Phong cách chiết trung (Eclectic) là gì? Đặc điểm thiết kế

Thứ sáu, 04/06/2021-10:06

Phong cách chiết trung có bản chất là sự pha trộn giữa nhiều yếu tố khác nhau. Đây là một tư duy kiến trúc vô cùng thú vị, bởi nó không bị bó buộc bởi bất kỳ giới hạn thẩm mỹ nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phong cách chiết trung trong bài viết này.

Phong cách chiết trung - Eclectic là gì?

Hai từ “chiết trung” có nguồn gốc ban đầu xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại, mang nghĩa là “sự lựa chọn”. Từ này được tạo ra bởi những vị triết gia Hy Lạp xưa, cảm thấy mình không phù hợp với duy nhất một hệ thống tư tưởng nào, nên đã tự nhào nặn ra một hệ thống tư tưởng mới phù hợp hơn. 

Trong kiến trúc, phong cách chiết trung  - Eclectic là là một phong cách thiết kế kiến trúc nội thất không bị bó buộc bởi bất cứ giới hạn thẩm mỹ nào. Người sáng tạo có thể tạo ra một công trình thiết kế nội thất là sự hoà trộn của nhiều yếu tố không liên quan, thậm chí trái ngược với nhau, nếu tổng thể của kiến trúc vẫn toát lên được vẻ hài hoà thanh lịch.


Ảnh 1: Một căn phòng được trang trí theo phong cách chiết trung
Ảnh 1: Một căn phòng được trang trí theo phong cách chiết trung

Có thể nói, những người theo chủ nghĩa chiết trung có một cách tiếp cận rất đa dạng và khái quát về các mô hình, phong cách thiết kế khác nhau. Họ có thể trộn lẫn các lý thuyết, ý tưởng cũ để tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới.

Đó có thể là sự giao thoa kiến trúc nghệ thuật giữa văn hoá phương Đông và phương Tây, giữa nét thanh lịch trầm mặc và sự xa hoa khoa trương, hay là giữa những gam màu sắc nóng lạnh mang lại những cảm giác hoàn toàn khác nhau cho một không gian kiến trúc. 

Chính nhờ bản chất vô cùng cởi mở của phong cách chiết trung, người sáng tạo nắm trong tay một nguồn sáng tạo vô hạn và sở hữu sự tự do trong nghệ thuật, từ đó có thể tạo ra những bài trí kiến trúc độc nhất vô nhị.

Một công trình kiến trúc đặc trưng nhất cho phong cách chiết trung phải kể đến chính là nhà thờ Sagrada Familia, một tác phẩm của nhà thiết kế Antonio Gaudi. 

Nếu nhìn một cách khái quát quanh mặt tiền của công trình, ta sẽ thấy các nét kiến trúc được lấy cảm hứng từ những phong cách thiết kế cổ điển của châu Âu thế kỷ trước. Thế nhưng, hơi hướng nghệ thuật bên trong nhà thờ lại khiến khách tham quan choáng ngợp bởi sự bài trí hiện đại hơn nhiều.

Tuy nhiên, chủ nghĩa tự do trong phong cách chiết trung cũng có thể mang lại một số điều đáng quan ngại. Khi phong cách này mới trở thành trào lưu ở một số nơi, một số người lên án đây chỉ là cách thiết kế của những người không có sự nhất quán trong tư tưởng. 

Hoặc là, một tác phẩm kiến trúc có thể bị chỉ trích là quá đơn điệu hoặc phức tạp hoá một cách quá mức. Do đó, người thiết kế được cho là phải biết tiết chế, phóng khoáng nhưng không được quá đề cao cái tôi, bởi đó sẽ là nguyên do chính gây ra một công trình kiến trúc hỗn độn.

Lịch sử ra đời của Eclectic

Sau khi đã nắm được một cách khái quát khái niệm của phong cách chiết trung, chúng tôi sẽ giới thiệu qua về lịch sử ra đời của eclectic. Thuật ngữ eclecticism (được dịch là chủ nghĩa chiết trung) bắt đầu được sử dụng một cách rộng rãi vào thời kỳ phong cách hậu hiện đại lên ngôi tức là vào nửa sau của thế kỷ XIX.

Thực ra, chủ nghĩa này đã được gọi tên từ những năm đầu của thế kỷ 18, nhưng nó mới chỉ được dùng một cách bó buộc trong hội hoạ. Chỉ đến khi phong cách Tân cổ điển (Neoclassicism) tại những nước tiên tiến đi đầu về kiến trúc tại châu Âu đã bị bão hoà, thì chủ nghĩa chiết trung mới được sử dụng chính thức như một phong cách kiến trúc.


Ảnh 2: Một tấm ảnh chụp viện Pasteur Hà Nội khi xưa, một công trình chiết trung tiêu biểu của Việt Nam
Ảnh 2: Một tấm ảnh chụp viện Pasteur Hà Nội khi xưa, một công trình chiết trung tiêu biểu của Việt Nam

Vào thời điểm đó, mọi người nhận thấy chủ nghĩa Tân cổ điển đã trở nên quá nhàm chán, cần có một giải pháp nào đó để đa dạng hoá các công trình kiến trúc. 

