Kiến trúc xanh – Lợi ích, tiêu chí thiết kế & công trình tiêu biểu

Thứ ba, 20/01/2021-11:01

Kiến trúc xanh đang là xu hướng thiết kế mà nhiều công trình hướng tới. Mục đích chính của thiết kế này là để kết nối con người với thiên nhiên một cách gần gũi hơn. Thay vì những khối bê tông, sắt thép đồ sộ và cứng nhắc là sự mềm mại của cây xanh, của những vật liệu thân thiện với môi trường. Hãy cùng tìm hiểu xem kiến trúc xanh là gì cũng như những tiêu chí, nguyên tắc trong thiết kế và lợi ích mà công trình mang lại.

 

Kiến trúc xanh là gì? 

Thuật ngữ kiến trúc xanh có tên gọi bằng tiếng anh là Green Architecture. Đây là một trong những xu hướng thiết kế công trình “thịnh hành” thu hút đông đảo các nhà đầu tư quan tâm. Vậy thế nào là kiến trúc xanh


Ảnh 1: Xu hướng xây dựng kiến trúc xanh gắn kết cuộc sống con người với thiên nhiên
Ảnh 1: Xu hướng xây dựng kiến trúc xanh gắn kết cuộc sống con người với thiên nhiên

Khái niệm kiến trúc xanh là gì được giải thích với nhiều ý nghĩa khác nhau. Lối thiết kế kiến trúc bền vững chủ yếu dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mục đích công trình hướng đến không gian thân thiện và gần gũi với môi trường. Đồng thời vẫn đảm bảo các chức năng để sinh hoạt, làm việc và thư giãn. 

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống gia tăng. Kiến trúc xanh chính là giải pháp thông minh hóa giải các vấn đề khan hiếm đất đai hoặc ô nhiễm môi trường. Tận dụng thiên nhiên và tiết kiệm năng lượng được xem là tiêu chí hàng đầu trong lối thiết kế này. Các công trình xây dựng trên nguồn năng lượng gió, mặt trời hòa cùng thiên nhiên mang đến giá trị mỹ quan tuyệt vời.

Lợi ích của kiến trúc xanh là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà mô hình kiến trúc xanh lại được ứng dụng rộng rãi trên thế giới như vậy! Xu hướng thiết kế sở hữu nhiều ích lợi nổi bật nhằm đóng góp vai trò to lớn trong ngành xây dựng hiện đại và thông minh.


Ảnh 2: Ý tưởng phủ xanh công trình từ chất liệu thiên nhiên ấn tượng và độc đáo
Ảnh 2: Ý tưởng phủ xanh công trình từ chất liệu thiên nhiên ấn tượng và độc đáo
  • Môi trường
  • Kinh tế
  • Xã hội

Xu hướng kiến trúc xanh thể hiện tính xã hội và nhân văn vô cùng sâu sắc. Mục tiêu xây dựng công trình gắn liền với đời sống con người. Đề cao tiêu chuẩn kiến tạo, gìn giữ và phát huy bản sắc xã hội bền vững. 

Kiến trúc xanh thay thế các công trình sừng sững, cô lập thể hiện mối quan hệ gắn kết của cộng đồng với thiên nhiên. Biểu hiện dễ thấy nhất chính là lối thiết kế tòa nhà kết hợp kính trong cường lực. Nhờ vậy mà chúng ta có thể tận hưởng không gian mở đa chiều và ngắm nhìn thế giới tươi đẹp bên ngoài. 


Ảnh 3: Mô hình kiến trúc xanh mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống hiện đại
Ảnh 3: Mô hình kiến trúc xanh mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống hiện đại
  • Tinh thần

Nhấn mạnh giá trị tinh thần, bản sắc dân tộc cũng là một trong những lợi ích tuyệt vời từ các công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam. Nguyên tắc thi công sử dụng vật liệu có chất lượng cao cấp của thế kỷ 21. Kèm theo đó là yếu tố thừa kế văn hóa truyền thống của dân gian ta từ xưa. 

Lối thiết kế chú trọng đến mảng xanh bao trùm không gian đạt chuẩn phong thủy. Công trình xây dựng bền vững hội tụ nguồn năng lượng tự nhiên tích cực. Chính điều này sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc và có được sức khỏe an khang.

