sẽ được xây dựng ngay cạnh thang máy. Hỗ trợ người dân có thể đi lên hoặc xuống bằng thang bộ khi thang máy gặp vấn đề trục trặc, hư hỏng.

Thang thoát hiểm sẽ được thiết kế từ tầng 1 cho đến tầng thượng của mỗi một tòa nhà. Số lượng bậc thang sẽ không bị giới hạn. Tuy nhiên, thông thường, thang thoát hiểm số có số lượng bậc thang không được nhiều hơn 18 bậc trên một tầng. Đảm bảo cho người dân có thể thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm nhanh nhất mà không mất quá nhiều sức lực.


1. Thang thoát hiểm là lối đi xuống an toàn cho mọi người trong trường hợp khẩn cấp
1. Thang thoát hiểm là lối đi xuống an toàn cho mọi người trong trường hợp khẩn cấp

Vai trò của cầu thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm có vai trò vô cùng quan trọng đối với các tòa nhà cao tầng. Bởi vậy, tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm luôn cần được tuân thủ một cách khắt khe. Thang thoát hiểm là lối đi an toàn và nhanh nhất cho mọi người khi tòa nhà gặp vấn đề nguy hiểm.

Hầu hết, các tòa nhà cao tầng sẽ sử dụng thang máy để hỗ trợ di chuyển cho mọi người một cách nhanh chóng vừa tiết kiệm thời gian vừa không mất sức lực. Tuy nhiên, thang máy sẽ không thể hoạt động khi bị ngắt nguồn điện. Nếu nhà cao tầng xảy ra hỏa hoạn hay chập điện, đồng nghĩa với việc thang máy sẽ không thể hoạt động.

Lúc này, thang thoát hiểm sẽ phát huy các giá trị của mình một cách hiệu quả nhất. Bảo vệ an toàn tính mạng của mọi người trong lúc nguy cấp.

Những tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm là khu vực di chuyển, bảo vệ tính mạng của con người khi gặp sự cố nguy cấp. Chính vì vậy, các đơn vị xây dựng khi tiến hành xây dựng công trình cao tầng luôn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm tốt nhất.

Lối thoát hiểm cho nhà cao tầng

Đối với nhà cao tầng, mỗi một công trình đều cần tới ít nhất 2 lối thoát hiểm đạt chuẩn. Đặc biệt, với các công trình có lượng cư dân lớn, lượng lối thoát hiểm sẽ cần phải tăng thêm. Bởi như đã đề cập ở trên, thang thoát hiểm là không gian hỗ trợ mọi người có thể dễ dàng di chuyển khi nhà cao tầng gặp sự cố bất ngờ.

Có ít nhất 2 lối thoát hiểm sẽ giúp cho cư dân có thể dễ dàng chạy thoát ra khỏi tòa nhà. Đồng thời, những đơn vị cứu hộ hay phòng cháy chữa cháy có thể nhanh chóng xông đến hiện trường và xử lý sự cố. Hạn chế tối đa tổn thất về tính mạng cũng như của cải cho mọi người.

Đối với nhà cao tầng, thang thoát hiểm sẽ được thiết kế sát với 1 bên. Bên nhà còn lại là thang thoát hiểm nối liên với ban công. Các lối đi này sẽ thông xuống tầng 1 và ra bên ngoài hoặc thông qua tiền sảnh.


2. Nhà cao tầng cần có ít nhất 2 thang thoát hiểm
2. Nhà cao tầng cần có ít nhất 2 thang thoát hiểm

Lối thoát nạn an toàn phải đảm bảo điều kiện

Tiêu chuẩn cầu thang thoát hiểm sẽ cần được đảm bảo để phục vụ quá trình chạy thoát ra khỏi tòa nhà của người dân diễn ra an toàn và nhanh nhất có thể. Điểm cuối của thang thoát hiểm có thể được thiết kế trực tiếp bên ngoài tòa nhà hoặc thông qua tiền sảnh. Điều này được xây dựng phụ thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư dự án.

