Ngói âm dương là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm của mái ngói

Chủ nhật, 19/07/2021-10:07

Ngói Âm Dương là vật liệu xây dựng phổ biến trong nhiều công trình từ Bắc chí Nam, từ những ngôi nhà ở phố cổ Hội An đến đình làng quê hay những biệt thự thành phố thiết kế sang trọng. Nó mang lại cho công trình kiến trúc vẻ đẹp truyền thống và bền bỉ với thời gian. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu về loại ngói này nhé!

Ngói Âm Dương là gì?

Trước tiên, để tìm hiểu về loại ngói đặc biệt này, bạn cần phải biết Ngói Âm Dương là gì?Ngói Âm Dương hay còn được gọi với tên gọi khác là ngói Lưu Ly, là một loại ngói được sử dụng phổ biến trong các công trình cổ xưa mang tính truyền thống. Chúng nắm vai trò đặc biệt trong thiết kế kiến trúc Á Đông nói riêng và Châu Á nói chung.

Sở dĩ nó được gọi là ngói Âm Dương hay ngói Lưu Ly bởi bên ngoài chúng được phủ một lớp men lưu ly. Lớp men này không những có thể bảo vệ công trình khỏi tác động của thời tiết vừa thể hiện được sự sang trọng và cổ điển của công trình kiến trúc.


Ảnh 1: Ngói Âm Dương là loại ngói được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng
Ảnh 1: Ngói Âm Dương là loại ngói được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng

Nhờ loại men này mà ngói Âm Dương có chất lượng tốt, độ bền cao cũng như có thể giữ màu sắc. Cấu tạo loại ngói này do một viên ngói dương và viên ngói âm xếp đan xen với nhau nằm ở phần hình chóp cụt của mái. Ngói Lưu Ly là điểm nhấn tinh xảo của các công trình cổ như đền, chùa, ... mà bạn có thể tìm thấy ở nhiều nơi.

Nguồn gốc hình thành ngói Âm Dương

Vậy thì, ngói Âm Dương bắt nguồn từ đâu và lịch sử hình thành phát triển loại ngói đặc biệt này như thế nào? Ngói Lưu Ly xuất hiện ở Trung Quốc từ thời xa xưa và du nhập vào Việt Nam từ thời Lý, Trần, Lê. Bắt đầu từ thời Lê, loại ngói này đã được sử dụng để lợp mái cung đình, đền, chùa với họa tiết hình rồng, phượng, hoa cúc độc đáo.

Cho đến nay, ngói Âm Dương đã có nhiều sự biến đổi về kiểu dáng, kích thước nhưng nó vẫn luôn giữ được hơi thở Á Đông - đó chính là nét đẹp cổ kính, mộc mạc với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ. Mái ngói Âm Dương là sự kết hợp giao thoa, là điểm chúng của văn hóa Phương Đông giữa nhiều quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, ...


Ảnh 2: Ngói Lưu Ly bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Lý.
Ảnh 2: Ngói Lưu Ly bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Lý.

Bây giờ, ta có thể tìm thấy ngói lưu ly ở khắp các công trình dọc dải đất hình chữ S thân thương, từ các tỉnh miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung tới mũi Cà Mau miền Nam. Sở hữu bề dày lịch sử như thế, ngói Âm Dương hiện tại vẫn được biết đến và ưa chuộng bởi kết cấu hài hòa, đẹp mắt, vẻ đẹp trường tồn với thời gian, thể hiện bản sắc người Việt.

Ý nghĩa của mái ngói Âm Dương

Không phải ngẫu nhiên mà loại ngói này lại xuất hiện trong nhiều công trình kiến trúc đến vậy. Sở dĩ nó được đánh giá cao và sử dụng nhiều đến thế là bởi nó mang nhiều ý nghĩa về văn hóa, phong thủy và thẩm mỹ.


