Shophouse là gì? Ưu & nhược điểm so với các loại hình khác

Thứ hai, 07/06/2021-15:06

Shophouse hay còn được gọi là nhà phố thương mại, đây là một loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh thịnh hành ở một số quốc gia lớn ở Châu Âu và Châu Á. Các nước phát triển thường có nhiều chuỗi shop house lớn, kinh doanh các mặt hàng nổi tiếng, các thương hiệu lớn trên thế giới. Vậy shophouse là gì? Loại hình căn hộ này có điểm gì nổi bật?

Shophouse là gì?

 Shophouse là khu nhà thương mại mặt phố kết hợp với khu dân cư nằm trong khu đô thị
Shophouse là khu nhà thương mại mặt phố kết hợp với khu dân cư nằm trong khu đô thị

Shophouse là công trình kiến trúc mang nét đẹp truyền thống của đặc trưng kiến trúc Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Các cửa hiệu được xây dựng với số lượng lớn từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 và mặc dù nhiều căn nhà đã bị phá bỏ trong việc xây dựng lại thế kỷ 20 nhưng một số nhà thương mại còn cho đến nay.

Ngày nay, chúng được coi là một ví dụ mang tính biểu tượng của kiến trúc Đông Nam Á từ thời kỳ này. Các cấu trúc tương tự có thể được nhìn thấy ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm các phần của Châu Mỹ Latinh và các đảo Caribe.

Shophouse là loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và căn hộ thương mại. Shophouse thường nằm ở tầng trệt (tầng 1 bên kia đường) của các dự án nhà phố thương mại hoặc các dự án chung cư.

Lịch sử hình thành shophouse

 Lịch sử và nguồn gốc của shophouse
Lịch sử và nguồn gốc của shophouse

Nhà phố - nguồn gốc lịch sử của niềm vui và sự hoài cổ - là loại hình xây dựng phổ biến trong di sản kiến trúc và xây dựng của Singapore. Các tòa nhà này thường cao từ hai đến ba tầng, được xây dựng trong các khối liền kề với các bức tường chung của các bên. Đó là những ngôi nhà nhỏ, hẹp kiểu bậc thang, phía trước có lối đi dành cho người đi bộ dài 5 foot có mái che.

Được xây dựng từ những năm 1840 đến những năm 1960, những cửa hiệu này đã hình thành phần lớn cấu trúc đô thị trước Thế chiến 2 của trung tâm thành phố cổ cũng như một số khu vực khác của Singapore. Chúng cũng thường được tìm thấy ở khắp các thành phố lịch sử của Đông Nam Á.

Ưu điểm vượt trội của căn hộ shophouse

 Ưu điểm của shophouse là gì?
Ưu điểm của shophouse là gì?

Nằm ở vị trí đắc địa

Các dự án tích hợp nhà phố thương mại thường được lựa chọn xây dựng tại những vị trí trung tâm thành phố, khu vực gần các tuyến đường lớn, tập trung đông dân cư, đông người qua lại.  Những khu chung cư cao cấp, khu đô thị mới thường tập trung nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu, tri thức có thu nhập cao. Đây là nguồn khách hàng trọng yếu và ổn định giúp việc kinh doanh của các chủ đầu tư shop house được duy trì và phát triển.

Số lượng giới hạn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến shop house ngày càng khan hiếm và giá thành thuê hoặc mua bán trong lĩnh vực bất động sản ngày càng cao chính là số lượng giới hạn. Như đã đề cập ở trên, shophouse không được xây dựng riêng lẻ mà được tích hợp trong các dự án chung cư, khu đô thị kiểu mới. Tuy nhiên, số lượng shophouse sẽ phụ thuộc vào quy mô dự án và số lượng dân cư dự đoán thuộc nội khu và các khu vực lân cận.

Dân cư đô thị càng đông, số lượng shophouse sẽ càng nhiều và ngược lại. Đối với các dự án lớn với đầu tư khủng, số lượng căn hộ thương mại sẽ chiếm khoảng 5% trên tổng số lượng các căn hộ.