Dù bạn ở phòng nào thì cầu thang an toàn trong và ngoài nhà đều sẽ có lối đi ra khỏi nhà. Chỉ duy tầng 1 sẽ không có thiết kế này. Điều này sẽ giúp mọi người chủ động chạy ra khỏi căn hộ mình đang sống khi tòa nhà gặp phải các vấn đề như hỏa hoạn. Thay vì phải chen lấn nhau tại một vị trí nhất định.


3. Cửa thoát hiểm có thể được thiết kế ngoài trời
3. Cửa thoát hiểm có thể được thiết kế ngoài trời

Tiêu chuẩn cầu thang thoát hiểm và hành lang an toàn

Một trong những tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm chính là yếu tố chịu lực và chống cháy hiệu quả. Thang thoát hiểm và hành làng an toàn là nơi để mọi  người có thể chạy ra khỏi nhà khi gặp nguy hiểm. 

Khi các tai nạn bất ngờ xảy ra, mọi người đều đồng loạt chạy ra khỏi vị trí nhờ vào thang thoát hiểm. Lúc này, thang thoát hiểm sẽ phải gánh chịu một trọng tải rất lớn. Đồng thời, lúc này mọi người sẽ tập trung mọi sức lực để có thể di chuyển xuống mặt đất. Lực mà mọi người tác động lên cầu thang vô cùng lớn.

Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, hành lang an toàn hay thang thoát hiểm đều cần được thiết kế chắc chắn, chịu được trọng tải lớn hơn so với các loại cầu thang thông thường khác.

Cầu thang thoát hiểm sẽ được nối thông từ tầng 1 đến tầng mái. Giữa các tầng sẽ được ngăn cách nhau bằng cửa. Cửa thoát hiểm này phải có khả năng chống chịu được lửa cháy không quá 45 phút. 

Điều này sẽ giúp ngăn chặn ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội cũng như khói độc không thể lan sang các không gian khác. Khói độc là yếu tố vô cùng nguy hiểm. Tỷ lệ người chết khi xảy ra hỏa hoạn do khói độc gây ra luôn cao hơn.

Ngoài ra, thang thoát hiểm còn cần có lỗ thông gió, đèn chiếu sáng. Những yếu tố này sẽ giúp cho người dân có thể dễ dàng và an toàn từ tầng cao chạy xuống mặt đất.


4. Thang thoát hiểm có cấu tạo chắc chắn
4. Thang thoát hiểm có cấu tạo chắc chắn

Thang thoát hiểm nhà cao tầng đảm bảo quy định xa nhất

Không chỉ có tiêu chuẩn về chất lượng mà khoảng cách xa nhất từ nhà tới thang thoát hiểm cũng là yếu tố cần được chú ý. Khoảng cách xa nhất sẽ được tính từ cửa đi của căn hộ xa nhất đến vị trí của lối thoát hiểm gần nhất. Khoảng cách này sẽ không bao gồm nhà vệ sinh hay phòng tắm và không được lớn hơn các chỉ số:

  • Đối với các nhà phụ trợ, căn hộ nằm giữa hai thang thoát hiểm sẽ có khoảng cách xa nhất là 50m. Đối với phòng chỉ có một lối thoát hiểm, khoảng cách này sẽ bị rút ngắn lại với chỉ 25m.
  • Đối với nhà chung cư, căn hộ tập thể, riêng biệt,… Thì khoảng cách này sẽ có sự thay đổi. Với căn hộ nằm giữa hai lối thoát hiểm, khoảng cách từ cửa phòng tới lối thoát hiểm không được vượt quá 40m. Đối với căn hộ chỉ có một lối thoát hiểm, khoảng cách xa nhất không được vượt quá 25m.