Lợi ích với môi trường

Đây là điều đầu tiên mà tất cả chúng ta có thể nhìn thấy ở một sản phẩm kiến trúc xanh. Các thiết kế xanh sẽ vừa thúc đẩy hệ sinh thái phát triển lại bảo vệ đa dạng sinh học. Từ đó giúp nâng cao chất lượng môi trường, không khí. Giảm các loại chất thải rắn và bảo vệ môi trường tối đa.

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia trong Hội đồng xanh thế giới thì nếu so sánh công trình thương mại thông thường với công trình sinh thì công trình xanh sử dụng ít hơn 26% năng lượng, 13% chi phí bảo trì và 33% lượng phát thải nhà kính. Điều này cho thấy lợi ích rất lớn từ các công trình xanh.

Lợi ích về kinh tế

Nếu để nhìn nhận về vấn đề kinh tế trước khi xây dựng công trình kiến trúc xanh thì chắc chắn sẽ tốn kém hơn chi phí xây dựng công trình bình thường. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thì chi phí lại cực kỳ thấp.

Có thể thấy một ví dụ là công trình xanh giảm đáng kể chi phí về vận hành điện, nước và rác thải do chúng ta lợi dụng được những gì có sẵn trong tự nhiên. Nhờ đó mà khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Các loại tài sản cũng tăng đáng kể so với công trình thông thường. Từ đó mang lại giá trị bền vững và lâu dài.


Ảnh 4:  Kiến trúc xanh mang lại nhiều lợi ích cho thiên nhiên và con người
Ảnh 4:  Kiến trúc xanh mang lại nhiều lợi ích cho thiên nhiên và con người

Xu hướng kiến trúc xanh

Hiểu một cách đơn giản thì công thức tạo nên kiến trúc xanh chính là: kiến trúc cộng với công trình xanh. Làm sao để kết hợp cả 2 yếu tố vào với nhau sẽ là bài toàn cho các kiến trúc sư. Tuy nhiên, trước sự biến đổi khó lường của khí hậu thì sự kết hợp này là tất yếu. Xu hướng kiến trúc xanh hiện nay là:

  • Kiến trúc khí hậu: Ra đời và phát triển từ thập niên 60 của thế kỷ XX và được áp dụng ở nhiều quốc gia.
  • Kiến trúc môi trường: Gắn với việc bảo vệ môi trường sống.
  • Kiến trúc sinh khí hậu: Là việc kiến trúc sư nghiên cứu thiết kế mô phỏng hình dạng của tòa nhà các yếu tố của thiên nhiên.
  • Kiến trúc sinh thái: Kiến trúc sẽ phải phù hợp với môi trường sinh thái xung quanh.
  • Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: Là các công trình kiến trúc gắn với các thiết bị năng lượng giúp hạn chế tiêu thụ điện năng.
  • Kiến trúc thích ứng: Công trình vừa đảm bảo nơi ở, làm việc và thích nghi được với điều kiện khí hậu ở đó.

Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh Việt Nam

Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam hiện nay được thiết kế và xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản nào? Các nguyên tắc quan của kiến trúc xanh phải đáp ứng được cả 4 giai đoạn thực hiện công trình đó là

  • Giai đoạn 1: Trước khi xây dựng.
  • Giai đoạn 2: Trong khi xây dựng công trình.
  • Giai đoạn 3: Khai thác và sử dụng công trình.
  • Giai đoạn 4: Tháo dỡ công trình không sử dụng.

Các nguyên tắc này bao gồm:


Ảnh 5: Công trình phải đảm bảo được các tiêu chí mới gọi là kiến trúc xanh
Ảnh 5: Công trình phải đảm bảo được các tiêu chí mới gọi là kiến trúc xanh

Tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng

Tiết kiệm năng lượng chính là nguyên tắc hàng đầu trong thực hiện kiến trúc xanh. Khi nguồn năng lượng tự nhiên được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ hạn chế được tối đa những ảnh hưởng đến môi trường. Hạn chế hiệu ứng nhà kính cũng như ô nhiễm môi trường. Việc tiết kiệm năng lượng được thực hiện dưới hình thức:

  • Sử dụng năng lượng sạch và các loại năng lượng tái tạo để tránh tiêu hao.
  • Có biện pháp để xử lý rác thải, nước thải phù hợp để không làm ô nhiễm môi trường.
  • Mặt trời và gió chính là nguồn năng lượng có thể thay thế hoàn hảo nhất. Chúng là nguồn năng lượng sẵn có, an toàn, tiết kiệm nhất mà chúng ta nên tận dụng.

