Quy hoạch 1/500 là gì? Điều kiện, ý nghĩa và quy trình chuẩn

Chủ nhật, 07/06/2021-16:06

Đối với giới bất động sản, để có thể khai thác được tối đa những điều kiện và tiềm năng của thị trường này thì không thể bỏ qua những điều luật do nhà nước ban hành. Trong đó, quy hoạch 1/500 và 1/200 thường được nhắc đến khá nhiều. Vậy bạn đã biết được quy hoạch 1/500 là gì hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Quy hoạch 1/500 là gì? Bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?

 Ảnh 1. Quy hoạch 1/500 là gì?
Ảnh 1. Quy hoạch 1/500 là gì?

Quy hoạch 1/500 là một hàng mục được thực hiện bởi những cơ quan, đơn vị thi công như công ty bất động sản hoặc doanh nghiệp. Đây là một cách gọi về  tỉ lệ quy hoạch chi tiết cho một dự án bất động sản bất kỳ. Trong quy hoạch này, những hạng mục cũng như chi tiết của dự án sẽ được thể hiện một cách rõ nét, các đơn vị sẽ phải tiến hành phân khu cụ thể hơn. 

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu quy hoạch 1/500 là gì, bạn cũng cần phải tiến hành tìm hiểu về định nghĩa bản đồ của quy hoạch này. 

Bản đồ quy hoạch 1/500 chính là một yếu tố quan trọng trong quá  trình thiết kế và thi công công trình. Đây chính là một cơ sở gốc để làm bước đệm cho quá trình thi công và xây dựng dự án, giúp cho các đơn vị có thể hiểu rõ được những công việc mà mình sẽ tiến hành trong tương lai. 

Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500

 Ảnh 2. Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?
Ảnh 2. Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?

Ý nghĩa của bản đồ dự án 1/500 là gì không phải ai cũng có thể nắm rõ. Thông qua bản đồ quy hoạch, các đơn vị sẽ nắm rõ được những thông tin sau trong dự án:

  • Các khu vực chức năng cụ thể bên trên bản đồ. 
  • Những định hướng phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông, đường ống nước,...
  • Rõ ràng hơn về các địa giới cũng như mốc giới giữa các khu vực, biết được cơ sở trường học, bệnh viện,... sẽ nằm ở những vị trí nào trên bản đồ. 
  • Biết được tổng quan diện tích của từng khu vực trong dự án.

Những ý nghĩa này cho thấy được vai trò vô cùng quan trọng của quy hoạch tỷ lệ 1/500 là gì. Vậy còn những điều kiện cơ bản cũng như quy trình thực hiện quy hoạch cần những điều gì? Hãy cùng tiếp tục với những thông tin được chúng tôi chia sẻ sau đây. 

Điều kiện cơ bản về quy hoạch 1/500

 Ảnh 3. Điều kiện cơ bản của quy hoạch 1/500
Ảnh 3. Điều kiện cơ bản của quy hoạch 1/500

Để có thể thực hiện quy hoạch 1/500, các chủ đầu tư, cơ quan hay công ty bất động sản cũng cần phải tuân theo những điều kiện cơ bản nhất. Cụ thể điều kiện quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?

  • Những dự án xây dựng có diện tích mặt bằng từ 2ha và 5ha trở lên thì cần phải thực hiện quy hoạch 1/500. Đối với những dự án có quy mô dưới 5ha hoặc dưới 2ha cho xây dựng nhà ở thì không nhất thiết phải thực hiện quy hoạch 1/500. 
  • Thực hiện quy hoạch 1/500 thì cần phải đảm bảo được các yếu tố của quy hoạch 1/2000. 
  • Các công trình đơn lẻ cũng không nằm trong diện cần tiến hành quy hoạch 1/500. 

Ngoài những điều kiện cơ bản trên thì bạn cần phải có thêm một số loại hồ sơ khác để trình diện với cơ quan chức năng. Cụ thể các loại giấy tờ sau:

  • Tờ đơn trình lên cơ quan đề nghị thẩm định cho quy hoạch của dự án. 
  • Các loại giấy tờ phê duyệt được cấp bởi những cơ quan cũng như chủ đầu tư.
  • Những loại chứng chỉ hoặc thông tin về quy hoạch còn hiệu lực của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Các văn bản chứng nhận hợp pháp được cấp bởi UBND thành phố chấp nhận chủ đầu tư hoặc chấp nhận đầu tư. 
  • Các bảng biểu thống kê cụ thể, bản vẽ quy hoạch, phụ lục tính toán cũng như tất cả những bản vẽ minh họa dự án. 
  • Không thể thiếu loại bản đồ thể hiện ranh giới của nghiên cứu dự án. 

Quy trình quy hoạch 1/500

 Ảnh 4. Quy trình tiến hành quy hoạch 1/500
Ảnh 4. Quy trình tiến hành quy hoạch 1/500

Quy hoạch 1/500 cần phải được thực hiện theo lộ trình cụ thể để đạt được mức độ hiệu quả tốt cho dự án. Cụ thể quy trình quy hoạch 1/500 là gì sẽ được cung cấp đầy đủ ngay sau đây.