Đây chính là khoảng cách xa nhất mà các công trình cao tầng cần phải đảm bảo trong tiêu chuẩn cầu thang thoát hiểm. Khoảng cách này sẽ đảm bảo an toàn cho mọi người khi có vấn đề nguy hiểm xảy ra đột ngột.

Chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang

Kích thước của cửa, lối thoát nạn, hành lang và vế thang cũng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn. Một kích thước phù hợp sẽ giúp cho quá trình di chuyển ra ngoài của mọi người không bị hạn chế. Đặc biệt tránh được tình trạng chen lấn xô đẩy nhau trong lúc hoảng loạn vô cùng nguy hiểm. Theo quy định, 1m sẽ dành cho 100 người và không được phép nhỏ hơn các kích thước dành riêng cho các bộ phận như:

  • Đối với cửa đi, kích thước sẽ không được nhỏ hơn 0,8m.
  • Lối đi không được nhỏ hơn 1m.
  • Hành lang lớn hơn 1,4m.
  • Vế thang lớn hơn 1,05m.

5. Tiêu chuẩn về kích thước thang thoát hiểm nhà cao tầng
5. Tiêu chuẩn về kích thước thang thoát hiểm nhà cao tầng

Tiêu chuẩn cửa thoát hiểm và lối đi

Đối với tiêu chuẩn cửa thoát hiểm và lối đi cần phải đảm bảo được chiều cao an toàn cho mọi người di chuyển. Cụ thể, cửa và lối đi không được phép thấp hơn 2m. Tầng hầm sẽ phải có chân tường không được thấp dưới 1,9m. Tầng hầm mái sẽ không được thấp hơn 1,5m theo quy định.


6. Cửa thoát hiểm đạt chuẩn về kích thước
6. Cửa thoát hiểm đạt chuẩn về kích thước

Sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ 2

Thang chữa cháy cũng có thể trở thành lối thoát hiểm thứ hai cho các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, chúng cần phải đảm bảo được các tiêu chuẩn nhất định. Để có thể sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ 2, chủ đầu tư khi xây dựng công trình cần đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng và kích thước. 

Chiều rộng của thang chữa cháy sẽ phải đạt ít nhất 0,7m. Góc nghiêng lớn nhất so với bề mặt nằm ngang không được phép quá 600. Đối với tay vịn của thang cần có chiều cao trên 0.8m. Như vậy mới có thể đảm bảo an toàn cho mọi người khi di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng thang chữa cháy.

Số lượng bậc thang thoát hiểm

Nhắc đến tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm thì không thể bỏ qua số lượng bậc thang. Đối với một tầng thang thoát hiểm, số lượng bậc tối thiểu phải lớn hơn 3 và tối đa nhỏ hơn 18 bậc.

Thang thoát hiểm được thiết kế thẳng, tránh việc sử dụng các loại thang hình xoắn ốc hay dẻ quạt. Điều này sẽ khiến cho mọi người trong lúc di chuyển dễ cảm thấy chóng mặt và nguy hiểm. Đặc biệt là đối với các tầng nhà ở trên cao.

Mỗi bậc sẽ có góc nghiêng vừa phải. Tránh việc để các bậc quá sát hoặc quá xa nhau. Gây khó khăn trong lúc di chuyển cho mọi người.


7. Số lượng bậc trong thang thoát hiểm khoa học
7. Số lượng bậc trong thang thoát hiểm khoa học

Như vậy, trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm mà các công trình cao tầng cần có. Những tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo cho thang thoát hiểm và hành lang an toàn đảm bảo về chất lượng, kích thước. Hỗ trợ mọi người rời khỏi vị trí nguy hiểm một cách an toàn nhất. Hãy đón đọc ngay những bài viết mới nhất của meeyland về xây dựng - kiến trúc nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

33 phút trước

Biến động từ dòng vốn ngoại ảnh hưởng tới việc nâng hạng thị trường chứng khoán

37 phút trước

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

14 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

14 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

14 giờ trước