Cộng sinh với môi trường tự nhiên

Công trình kiến trúc xanh tại Việt Nam hiện nay cũng cần phải cộng sinh được với môi trường tự nhiên. Khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước để sử dụng. Vừa giúp tạo môi trường, cảnh quan làm việc gần gũi vừa phát huy vai trò bảo tồn thiên nhiên hiệu quả. Việc sử dụng các vật liệu xây dựng có sẵn như: tre nứa, rơm rạ, đá, các sản phẩm không độc hại, có thể tái chế sau khi tháo dỡ.

Sự tiện nghi, thoải mái  

Công trình xanh cũng cần phải tạo lập được môi trường sống tiện nghi cho người sử dụng. Đó mới chính là công dụng, lợi ích của sản phẩm. Không phải chỉ xây lên đẹp, nhiều cây xanh, sử dụng các nguồn năng lượng sạch đã là một công trình hữu dụng. Việc bảo trì bảo dưỡng trong quá trình sử dụng cũng phải tối ưu.

Phù hợp với lịch sử và văn hóa khu vực 

Hãy cân nhắc đến yếu tố văn hóa, thuần phong mỹ tục, kiến thức của khu vực đó. Công trình phải kế thừa và phát huy bản sắc của dân tộc nhưng vẫn phải đảm bảo hạn chế tác động của môi trường.

Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh

Vậy như thế nào là công trình xây dựng có kiến trúc xanh? Có phải cứ áp dụng các nguyên liệu tự nhiên vào xây dựng và sử dụng cây xanh là trở thành công trình kiến xanh hay không? Chúng ta sẽ đánh giá một kiến trúc xanh dựa trên những tiêu chí sau đây:

Địa điểm bền vững

Lựa chọn địa điểm xây dựng là khâu đầu tiên chúng ta cần nghĩ tới trong quy hoạch công trình xanh. Địa điểm quy hoạch phải là nơi thuận lợi và chịu ít tác động của tự nhiên như vậy mới giúp chúng ta giảm thiểu chi phí. Cũng nên cân nhắc đến khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo, cảnh quan và hệ sinh thái xung quanh. Tận dụng tối đa tiềm lực có sẵn, không nên can thiệp quá sâu vào thiên nhiên.

Sau khi xây dựng công trình hoàn thành cần phải có sự cải tạo và bù đắp lại môi trường sinh thái đã thiếu hụt. Như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của thiên nhiên cũng như giúp công trình hòa vào môi trường một cách dễ dàng hơn.

Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả

Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam hay thế giới thì cũng cần phải sử dụng được nguồn tài nguyên năng lượng tự nhiên một cách hiệu quả. Nguồn năng lượng này rất phong phú và đa dạng. Chúng bao gồm: mặt trời, gió là những nguồn năng lượng sạch dễ tận dụng nhất.

Chất lượng môi trường trong nhà

Môi trường sinh sống và làm việc phải thực sự thoải mái và tiện nghi. Bởi đây là công trình nhà ở và làm việc, phục vụ cho con người. Có như vậy thì mới đảm bảo tính bền vững, sử dụng lâu dài của công trình.

Kiến trúc tiên tiến bản sắc

Mỗi một đất nước, địa phương lại có những bản sắc văn hóa riêng cần phải được bảo tồn và phát triển. Làm thế nào để áp dụng nguyên liệu xanh vào xây dựng công trình mà chỉ cần nhìn qua hình ảnh chúng ta cũng biết đó là công trình của nước nào chính là một thành công.

Tính xã hội nhân văn bền vững

Tính nhân văn bền vững đảm bảo cho giá trị của con người được lâu dài và sự phát triển của tự nhiên cũng nhiều hơn. Làm sao để thiên nhiên và con người hóa vào làm một, là những yếu tố để cùng phát triển.