Các dự án tầm trung thì số lượng shophouse sẽ đạt khoảng 2% đến 3%. Vi thế, so với các căn hộ chung cư, biệt thự liền kề,... shophouse ngày càng trở nên khan hiếm và là miếng mồi ngon mà bất cứ một nhà đầu từ kinh doanh nào đều muốn sở hữu.

Kiến trúc hiện đại, đa công năng

 3. Shophouse được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
3. Shophouse được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Là mô hình căn hộ hiện đại, shophouse thường được thiết kế với lối kiến trúc hiện đại, đa công năng. Cụ thể, các nhà phố thương mại thông thường sẽ được xây dựng theo lối kiến trúc 2 tầng, 1 trệt 1 lầu, vừa đáp ứng được nhu cầu nơi ở vừa cực kỳ phù hợp với mục đích thương mại.

Tầng trệt thường được thiết kế cực kỳ hiện đại, phong cách mới sang trọng tạo cảm giác cao cấp. Vì thế, nơi này cực kì phù hợp để trưng bày, buôn bán, kinh doanh các mặt hàng có sẵn thuộc các lĩnh vực thời trang, hoặc dịch vụ như spa, chăm sóc khách hàng, làm đẹp,...

Ngoài ra, các shophouse còn vô cùng phù hợp để sử dụng làm văn phòng vì thế thường được cho thuê với giá thành rất cao. Tầng lầu thường được sử dụng với mục đích nhà ở, là nơi lý tưởng để sinh sống các tiện ích hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị.

Thuận tiện di chuyển

Vấn đề thiếu hụt không gian đỗ đậu các phương tiện di chuyển như xe máy, xe hơi vẫn luôn khiến chủ cửa hàng đau đầu. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này, các shophouse sẽ được thiết kế xây dựng gần bãi đỗ xe hoặc lối đi bộ lên xuống của các tòa nhà. Ngoài ra, tại nhiều dự án quy mô lớn, khu vực trước các shophouse còn có bãi đỗ xe riêng, tạo điều kiện tối ưu cho việc mua sắm và kinh doanh của cả người bán và khách hàng.

Khả năng thanh khoản tốt

 4. Những ưu điểm nổi bật về thanh khoản và khả năng sinh lời cực cao của shophouse là gì?
4. Những ưu điểm nổi bật về thanh khoản và khả năng sinh lời cực cao của shophouse là gì?

Những ưu điểm nổi bật từ vị trí đắc địa, đa chức năng và khả năng sinh lời cao, shophouse luôn được săn đón. Bên cạnh đó, tính thanh khoản cao càng làm tăng giá trị của shophouse, khiến chúng trở thành mặt hàng “đắt khách” thường niên.

Khả năng sinh lời cao

Có thể nới, việc đầu tư vào shophouse để kinh doanh hay cho thuê đều mang lại lợi nhuận rất cao, là nguồn thu không nhỏ cho các gia đình hay chủ đầu tư kinh doanh, buôn bán. So với nhiều loại hình kinh doanh khác, shophouse vừa có khả năng sinh lời cao lại vừa là phương tiện kiếm tiền an toàn ít rủi ro nhất.

Cơ hội gia tăng giá trị cao

Nếu bạn là chủ sở hữu của một shophouse tại một khu dô thị, khu dân cư sầm uất nhất thành phố, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về túi tiền của mình. dù là cho thuê hay kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào đi nữa, shophouse vẫn có thể giúp bạn mang lại lợi nhuận cao. Từ đó, bạn có thể kiếm thêm một khoảng tiền không nhỏ và gia tăng quỹ tài chính của bản thân và gia đình.