  • Đơn vị sẽ đưa tờ trình đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thẩm định bản quy hoạch. Đây chính là bước đầu tiên để có thể biết được quy hoạch 1/500 có được bắt đầu hay không. 
  • Chủ đầu tư, doanh nghiệp hay các cơ quan sẽ bắt đầu phê duyệt và lập bản quy hoạch xây dựng. Đây là bước cho thấy dự án sắp khởi công có thật sự tiềm năng hay không.
  • Cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền những loại giấy tờ và thông tin quan trọng liên quan đến việc quy hoạch dự án. Những loại giấy tờ này cần phải có đầy đủ chữ ký và dấu mộc, thể hiện tính pháp lý trước khi được gửi đi. 
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bản công nhận có hiệu lực về việc đơn vị đấu thầu nào sẽ được nhận dự án. 
  • Bắt đầu cung cấp các thông tin thuyết trình nói về việc quy hoạch 1/500 cũng như 1/2000. Đồng thời, cung cấp các bản vẽ về quy hoạch đầy đủ cho cơ quan có thẩm quyền. 
  • Đưa ra các dự thảo về trọng trách và nhiệm vụ nếu được các cấp chính quyền cho phép thực hiện quy hoạch. 

Nếu bạn thắc mắc về quy trình thực hiện bản quy hoạch 1/500 là gì thì những thông tin trên chính là đáp án. Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu thêm những thông tin về thẩm quyền, thẩm định cũng như phân loại quy hoạch dự án ở dưới đây. 

Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500

 Ảnh 5. Nhiệm vụ phê duyệt chi tiết quy hoạch 1/500 là của ai?
Ảnh 5. Nhiệm vụ phê duyệt chi tiết quy hoạch 1/500 là của ai?

Những giấy tờ và tài liệu đưa đến với những cơ quan, chính quyền có thẩm quyền đều phải có đầy đủ chữ ký và dấu mộc, thể hiện được tính pháp lý trước pháp luật. Những cơ quan có thẩm quyền trong  việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cụ thể:

  • Bộ xây dựng: bộ xây dựng sẽ có trách nhiệm phê duyệt về đồ án của quy hoạch 1/500, phạm vi phê duyệt chính là những dự án có thẩm quyền được cấp phép bởi thủ tướng chính phủ.
  • UBND cấp tỉnh: phạm vi có thẩm quyền phê  duyệt chính là những dự án quy hoạch được cấp chính quyền cấp tỉnh mà chính xác là UBND cấp  tỉnh cho phép. 
  • UBND cấp huyện: phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, những quy hoạch chi tiết xây dựng và xây dựng nông thôn. Đồng thời, có trách nhiệm phê duyệt các dự án thuộc thẩm quyền do UBND cấp huyện.

Đối với những dự án quy hoạch 1/500 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nhà đầu tư có thể yên tâm để tiến hành việc thu mua các khu đất này. Chính vì thế, để có thể kinh doanh trong thị trường bất động sản thì bạn cần phải biết rõ được các cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch 1/500 là gì.  

Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết theo tỷ lệ 1/500

 Ảnh 6. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch 1/500
Ảnh 6. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch 1/500

Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 là gì? Để có thể bắt đầu việc thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết theo tỉ lệ 1/500 thì đơn vị tiến hành dự án cần chuẩn bị đủ các hồ sơ đã được đề cập ở phần điều kiện cơ bản. Sau đó, tiến hành các thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 với các bước sau:

  • Bước 1: Các cơ quan, doanh nghiệp hoặc công ty bất động sản tiếp nhận dự án sẽ đến với quầy giao dịch nộp và trả hồ sơ của Sở xây dựng, sau đó thực hiện nộp hồ sơ tại đây. 
  • Bước 2: Đơn vị có trách nhiệm tại Sở xây dựng sẽ tiếp nhận hồ sơ, sau đó bắt đầu quá trình kiểm tra và xem xét hồ sơ. Khi hồ sơ đã đạt đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan này sẽ lập biên nhận hồ  sơ. Những hồ sơ chưa cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết sẽ bị từ chối tiếp nhận và cần quay về bổ sung. 
  • Bước 3: Sở xây dựng sẽ bắt đầu quá trình thẩm  định hồ sơ đã được tiếp nhận từ trước đó. Quá trình thẩm định sẽ đi vào kiểm tra thực địa, thực hiện quá trình tham vấn và tổng hợp lại những tờ trình kết quả và đưa đến UBND ra quyết định.
  • Bước 4: Khi quá trình thẩm định đã kết thúc, Sở Xây dựng sẽ ra thông báo và yêu cầu cơ quan, doanh nghiệp hoặc công ty bất động sản đã nộp tờ đơn từ trước đến nhận kết quả. Địa điểm nhận kết quả cũng chính tại quầy giao dịch tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Xây dựng. 