Do đó, nhiều nhà kiến trúc sư đã hoà trộn những tư duy, phong cách thiết kế xa xưa hơn từ thời Ai Cập, Gothic, Roman, Byzantine vào với cách thiết kế hiện đại, nhằm mang đến cho công trình kiến trúc một dấu ấn riêng.  Và đó chính là khi Eclectic trở thành một phong cách riêng biệt vẫn được ưa chuộng cho đến tận bây giờ.


Ảnh 3: Nhà thờ Cửa Bắc - một công trình thiết kế theo chủ nghĩa chiết trung tiêu biểu của Việt Nam
Ảnh 3: Nhà thờ Cửa Bắc - một công trình thiết kế theo chủ nghĩa chiết trung tiêu biểu của Việt Nam

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong cách chiết trung ảnh hưởng rất lớn tới kiến trúc Việt Nam. Bằng chứng cho sự ảnh hưởng đó là sự ra đời của phong cách Đông Dương. Đây là một phong cách thiết kế có sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc An Nam truyền thống. 

Một số công trình mang tư duy chiết trung tiêu biểu trong thời kỳ này ở Việt Nam có thể kể đến là viện Pasteur, nhà thờ Cửa Bắc, bảo tàng Louis Finot. 

Đặc trưng của chủ nghĩa chiết trung trong thiết kế 

Sau khi đã nắm rõ được dược định nghĩa cũng như lịch sử hình thành của chủ nghĩa chiết trung, điều cần biết tiếp đó phải là cách vận dụng chúng một cách linh hoạt vào trong các công trình kiến trúc thực tế.

Tuy đặc trưng tiêu biểu nhất của chủ nghĩa chiết trung là sự tự do, phóng khoáng và sự phản ánh cá nhân; thì việc thể hiện cái tôi vẫn nên tự do trong một khuôn khổ nhất định. Việc tuân theo một loạt các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp cho sự xáo trộn giữa các yếu tố như chất liệu, kết cấu, hình dáng,...trở nên hài hoà hơn.

Tổng thể cân bằng 

Theo lẽ thường, dù kết hợp, nhào trộn nhiều yếu tố mới vào với nhau, thì sản phẩm cuối cùng vẫn phải giữ được sự cân bằng vốn có ban đầu của nó. Điều đó cũng cần được áp dụng khi các kiến trúc sư theo đuổi thiết kế theo phong cách chiết trung.

Sự cân bằng này sẽ được xác định qua sự bố trí các đồ nội thất trong một không gian. Những câu hỏi được đặt ra là liệu kích thước của bộ bàn ghế có phù hợp với kích thước của gian phòng, tỉ lệ không gian trống và không gian bày trí có hợp lý,...


Ảnh 4: Dù có sự phá cách trong thiết kế, tổng quan căn phòng vẫn phải giữ được sự cân đối, hài hoà
Ảnh 4: Dù có sự phá cách trong thiết kế, tổng quan căn phòng vẫn phải giữ được sự cân đối, hài hoà

Sự đối lập theo nguyên tắc

Yếu tố tiếp theo cần được cân nhắc là giới hạn của sự đối lập. Một người kiến trúc sư giỏi cần biết đâu là một sự kết hợp hài hoà. Chẳng hạn như, khi lựa chọn hai chiếc ghế sofa khác biệt hoàn toàn về màu sắc, chất liệu, thì chúng nên có hình dáng bên ngoài giống nhau.

Hoặc là, khi hai bức tranh khác biệt về cả chất liệu, kích cỡ, thì màu sắc của hai bức tranh nên có sự tương phản giữa hai gam nóng và lạnh. Điều này sẽ làm cho không gian trở nên sinh động, thu hút ánh nhìn hơn mà không bị quá rườm rà. 

Sự lặp lại

Dù nhấn mạnh vào tính khác biệt của từng yếu tố trang trí, đôi khi sự lặp lại là một điều cần thiết, giúp cho tổng thể của bức tranh trở nên hài hoà và cân bằng hơn.

Thay vì lựa chọn những đồ nội thất có màu sắc, chất liệu, hình dáng hoàn toàn khác nhau, nhiều người chọn bố trí một không gian với một gam màu đồng nhất. 

Điểm nhấn của căn phòng khi này sẽ được thể hiện bằng những họa tiết trang trí mang hơi hướng hội họa khác nhau. Đó là có thể là sự kết hợp của một tấm thảm hoạ tiết da beo hiện đại, tối giản và một trần nhà với những nét vẽ thanh thoát, uốn lượn cổ điển.


Ảnh 5: Sự lặp lại hình dáng và màu sắc của những chiếc bàn, chiếc gối trang trí tạo điểm nhấn cho căn phòng
Ảnh 5: Sự lặp lại hình dáng và màu sắc của những chiếc bàn, chiếc gối trang trí tạo điểm nhấn cho căn phòng

Nền đơn giản

Trong trường hợp kiến trúc sư muốn nhấn mạnh phong cách chiết trung cho các đồ nội thất trong căn phòng, thì các bức tường và sàn nhà cần được thiết kế tối giản nhất có thể.

Tuy nhiên, một không gian nền đơn giản không có nghĩa sự lựa chọn bị bó hẹp trong các gam màu đơn tính như trắng, đen, xám. Bạn vẫn có thể sử dụng những gam màu sáng nhưng vẫn giữ được nét nhã nhặn, ví dụ như màu xanh nhạt, hồng phớt, màu da.


Ảnh 6: Một màu nền đơn giản có thể làm nổi bật hơn các chi tiết trang trí nội thất
Ảnh 6: Một màu nền đơn giản có thể làm nổi bật hơn các chi tiết trang trí nội thất

Hoặc nếu những lựa chọn về màu sắc trên vẫn chưa làm bạn hài lòng, bạn có thể tận dụng những gam màu đã có sẵn trong căn phòng và chọn những đồ nội thất làm nổi bật chúng.

Chất liệu sử dụng

Đối với màu sắc, tuy rằng có sự đối lập nhưng bạn vẫn cần phải tuân theo nguyên tắc thì mới tạo được sự hài hoà. Thế nhưng, bạn có thể biến hoá đa dạng một cách không giới hạn với vật liệu sử dụng để thể hiện chiều sâu của gian phòng.

Đó có thể là sự kết hợp giữa những chiếc ghế nhựa với lớp sơn ram ráp, bóng bẩy bên ngoài vô cùng hiện đại, một chiếc ghế ngả lưng sơn màu gỗ cổ điển và một bộ bàn ghế sofa chất liệu nhung tăm tôn lên vẻ quý phái.


Ảnh 7: Các chất liệu khác nhau kết hợp trong cùng một không gian tạo ra sự độc đáo cho căn phòng
Ảnh 7: Các chất liệu khác nhau kết hợp trong cùng một không gian tạo ra sự độc đáo cho căn phòng

Chủ đề màu sắc 

Chắc hẳn có nhiều người đang băn khoăn, rằng nói phong cách chiết trung là được lựa chọn màu sắc thoải mái, không hề bị bó buộc trong bất kỳ khuôn khổ nào, vậy tại sao yếu tố chủ đề màu sắc lại nên được quan tâm tới?

Tuy nhiên, việc lựa chọn chủ đề màu sắc lại là một bí kíp rất hữu hiệu để làm một căn phòng tưởng chừng như rối rắm bỗng trở nên thanh nhã, hoàn thiện hơn. 

Mục đích của chủ đề màu sắc không phải là để giới hạn sự lựa chọn, mà nó chỉ dẫn bạn tới một lối tư duy màu sắc khác. Thay vì phải phân vân giữa các màu sắc đối lập, bạn có thể sử dụng những tông đậm nhạt khác nhau của một màu sắc duy nhất mà thôi.


Ảnh 8: Sử dụng các tông các nhau của cùng một màu sắc khiến căn phòng trở nên hài hoà và cân đối
Ảnh 8: Sử dụng các tông các nhau của cùng một màu sắc khiến căn phòng trở nên hài hoà và cân đối

Yếu tố điểm nhấn

Đối với những thiết kế không gian sử dụng một chủ đề màu sắc hay có nền đơn giản, thì yếu tố điểm nhấn sẽ trở nên vô cùng quan trọng.

Để tạo ra một chi tiết thiết kế có thể thu hút ánh nhìn của mọi người ngay lập tức, bạn có thể tận dụng các món đồ trang trí nội thất nổi bật như tranh ảnh, tượng, cây cảnh,...


Ảnh 9: Chiếc đèn treo trần nhà với hình dạng kỳ lạ đã trở thành điểm nhấn cho một căn phòng được thiết kế rất nhã nhặn
Ảnh 9: Chiếc đèn treo trần nhà với hình dạng kỳ lạ đã trở thành điểm nhấn cho một căn phòng được thiết kế rất nhã nhặn

Sử dụng các yếu tố bất ngờ

Đặc trưng cuối cùng của một không gian bài trí theo phong cách chiết trung là sử dụng các yếu tố bất ngờ. Đây là cơ hội để các kiến trúc sư mang phong cách cá nhân mình vào bản thiết kế và tạo ra một không gian độc đáo hơn.


Ảnh 10: Một mảng tường cũ vẫn được giữ lại đã tạo nên một yếu tố bất ngờ cho căn phòng
Ảnh 10: Một mảng tường cũ vẫn được giữ lại đã tạo nên một yếu tố bất ngờ cho căn phòng

Bài viết của chúng tôi về phong cách chiết trung cuối cùng cũng đã đi đến hồi kết. Qua bài viết này, chúng tôi mong các bạn đã trang bị được cho mình những hiểu biết khái quát nhất về phong cách chiết trung. 

Từ đó, các kiến trúc sư tương lai có thể áp dụng tư duy kiến trúc này vào trong chính những tác phẩm của mình. Cuối cùng, cảm ơn các bạn đọc đã dành thời gian cho bài viết. Đừng quên để lại những bình luận hoặc câu hỏi thắc mắc cho chúng tôi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

43 phút trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

1 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

1 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

1 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

1 giờ trước