Nhược điểm của shophouse

 5. Nhược điểm của shophouse là gì?
5. Nhược điểm của shophouse là gì?

Đòi hỏi khoản vốn đầu tư lớn

Với những ưu điểm nổi bật về vị trí địa lí lẫn công năng sử dụng và khả năng sinh lời,.... shophouse có giá thành cao hơn hẳn các căn hộ chung cư, thậm chí biệt thự. Bên canh đó, số lượng shophouse hạn chế và ngày càng khan hiếm cũng là một trong số những lý do chính khiến loại hình căn hộ kết hợp kinh doanh này được bán với giá cao chọc  trời. Vì thế, nhà đầu tư đòi hỏi phải có một số vốn ổn định và khả năng tài chính đủ vững mới có thể sở hữu được.

Quyền sở hữu bị hạn chế

Không giống như một số loại hình chung cư, căn hộ, biệt thự,... khi mua bạn sẽ được cấp sổ đỏ với quyền sở hữu và sử dụng mãi mãi. Shophouse sẽ có trường hợp bị hạn chế quyền sở hữu. Điều có có nghĩa là bạn sẽ được sở hữu căn hộ thương mại trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường sẽ là 50 năm.

Cộng đồng dân cư

Ưu điểm nổi bật nhất của shophouse khác với các loại hình nhà ở khác alf chúng cực kì thích hợp để kinh doanh buôn bán. Do đó, để shophouse có thể hoạt động tốt và thực hiện hết chức năng của chúng, yêu cầu khu dân cư phải đông. Ngoài ra, điều kiện tài chính, thu nhập bình quân của người dân nơi đó phải ổn định.

Phân biệt shophouse với loại hình kinh doanh khác

Mặc dù được ra đời rất lâu nhưng shophouse ngày nay có sự khác biệt nhiều so với các loại hình kinh doanh khác. Do một số giới bạn về mặt thiết kế và mục đích đầu tư cùng nhiều tiêu chí khác. Dưới đây là một số điểm phân biết giữa shophouse giữa nhà phố và biệt thự phố. 

Tiêu chí Shophouse Nhà mặt phố Biệt thự phố
Mục đích đầu tư Cho kinh doanh thuê mặt bằng, chung cư nhà ở,.. tuy nhiên danh mục cho thuê và kinh doanh của Shophouse lại hạn chế hơn.  Sử dụng cho mục đích kinh doanh thuê mặt bằng, chung cư nhà ở. Các doanh mục kinh doanh đa dạng, phù hợp với các danh mục cho thuê có chuyên môn cao như văn phòng, dịch vụ khách sạn,.. Mục đích nhà ở là chủ yếu, văn phòng ít kinh doanh vì chi phí mặt bằng cao.
Vị trí Nằm trong khu quy hoạch có hoàn chỉnh và nằm trong khu nội bộ của đô thị  Nằm ở ngoài mặt phố, các tuyến đường lớn trong thành phố  Nằm trong khu dân cư cao cấp, mặt tiền phố
Thiết kế Thiết kế của Shophouse là thiết kế cứng, không thể thay đổi cấu trúc  Các nhà đầu tư có thể xin giấy cấp phép để chỉnh sửa và thay đổi cấu trúc  Đồng điệu về thiết kế, tuy nhiên có thể chỉnh sửa theo đúng hạn mục sử dụng 
Khách hàng tiềm năng Do đặc thù của thiết kế và vị trí nên shophouse khó tiếp cận được khách hàng tiềm năng vì chỉ phục vụ nhu cầu của dân cư trong khu đô thị  Có thể dễ dàng và thu hút khách hàng tiềm năng nhờ đặc thù vị trí là mặt phố nơi đông người qua lại.  Đặc tính của biệt thự phố có sự phân cấp khách hàng nên khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng khá thấp 

 

Có nên đầu tư shophouse không?