Những vấn đề bất cập về kiến trúc xanh tồn đọng

Xu hướng thiết kế kiến trúc xanh ở Việt Nam hướng đến các giá trị cộng đồng bền vững. Lợi ích tập trung trên các phương diện kinh tế và xã hội cao. Dẫu kiến trúc xanh Việt Nam được áp dụng phổ biến thực tế khá nhiều nhưng vẫn tồn tại một số điểm bất cập mà chúng ta nên lưu tâm: 

  • Vật liệu xây dựng

Vấn đề đầu tiên khi “nhân rộng” mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam chính là vật liệu. Khi áp dụng nguyên tắc chọn lọc vật liệu kỹ lưỡng nhằm đáp ứng tiêu chí xây dựng bền vững. Nhà thầu gặp phải các khó khăn khi giá thành tăng cao, nguồn cung hạn hẹp. Đặc biệt là thủ tục giám định chất liệu khó thực hiện. 


Ảnh 6: Vật liệu xây dựng công trình kiến trúc xanh chủ yếu đến từ thiên nhiên
Ảnh 6: Vật liệu xây dựng công trình kiến trúc xanh chủ yếu đến từ thiên nhiên

Tiêu chí thiết kế không gian xanh mát cần giảm thiểu năng lượng sử dụng trong công trình. Sử dụng tường kính thay thế tường gạch đòi hỏi nguồn cung vật liệu đến từ thiên nhiên. Nếu kính đem lại hiệu quả cao hơn và ít tiêu hao năng lượng hơn thì sẽ được nhà đầu tư lựa chọn. Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng thế hệ mới còn một số cái tên đáng kể như: bê tông nhẹ chịu lực, tấm nhựa trong suốt, kính hai lớp... 

  • Hiểu biết về tính cấp thiết

Nhiều chuyên gia nhận định các kiến thức về kiến trúc xanh tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến. Phần lớn nguồn tài liệu từ lĩnh vực này đều lấy từ Châu Âu chứ không phải đúc kết từ thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu tại các quốc gia Châu Âu hướng đến mục tiêu chống lạnh. Trong khi đó, Việt Nam có khí hậu nóng ẩm chủ yếu. Điều này dẫn đến việc áp dụng cơ sở kiến thức chưa thật sự phù hợp. 


Ảnh 7: Thiết kế kiến trúc xanh phân hóa rộng rãi tại các quốc gia châu Âu
Ảnh 7: Thiết kế kiến trúc xanh phân hóa rộng rãi tại các quốc gia châu Âu

Xu hướng thiết kế công trình theo phong cách kiến trúc xanh không bị áp đặt bởi một khuôn khổ nào cả. Dựa trên điều kiện tự nhiên và địa lý mà mỗi quốc gia có thể đưa ra nguyên lý thiết kế khác nhau. Quan tâm đến việc phân bổ tài nguyên thiên nhiên đảm bảo tính bền vững. Hạn chế việc lạm dụng tài nguyên quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Không gian sống hiện đại cần đảm bảo chất lượng, an toàn, thân thiên và tiện nghi. 

  • Cần sự phối hợp từ cơ quan chức năng:

Tồn tại giữa thời đại phát triển từng phút từng giây, kiến trúc xanh chính là xu hướng thiết kế thích hợp nhất ngày nay. Tuy nhiên, vấn đề về khung thể chế và pháp lý còn tồn tại nhiều “vướng mắc” gây tranh cãi. Dẫu các chính sách về việc “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” đã được chính phủ ban bố. Những người dân vẫn chưa thật sự hiểu biết tầm quan trọng của nó. 


Ảnh 8: Chính quyền địa phương nên tuyên dương các công trình kiến trúc xanh nổi bật
Ảnh 8: Chính quyền địa phương nên tuyên dương các công trình kiến trúc xanh nổi bật

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền nên đề xuất phương án cụ thể hóa công cuộc cải tiến công trình kiến trúc xanh. Đưa ra văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết phương pháp xây dựng mô hình này. Chính quyền đô thị, nhà quản lý xây dựng cần khuyến khích một cách thiết thực và mạnh mẽ hơn nữa. Chỉ khi nhân dân thấu hiểu vai trò và ích lợi tuyệt vời thì ý tưởng “nhân rộng” mô hình kiến trúc xanh mới trở thành hiện thực. 

Công trình Việt đoạt giải kiến trúc xanh

Thế kỷ 21 là giai đoạn nước ta phát triển rực rỡ trên nhiều khía cạnh kinh tế lẫn xã hội. Góp mặt trong các thành tựu nổi bật không thể thiếu mô hình xây dựng kiến trúc xanh. Hòa nhập cùng xu hướng tiến bộ từ nhân loại, những công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật và kinh tế tuyệt vời. 