Để có thể đưa ra được kết quả thẩm định cho phía nộp hồ sơ, Sở Xây dựng sẽ mất một thời gian tùy vào tốc độ kiểm tra thực địa. Chính vì thế, để quá trình thẩm định được diễn ra nhanh chóng, bên phía công ty, doanh nghiệp hoặc công ty bất động sản đảm nhận dự án cần phải chuẩn bị giấy tờ một cách kỹ càng và đầy đủ.  

Các loại dự án cần được xây dựng theo quy hoạch 1/500

 Ảnh 7. Những dự án thực hiện quy hoạch 1/500
Ảnh 7. Những dự án thực hiện quy hoạch 1/500

Không phải một dự án nào cũng được xây dựng theo quy hoạch 1/500. Bạn cần phải hiểu được những đặc điểm dự án thích hợp tiến hành quy hoạch 1/500 là như thế nào để có thể tiến hành quy trình quy hoạch. Vậy những dự án nào cần thực hiện quy hoạch 1/500?

Công trình đơn lẻ

Các loại hình công trình đơn lẻ hiện nay chưa bắt buộc phải thực hiện quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, những dự án này vẫn phải tuân thủ và cung cấp đầy đủ những loại giấy tờ sau:

  • Bản vẽ tổng quát của mặt bằng. 
  • Các phương án kiến trúc của  công trình đang được xây dựng. 
  • Những giải pháp về kỹ thuật cũng như hạ tầng mà dự án đang tiến hành, các giải pháp này cần phải tuân thủ và phù hợp theo quy hoạch 1/2000. 

Ngoài ra, những dự án đơn lẻ cần phải có sự phù hợp so với những kiến trúc và dự án xung quanh. 

Các công trình xây dựng tập trung

Các công trình xây dựng tập trung chính là những đối tượng cần thực hiện quy hoạch 1/500. Một số công trình tiêu biểu như: 

  • Khu công nghiệp
  • Khu đô thị
  • Khu dân cư
  • Khu du lịch
  • Khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn di sản
  • Các khu du lịch thương mại
  • Cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,...

Để có thể lập quy hoạch 1/500 cho những dự án này thì phía chủ đầu tư cần phải dựa trên những quy định của quy hoạch 1/2000. Nếu không, quy hoạch 1/500 khả năng rất cao không được thẩm định và phê duyệt. 

Ngoài ra, những công trình xây dựng tập trung nếu có quy mô với diện tích trên 5ha thì sẽ tiến hành việc quy hoạch 1/500. Đối với trường hợp là các dự án khu dân cư thì trên 2ha sẽ phải thực hiện quy hoạch. 

Phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quy hoạch chi tiết 1/2000

Rất nhiều người chưa hiểu rõ được sự khác nhau giữa quy hoạch 1/2000 và tỷ lệ quy hoạch 1/500 là gì, chính vì thế mà mất nhiều thời gian trong  quá trình phê duyệt và thẩm định dự án. Vậy hãy cùng tìm hiểu về sự khác nhau của hai quy hoạch này ngay sau đây.

Quy hoạch chi tiết 1/2000

 Ảnh 8. Phân biệt quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000
Ảnh 8. Phân biệt quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000
  • Thuộc giai đoạn đầu của dự án. Đây chính là giai đoạn làm cơ sở cho quy hoạch 1/500, đây chính là lý do vì sao quy hoạch 1/500 cần phải tuân thủ và phù hợp với quy hoạch 1/2000.  
  • Mục đích của quy hoạch này là để quản lý đô thị. 
  • Lập các bản đồ về không gian, kiến trúc, tổng quan về dự án.
  • Sơ đồ về các tuyến hạ tầng, sơ đồ giao thông và cơ điện. 
  • Người tiến hành thực hiện chính là chủ đầu tư hoặc chính quyền địa phương. 

Quy hoạch chi tiết 1/500

  • Thuộc giai đoạn thứ 2 của dự án. Đây chính là lúc triển khai và chi tiết hóa những thông tin có tại quy hoạch 1/2000.
  • Mục đích là để xác định các mối quan hệ bên ngoài với các công trình thuộc quy hoạch. 
  • Chi tiết hóa đến từng công trình mà quy hoạch 1/2000 đã tổng quan: cơ sở hạ tầng, tuyến đường giao thông, kiến trúc và thiết kế của từng lô đất. 
  • Người thực hiện việc  quy hoạch 1/500 chính là phía chủ đầu tư của dự án. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy hoạch 1/500 là gì. Nếu là một người có sự quan tâm với việc kinh doanh tại thị trường bất động sản, bạn không nên bỏ qua những chia sẻ bổ ích này. Đồng thời, thông qua bài viết thì bạn đã có thể hiểu được sự khác biệt giữa quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000. 

Mã ID: qh347

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

7 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

7 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

7 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

8 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

8 giờ trước