 Người dân sống trong khu đô thị thương mại sẽ được tận hưởng các dịch vụ tiện ích nhanh chóng
Người dân sống trong khu đô thị thương mại sẽ được tận hưởng các dịch vụ tiện ích nhanh chóng

Shophouse là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp với kinh doanh phức hợp tạo nên một nét đẹp truyền thống và hiện đại cho khu đô thị của bạn. Thì đó là lý do lớn nhất mà bạn nên đầu tư vào shophouse. Một số lý do khác mà shophouse chính là mô hình lý tưởng của bạn như: 

Tiện lợi: nhiều căn shophouse tọa lạc ngay trung tâm nên việc sinh sống hoặc làm việc tại một căn hộ đều mang đến một mức độ tiện lợi vô song. Dân cư có thể tiện lợi mua sắm phục vụ nhu cầu phát sinh hằng ngày. Nhân viên văn phòng trong shophouse cũng dễ dàng sử dụng các dịch vụ bên trong tòa nhà. 

Kiến trúc đẹp: Bạn đã bao giờ nhận thấy mọi người chụp ảnh cho Instagram của họ bên cạnh một cửa hàng? Một số tạp chí thời trang và thương hiệu quần áo thậm chí còn tổ chức các buổi chụp hình với bối cảnh là các cửa hiệu. Đó là bởi vì các cửa hiệu mang phong cách độc đáo của Singapore, đại diện cho một phần lịch sử và di sản của địa phương.

Các shophouse sẽ tăng giá trị: Singapore được kết nối với thị trường khu vực và toàn cầu, đặc biệt là khi đầu tư vào bất động sản. Mặc dù bạn không thể kiểm soát hoàn cảnh kinh tế bên ngoài, nhưng bạn vẫn có thể đầu tư thông minh.

Các căn nhà phố rộng rãi: Các căn shophouse thường có nhiều không gian hơn so với các bất động sản tư nhân mới hơn. Họ cũng cung cấp nhiều không gian rộng mở, hoàn hảo cho các nhà đầu tư và người mua nhà để chuyển đổi và tùy chỉnh bất động sản theo nhu cầu cá nhân của họ. Mặc dù nhìn từ bên ngoài, các căn shophouse thường khá cô đọng và nhỏ gọn nhưng nội thất bên trong của chúng có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. 

Mua căn hộ Shophouse có sổ đỏ không?

 Shophouse cũng là một dạng bất động sản nên cũng mua bán cần sổ đỏ.
Shophouse cũng là một dạng bất động sản nên cũng mua bán cần sổ đỏ.

Các căn hộ shophouse cũng là một mô hình bất động sản chính vì thế việc mua bán đổi chủ sang tên cũng cần phải có đầy đủ các giấy tờ chuyển nhượng. 

  • Shophouse ký các văn bản thỏa thuận khi đặt cọc. Chuyển nhượng không mất phí khi chưa ký hợp đồng mua bán
  • Ký hợp đồng thỏa thuận nhưng chưa giao nhà thì mức phí chuyển nhưỡng là 2%, lệ phí trước bã, sổ đỏ sang tên chủ mới
  • Shophouse chưa bàn giao sổ đỏ nhưng đã bàn giao nhà, phí chuyển nhưỡng 2% và phí trước bạ 
  • Shophouse đã cấp sổ đỏ, bàn giao nhà: lệ phí sang tên sổ đỏ 2% và phí trước bạ. sổ đỏ sang tên người mới. 

Lưu ý khi đầu tư vào nhà phố thương mại

Ưu điểm và nhược điểm của shophouse có lẽ các bạn đã nắm được rõ ràng. Vậy cần lưu ý khi quyết định đầu tư vào shophouse là gì?