  • Sơn La Dome

Sơn La Dome là một công trình kiến trúc xanh đầu tiên được tuyên dương tại Việt Nam. Rời xa chốn phố thị ồn ào, công trình hiện đứng giữa núi rừng Sơn La hiên ngang và vô cùng yên bình. Thiết kế mái vòm ấn tượng chủ yếu được là từ tre nứa thiên nhiên. Hệ thống nhà vòm đa năng cung cấp dịch vụ lưu trú, tổ chức sự kiện, lễ tiệc... 


Ảnh 9: Công trình hòa quyện vào phong cảnh hữu tình tại Sơn La
Ảnh 9: Công trình hòa quyện vào phong cảnh hữu tình tại Sơn La

Ảnh 10: Sơn La Dome nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và yên bình
Ảnh 10: Sơn La Dome nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và yên bình
  • Bình House

Nối tiếp danh sách những công trình Việt đoạt giải kiến trúc xanh là cái tên Bình House. Dự án được hoàn thiện ngay tại trung tâm phố thị nhằm khắc phục vấn đề thiếu hụt mảng xanh thành phố. Hàng loạt ngôi nhà có thiết kế mở kết hợp cùng khu vườn mang đến không gian thoáng mát và trong lành. Lối kết hợp tự nhiên từ các vật liệu đá, gỗ, bê tông đạt chuẩn nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh


Ảnh 11: Công trình tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp người ở tiết kiệm năng lượng hiệu quả
Ảnh 11: Công trình tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp người ở tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Ảnh 12: Bình House là chuỗi dự án góp phần xanh hóa đô thị Việt Nam
Ảnh 12: Bình House là chuỗi dự án góp phần xanh hóa đô thị Việt Nam
  • Bamboo House

Bamboo House ra đời nhằm giải quyết bài toán “đất chật người đông” tại các thành phố lớn. Việc tận dụng diện tích đất nhỏ hẹp tạo ra không gian sống trong lành giúp Bamboo House được tuyên dương. Chất liệu chính được nhà đầu tư sử dụng chính là bê tông truyền thống. Dẫu có phần nặng nề, thô ráp nhưng giá trị thẩm mỹ đã được nâng cao nhờ vào hệ thống bồn tre lớn xung quanh nhà. 


Ảnh 13: Giải pháp kiến trúc xanh được áp dụng hiệu quả tại Bamboo House
Ảnh 13: Giải pháp kiến trúc xanh được áp dụng hiệu quả tại Bamboo House
  • Nhà cho cây

Chính cái tên “Nhà cho cây” đã nói lên độ độc đáo của mô hình thiết kế đậm tính nhân văn này. Xu hướng xây dựng kiến trúc xanh kế hợp ý tưởng “đưa cây vào nhà” tạo ra không gian độc đáo. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo chức năng nhà ở cung cấp đầy đủ thiết bị tiện nghi cho gia đình. Việc tận dụng ánh sáng thiên nhiên giúp cây cối trong nhà sinh trưởng khỏe mạnh. Đồng thời giảm bớt năng lượng điện hao tổn cho mục đích thắp sáng và sinh hoạt. 


Ảnh 14: Không gian “bán trời” cửa Nhà cho cây được trưng dụng thành phòng khách và phòng ăn
Ảnh 14: Không gian “bán trời” cửa Nhà cho cây được trưng dụng thành phòng khách và phòng ăn
  • Công trình nhà ở Đông Anh 

Công trình nhà ở Đông Anh thừa hưởng thành tựu kiến trúc xanh trên nhiều dự án nổi bậc khác. Phần mái dốc sáng tạo đáp ứng điều kiện xây dựng tự nhiên của nước ta. Kết cấu nhà 2 tầng được cây xanh bao quanh mang đến cảm giác thư thái và trong lành. Vật liệu xây dựng chủ yếu từ đất đa dạng chủng lại thể hiện các màu sắc đặc trưng khác nhau. 


Ảnh 15: Tổng thể công trình nhà ở Đông Anh sở hữu giá trị thẩm mỹ cao
Ảnh 15: Tổng thể công trình nhà ở Đông Anh sở hữu giá trị thẩm mỹ cao

Công trình kiến trúc xanh tiêu biểu trên thế giới

Thiết kế kiến trúc xanh mang đến nhiều lợi ích cho con người và môi trường tự nhiên. Những công trình xanh tươi hàng đầu thế giới sẽ được giới thiệu ngày sau đây

  • Nhà xanh Singapore

Ngôi nhà mái xanh độc đáo tại Singapore có tên gọi là Sky Garden House. Không gian pha trộn hài hòa giữa cảnh sắc xung quanh và nhịp sống văn minh, hiện đại. Điểm đáng chú ý nhất chính là phần mái nhà phủ xanh toàn bộ vô cùng độc đáo. Nhà xanh Singapore quả xứng danh công trình kiến trúc xanh hàng đầu thế giới. 


Ảnh 16: Mê mẩn trước vẻ đẹp tại nhà xanh Singapore
Ảnh 16: Mê mẩn trước vẻ đẹp tại nhà xanh Singapore
  • Hệ thống khách sạn Parkroyal, Singapore

Nổi bật giữa khu phố Tàu Singapore rực rỡ sắc màu chính là công trình Parkroyal. Lý do để xếp hạng công trình thuộc “kiến trúc xanh” bởi diện tích “xanh” bao phủ đến 15.000 mét vuông. Thiết kế kiến trúc bền vững nhằm khuyến khích đa dạng sinh học trong thành phố. Parkroyal sở hữu thảm thực vật bên ngoài vô cùng phong phú. 


Ảnh 17: Ấn tượng trước vẻ ngoài xanh mát tuyệt vời của khu khách sạn Parkroyal
Ảnh 17: Ấn tượng trước vẻ ngoài xanh mát tuyệt vời của khu khách sạn Parkroyal
  • Viện Bảo Tàng Quai Branly, Pháp

Bảo tàng Quai Branly được mệnh danh là “Báu vật nước Pháp” thu hút hàng triệu du  khách tham quan mỗi năm. Hòa quyện xu hướng thiết kế lâu đài cổ điển là hệ thống thực vật phong phú đa dạng. Thảm dây leo bao phủ phía bên ngoài 5 tầng chính tòa nhà Banly kiến tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng. 


Ảnh 18: Ngắm nhìn vẻ đẹp bên ngoài của viện bảo tàng Quai Branly tại Pháp
Ảnh 18: Ngắm nhìn vẻ đẹp bên ngoài của viện bảo tàng Quai Branly tại Pháp
  • Tòa nhà Urban Cactus, Hà Lan

Kết cấu 19 tầng không tuân theo nguyên tắc thiết kế nào chính là điểm nhấn tuyệt vời của Urban Cactus. Thật khó diễn tả kiểu dáng của tòa nhà này bởi sự phong phú cảnh sắc giữa quốc gia Hà Lan. Công trình được đánh giá cao về khả năng đón nhận ánh sáng từ mặt trời tự nhiên. Thiết kế mang ánh sáng tích cực vào không gian kiến trúc nổi bật và sáng tạo. 


Ảnh 19: Công trình kiến trúc xanh của tòa nhà Urban Hà Lan
Ảnh 19: Công trình kiến trúc xanh của tòa nhà Urban Hà Lan
  • Trung tâm thể thao xanh, Hà Lan

Trung tâm thể thao xanh tại Hà Lan được ví như “pháp đài thiên nhiên” được bao phủ bởi ngàn cây hùng vĩ. Phần mặt tiền rộng lớn chứa nhiều cây rậm tạo nên mảng xanh ấn tượng. Phía sau trung tâm là các tầng nhà chứa bể bơi, hội trường, phòng tập thể thao và nơi cung cấp dịch vụ ăn uống. Mục đích thiết kế nhằm bảo tồn thiên nhiên Hà Lan, trung tâm thể thao xanh chính là tấm lá chắn bảo vệ thành phố hoàn mỹ. 


Ảnh 18: Trung tâm thể thao xanh tại Hà Lan với thảm thực vật phong phú
Ảnh 18: Trung tâm thể thao xanh tại Hà Lan với thảm thực vật phong phú

Có thể thấy rằng các công trình kiến trúc xanh đang ngày càng lên ngôi trong thời đại ngày nay. Đây là một tín hiệu vui cho thấy nhận thức của con người đã thay đổi để ứng phó với biến đối khí hậu. Hãy tham khảo thêm những thông tin bổ ích khác tại mục xây dựng - kiến trúc nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

2 phút trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

40 phút trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

1 giờ trước

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

1 giờ trước

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

1 giờ trước