Ảnh 3: Mái ngói Âm Dương mang nhiều giá trị văn hóa, phong thủy và thẩm mỹ
Ảnh 3: Mái ngói Âm Dương mang nhiều giá trị văn hóa, phong thủy và thẩm mỹ
  • Ý nghĩa văn hóa

Xuất hiện ở Việt Nam từ thời nhà Lý, Trần, Lê, ngói Âm Dương đã trở thành đặc điểm đại diện cho các công trình kiến trúc cổ xưa mà người Việt ai ai cũng biết. Không những thế, ngói Lưu Ly đã trở thành ngành nghề truyền thống ở Bát Tràng hay một số làng nghề ở Lạng Sơn.

Dù cho ở hiện tại, với tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt kèm theo đó là sự ra đời của nhiều loại vật liệu xây dựng giá rẻ, mới lạ khác, ngói lưu ly không còn được ưa chuộng như trước nhưng quan niệm và ý nghĩa của nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Việt.

Ngói Âm Dương lợp các mái nhà, chùa chiền, ... giúp bảo vệ con người trước thời tiết khắc nghiệt, mang ý nghĩa chở che, bao bọc. Không những thế, sự trường tồn bền bỉ của mái ngói Âm Dương đã trở thành biểu tượng khó phai cho sự hòa hợp của đất trời, mang niềm tin của con người về cuộc sống bình yên, gia đình an ấm.

  • Ý nghĩa phong thủy

Có thể nói, khái niệm Âm Dương từ lâu đã trở nên quen thuộc trong tiềm thức người Châu Á và là cội nguồn của phong thủy Á Đông. Âm và Dương là hai cực đối lập, mâu thuẫn với nhau. Âm và Dương tồn tại song song và thường chuyển hóa qua lại với nhau, thể hiện bằng hai nửa vòng tròn đối lập :"Trong âm có dương và trong dương có âm".

Âm Dương là quan niệm sống trong văn hóa người Việt nên sự xuất hiện của loại mái ngói này tại các ngôi chùa, đền linh thiêng đem lại yếu tố Âm Dương hài hòa, thổi hồn sinh khí, may mắn vào cuộc sống của người Việt.

  • Ý nghĩa về thẩm mỹ

Ngoài hai ý nghĩa vừa kể trên, không thể phủ nhận ngói Âm Dương được đánh giá cao khi mang lại tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng. Nó mang vẻ đẹp cổ kính, sang trọng cho các công trình kiến trúc với các hoa văn, họa tiết chạm trổ tinh xảo cũng như màu sắc đất nung đỏ, tạo nên nét đặc trưng cho kiến trúc Việt.

Không những vậy, sản phẩm mái ngói này vừa là biểu tượng cho những giá trị lịch sử, văn hóa ngàn năm đất Việt, vừa hòa trộn phong cách hiện đại của một xã hội đang phát triển không ngừng. Bởi hiện nay, trên thị trường, loại ngói này được thiết kế đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.

Cấu tạo của bộ ngói Âm Dương

Ngói Âm Dương, hay ngói Lưu Ly có tên gọi như thế do cấu tạo đặc biệt của nó bao gồm phần ngói Âm, ngói Dương và phần diềm. Loại ngói này cong mặt trụ, khi lợp mái nhà thì hàng ngói xếp ngửa gọi là ngói Âm, hàng xếp úp gọi là ngói Dương.

Hai hàng ngói này không liên kết với nhau bằng bất kỳ loại keo dính nào, chỉ đơn giản là úp ngược vào nhau, làm cho nước mưa trôi dọc xuống mà không rơi vào trong nhà. Cấu tạo vồng ngửa vồng úp còn giúp tạo một khoảng trống giữ không khí, tạo sự thông thoáng, mát mẻ cho ngôi nhà.

  • Ngói Âm

Viên ngói Âm có dạng hình chữ nhật, còn được biết đến với các tên gọi khác như ngói lá, ngói miếng, có đường cong uốn nhẹ thanh thoát. Ngói âm được lợp ngửa lên và được tráng men ở mặt lõm.

  • Ngói Dương

Viên ngói Dương có dạng nửa hình trụ, hay còn được gọi là ngói tre, ngói ống, ... Viên ngói này có đặc trưng là một đầu to và đầu còn lại nhỏ , giúp cho việc lợp ngói được chặt chẽ hơn. Ngói Dương có hình trụ, bo tròn và được tráng men ở mặt lồi.


Ảnh 4: Khi kết hợp cặp mái Âm Dương tạo nên nét chấm phá tinh tế, hoa mỹ, đẹp mê hồn cho những công trình kiến trúc để đời
Ảnh 4: Khi kết hợp cặp mái Âm Dương tạo nên nét chấm phá tinh tế, hoa mỹ, đẹp mê hồn cho những công trình kiến trúc để đời
  • Diềm

Đón mái sẽ là một bộ phận gọi là diềm (hay ngói câu đầu, trích thủy). Những cặp diềm có hoa văn tinh xảo, họa tiết khắc nổi chạm trổ tinh tế bởi các người thợ tài ba, làm tăng độ thẩm mỹ cho mái ngói.


Ảnh 5: Hình ảnh diềm đón mái Âm Dương chạm khắc hoa sen tinh tế
Ảnh 5: Hình ảnh diềm đón mái Âm Dương chạm khắc hoa sen tinh tế

Khi kết hợp cặp mái Âm Dương và diềm tạo nên nét chấm phá tinh tế, hoa mỹ, đẹp mê hồn cho những công trình kiến trúc để đời trên khắp đất nước nghìn năm văn hiến.

Phân loại và cách tính chi phí của ngói Âm Dương

Để hiểu thêm về loại ngói truyền thống này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn cách phân loại và cách tính chi phí lợp mái Âm Dương để bạn tham khảo.

Phân loại ngói Âm Dương

Ngói Âm Dương thường được phân loại theo hai tiêu chí là kích cỡ và chất liệu.

  • Phân loại theo kích cỡ

Theo tiêu chí kích cỡ thì ngói Lưu Ly được phân thành các loại như bảng dưới đây:

Loại kích cỡ Định mức Bề mặt Kích thước ngói (mm)
Cỡ mini (S) 80 cặp/m² Tráng men/ Đất nung Ngói âm: L102 x W117 x D6
Ngói dương:  L110 x D6; Ø70
Cỡ trung (M) 43 cặp/m² Tráng men/ Đất nung Ngói âm: L140 x W170 x D8
Ngói dương: L120 x D8; Ø76
Cỡ đại (L) 27 cặp/m² Tráng men/ Đất nung Ngói âm: L180 x W190 x D8
Ngói dương: L155 x D8; Ø95
Cỡ lớn (XL) 15 cặp/m² Tráng men Ngói âm:  L260 x W275 x D10
Ngói dương: L195 x D10, ∅128
  • Phân loại theo chất liệu

Nếu phân loạn theo nguyên liệu đất làm, ngói lợp mái Âm Dương bao gồm ngói tráng men và ngói đất nung. Mỗi loại ngói Âm Dương này đều mang những ưu điểm riêng, bạn nên dựa vào nhu cầu, mắt thẩm mỹ của bản thân và kiểu dáng công trình định xây để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

    • Ngói Âm Dương tráng men: Loại ngói này được tráng một lớp men lưu ly nên có khả năng chống thấm nước, chống rêu mốc cao, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho công trình kiến trúc mà bạn xây dựng. Ngoài ra, ngói lợp Âm Dương tráng men có độ bền rất cao, không lo sẽ bị phai màu trong thời gian dài sử dụng và chống chịu thời tiết giỏi.

Ảnh 6: Ngói tráng men thường có độ bền cao hơn ngói thường
Ảnh 6: Ngói tráng men thường có độ bền cao hơn ngói thường
    • Ngói Âm Dương đất nung: Do đặc tính được tạo nên từ đất nung, loại ngói này thường có màu đỏ tươi và có khả năng hạn chế việc hấp thụ ánh sáng mặt trời rất tốt. Loại ngói này cũng có giá thành rẻ hơn so với ngói tráng men, là sự lựa chọn tuyệt vời để chống nóng cho ngôi nhà trong tiết trời mùa hè nóng bức, ngột ngạt.

Ảnh 7: Ngói Âm Dương đất nung có công dụng hạn chế ánh sáng mặt trời rất tốt
Ảnh 7: Ngói Âm Dương đất nung có công dụng hạn chế ánh sáng mặt trời rất tốt

Cách tính chi phí lợp

Chi phí lợp mái ngói Lưu Ly được tính dựa trên diện tích ngói lợp và ngói viền (phần diềm) của công trình mà bạn cần xây dựng. Để tính toán được chính xác nhất, trước đó bạn nên tiến hành đo dạc diện tích một cách cụ thể.

  • Ngói lợp: đo tổng diện tích mái cần lợp. Trung bình 1m2 cần khoảng 32 bộ (tức 32 viên ngói âm dương và 32 viên ngói tiểu). Ví dụ: Nếu diện tích lợp là 500m2  thì số lượng ngói cần mua là:
    • Ngói âm dương: 500 x 32=16000 viên
    • Ngói tiểu: 800 x 32= 16000 viên.
  • Ngói viền:tiến hành đo độ dài viền 4 mặt của công trình. Trung bình 1 mét tới cần 5 bộ viền (tức là 5 viên ngói viền lớn và 5 viên ngói viền nhỏ). Ví dụ: Tổng chiều dài viền là 90 m thì số lượng bộ viền cần là: 90 x 5 = 450  bộ (tức 450 viên ngói viền lớn và 450 viên ngói viền nhỏ).
  • Sau khi tính xong diện tích, bạn nhân nó với giá thành mái để ra được con số cuối cùng. Thông thường, ngói Âm Dương tráng men có giá dao động từ 15-17000 đồng/viên, còn ngói Âm Dương thường thì giá sẽ rẻ hơn, dao động 3-5000 đồng/viên.

Từ công thức và ví dụ trên bạn có thể tính toán ra chi phí lợp mái Âm Dương chuẩn xác nhất cho công trình của mình.

Ưu điểm, nhược điểm của ngói Âm Dương

Ngói Âm Dương đã được sử dụng rất lâu ở Việt Nam và các nước Á Đông khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được về ưu điểm cũng như các khuyết điểm của nó.

Ưu điểm

Ngói Lưu Ly sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, có thể kể đến như giá trị thẩm mỹ, tiết kiệm chi phí và quá trình thi công đơn giản.

  • Giá trị thẩm mỹ

Mái ngói lợp Âm Dương là sự pha trộn hoàn hảo của đất nung được tráng men kết hợp với nét đẹp tính tế trong những hoa văn được nghệ nhân chạm khắc. Những mái ngói Âm Dương với đường nét mềm mại, nhấp nhô, uốn lượn như rồng như phượng mang lại cho kiến trúc ngôi nhà nét đẹp truyền thống mà sang trọng, uy nghi.

  • Tiết kiệm chi phí

Hầu hết các loại mái ngói Âm Dương, đặc biệt là ngói Âm Dương tráng men có tuổi thọ khá cao. Nhờ cầu tạo lớp lật lớp úp có tác dụng tạo khoảng trống giữ khí, thông gió cho căn nhà và giúp quá trình thoát nước dễ dàng hơn khi trời mưa. Loại mái này ước tính có tuổi thọ lên tới 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp nên sẽ tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn.


Ảnh 8: Một trong các ưu điểm nổi trội của loại ngói này là quấ trình thi công đơn giản, ít công đoạn
Ảnh 8: Một trong các ưu điểm nổi trội của loại ngói này là quấ trình thi công đơn giản, ít công đoạn
  • Thi công đơn giản

Quá trình thi công lợp mái ngói Lưu Ly rất đơn giản, không cần tốn quá nhiều nguồn lực cũng như vật liệu xây dựng. Để lợp được mái Âm Dương đẹp hoàn hảo chỉ đòi hỏi ở người thợ xây dựng sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng thao tác.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi trội thì mái Âm Dương vẫn có một số nhược điểm. Nó có giá thành cao hơn các loại gạch ngói thông thường do được chế tác thủ công. Màu sắc của ngói Âm Dương chủ yếu là đơn sắc, dù hiện nay đã được cải tiến thêm một số màu những vẫn chưa thể so sánh được với các loại ngói công nghiệp đa dạng màu sắc.


Ảnh 9: Nhược điểm của ngói Âm Dương là màu sắc còn hạn chế so với các loại ngói công nghiệp
Ảnh 9: Nhược điểm của ngói Âm Dương là màu sắc còn hạn chế so với các loại ngói công nghiệp

Quy trình sản xuất ngói âm dương

Ngói Âm Dương được chế tác thủ công với nhiều công đoạn. Nguyên liệu chính tạo nên loại ngói này là loại đất sét nung có độ dẻo cao hay đất cao lanh dễ nung chảy không chứa tạp chất. Khi sản xuất ngói, để đạt được độ cứng nhất định, có thể dùng 15 - 20% phụ gia cát, 10 -20 % phụ gia samot.

Quy trình gia công nguyên liệu và chuẩn bị phụ gia chủ yếu được thực hiện theo phương pháp bán khô và cả phương pháp ướt (trong trường hợp nguyên liệu có lẫn tạp chất). Trước khi tạo hình mái ngói, phải tạo ra những viên galet trên máy ép lanto. Sau đó, tiến hành ủ cho chúng có độ ẩm đồng đều, cuối cùng mới tạo hình ngói âm dương.


Ảnh 10: Cận cảnh quy trình sản xuất ngói Âm Dương tại làng nghề Lạng Sơn
Ảnh 10: Cận cảnh quy trình sản xuất ngói Âm Dương tại làng nghề Lạng Sơn

Ở công đoạn sau cùng, mái ngói Âm Dương sẽ được sấy trong các nhà sấy tự nhiên (các kho sấy có giá phơi) hay sấy nhân tạo (trong các thiết bị sấy phòng, sấy tuynel, băng chuyền giá treo).

Để hạn chế tình trạnh nứt nẻ cho thành phẩm, ngói được sấy ở độ nóng và thời gian vừa phải. Nâng nhiệt từ từ với thời gian lâu, lamg nguội chậm hơn khi nung ngói.

Ngắm nhìn một số mẫu ngói âm dương nổi tiếng ở Việt Nam

Sau đây là một số mẫu ngói Âm Dương nổi tiếng ở Việt Nam trong các công trình kiến trúc đền, chùa cho bạn tham khảo và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loại mái ngói đặc biệt đậm chất Á Đông này.


Ảnh 11: Chùa Vạn Đức (TP HCM) nổi tiếng với thiết kế mái Lưu Ly
Ảnh 11: Chùa Vạn Đức (TP HCM) nổi tiếng với thiết kế mái Lưu Ly

Ảnh 12: Ngôi tháp có mái ngói Âm Dương nổi tiếng trong quần thể chùa Bái Đính
Ảnh 12: Ngôi tháp có mái ngói Âm Dương nổi tiếng trong quần thể chùa Bái Đính

Ảnh 13: Ngói Âm Dương xuất hiện trong kiến trúc Cố Đô Huế
Ảnh 13: Ngói Âm Dương xuất hiện trong kiến trúc Cố Đô Huế

Ảnh 14: Chùa Nam Thiên Đạt Lý với thiết kế mái Âm Dương - cõi tâm linh an yên của TP Buôn Mê Thuột
Ảnh 14: Chùa Nam Thiên Đạt Lý với thiết kế mái Âm Dương - cõi tâm linh an yên của TP Buôn Mê Thuột

Ảnh 15: Vẻ đẹp cổ kính của các ngôi nhà lợp mái Âm Dương tại Phố cổ Hội An
Ảnh 15: Vẻ đẹp cổ kính của các ngôi nhà lợp mái Âm Dương tại Phố cổ Hội An

Trên đây là toàn bộ các thông tin về ngói Âm Dương - đặc trưng kiến trúc Á Đông. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy để lại một like hoặc share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

16 phút trước

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

2 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

3 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

4 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

4 giờ trước