  • Để có thể đạt được lợi nhuận như ý và nâng cao giá trị sinh lời của shophouse, nhà đầu tư phải có trường vốn tốt
  • Nên cân nhắc đến thời gian khai thác và sử dụng shophouse để tránh bị lỗ vốn khi chưa kiếm được lợi nhuận
  • Giá thuê cao ngất ngưỡng nên cần cân nhắc tình hình tài chính và kinh doanh
  • Khách hàng bị giới hạn trong khu dân cư, khó cạnh tranh với các khu trung tâm thương mại lớn

Điểm tên dự án shophouse đẹp đáng để đầu tư

 Shophouse luôn nằm ngay trục đường chính và có kiểu thiết kế rất sáng tạo
Shophouse luôn nằm ngay trục đường chính và có kiểu thiết kế rất sáng tạo

Hiện nay, mô hình nhà phố shophouse rất được ưa chuộng vì nó có không gian thoải mái, cấu trúc đồng đều tạo nên một tổng thể hoàn hảo. Vị trí đắt địa cũng là một ưu điểm lớn cho những dự án shophouse ra đời. Dưới đây là một số mẫu dự án shophouse nhà phố thương mại bạn nên đầu tư:

Shophouse Nguyễn Xiển: Được thiết kế 114 lô nằm ngay mặt đường Nguyễn Xiển, Hà Nội. Với diện tích từ 200m2-320m2 có giá bán từ 45 đến 70 tỷ/lô. Sổ đỏ lâu dài

Kiến Hưng Luxury - Hà Đông: Sở hữu vị trí được đánh giá là đẹp nhất  trong khu vực trọng điểm phát triển kinh tế phía Tây Thủ đô. Shophouse Kiến Hưng sẽ là một địa điểm hấp dẫn để bạn đầu tư trong tương lai.

Shophouse Bình Minh Garden: Nằm tại vị trí số 93 Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Shophouse Bình Minh Garden được thiết kế với quy mô 101 căn nhà phố thương mại, 2 mặt tiền và có lối đi riêng, với diện tích từ 78m2 – 146m2 sẽ mang lại không gian thoải mái nhất cho gia đình bạn

Shophouse Khai Sơn Tower: với lối thiết kế hiện đại và tiện nghi, shophouse lại gần với tuyến đường huyết mạch nối liền Thủ đô và các tỉnh lân cận khác. Điều này sẽ thu hút khách hàng tiềm năng cũng như lợi thế kinh doanh. Quy mô 210 lô shophouse.

The Terra An Hưng: nằm trọng trục đường lớn của thành phố, đường đi rộng rãi thoáng mát sẽ là điểm cộng cho bạn khi đầu tư vào khu vực này.  Khu đô thị mới An Hưng, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội/ Gồm 166 căn shophouse thương mại, với diện tích: từ 65m2 – 138m2, thiết kế 5-7 tầng, mặt tiền 6.5m

Geleximco Lê Trọng Tấn: Với vị trí mặt đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, Hà Nội, bao gồm hơn 200 căn shophouse thương mại với diện tích: từ 120m2 – 170m2. Có giá bán: từ 10-15 tỷ/lô (Đã có VAT và bao gồm xây dựng)

Him Lam Vạn Phúc: Mặc dù dự án này chưa ra mắt nhưng đây lại là dự án nhà phố thương mại được săn đón nhiều nhất trong năm 2020. Không chỉ có phần thiết kế đẹp bởi mô hình Paris thu nhỏ trong lòng đô thị mà đây còn là khu đô thị cao cấp nhất Hà Nội

Eurowindow River Park: quy mô 4 chung cư 33 tầng, diện tích 40m2 đến 80m2 một sàn, thiết kế 3-4 tầng, tổng diện tích sàn 130-321m2. Đây là cơ hội lớn kinh doanh để bạn có thể tiếp cận nguồn khách hàng lên đến hơn 10.000 người trong khu shophouse này.

Tính đến thời điểm hiện tại, shophouse vẫn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” trong giới kinh doanh mà bất cứ một nhà đầu tư nào có tầm nhìn đều muốn sở hữu. Vậy tiềm năng phát triển của shophouse là gì? Sự thật, trong thời gian tới, shophouse chắc cấn ngày càng được săn đón và giá trị sẽ ngày càng cao. Hãy theo dõi những bài viết mới nhất tại mục xây dựng - kiến trúc ngay trên meeyland nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

32 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước