Hồ cá bằng xi măng và cách chống thấm hiệu quả

Thứ năm, 13/05/2022-15:05
Hiện nay, thú vui cá cảnh bằng hồ cá xi măng đang rất phổ biến tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Một loại cá đẹp sẽ rất có ý nghĩa về mặt phong thủy và vẻ đẹp của ngôi nhà cũng được tôn lên rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi để biết cách xây hồ cá bằng xi măng đơn giản và tìm hiểu thêm cách chống thấm hồ cá bằng xi măng hiệu quả nhất nhé!

Những lợi ích khi chống thấm cho hồ cá cảnh bằng xi măng

Cách chống thấm hồ cá bằng xi măng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cá trong hồ cũng như nâng cao giá trị thẩm mỹ của hồ và những khu vực xung quanh hồ, cụ thể như:

  • Giúp cho các công tác vệ sinh hồ được thuận lợi và dễ dàng, tránh sự bám bụi bẩn và các chất thải.
  • Đảm bảo môi trường nước an toàn, hạn chế để hồ xuất hiện rong rêu và ẩm mốc.
  • Làm cho hồ cá trở nên nổi bật.
  • Chống thấm nước giúp cho nước trong hồ cá xi măng không bị rò rỉ và thấm ra bên ngoài môi trường xung quanh hồ cá.

Có thể tăng tuổi thọ của hồ cá bằng cơ chế chống được áp lực nước từ các vật liệu chống thấm, tránh trường hợp xảy ra nứt đáy hồ. Nếu giữ được bể cá bền lâu đồng nghĩa với việc tiết kiệm được thời gian, công sức cho việc tu sửa hồ cá.


Hồ cá được xây bằng xi măng có chống thấm
Hồ cá được xây bằng xi măng có chống thấm

Cách xử lý chống thấm bằng xi măng khi xây hồ cá

Hồ cá bị thấm không chỉ gây nên tình trạng rò rỉ nước cực kì khó chịu, dần dần cũng có thể làm cho sức khỏe của cá bị ảnh hưởng. Nếu như không phải là một người thợ chuyên nghiệp thì cách chống thấm hồ cá bằng xi măng bị thấm ngược là điều dễ hiểu. Để khắc phục điều đó, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Phương pháp chống thấm hồ cá bằng màng nhũ tương

Màng nhũ tương là một loại vật liệu chống thấm cực kỳ tốt. Có thể vừa chống thấm tốt và vừa cách nhiệt tốt. Phù hợp với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt tại Việt Nam thông qua việc co giãn giãn cao.

Đầu tiên, ta cần phải tiến hành làm sạch khu vực cần chống thấm. Loại bỏ hết những vụn, vữa bê tông thừa trong lúc xây dựng, rác thải…

Tiếp theo, trát một lớp vữa xi măng dày khoảng 1-2cm. Đợi cho vữa xi măng khố, trộn hóa chất nguyên chất với 20% nước để pha loãng, phun đều lên bề mặt đáy và thành bể cá.

Bước 1: Làm sạch khu vực hồ cần chống thấm

Bạn có thể dùng chổi quét hay sử dụng máy hút bụi công nghiệp để dễ dàng vệ sinh và loại bỏ những bụi bẩn, chất dư thừa như vụn bê tông hay rác… để vật liệu chống thấm được bám dính tốt trên bề mặt.

Bước 2: Trát, vữa xi măng gốc

Màng xi măng này là lớp đóng vai trò quan trọng đó là tiếp nhận màng chống thấm cho bể cá cảnh. Trát nhẹ một lớp vữa xi măng với độ cao khoảng 1cm đến 2cm làm bề mặt cho hồ cá.


Màng xi măng này là lớp đóng vai trò quan trọng đó là tiếp nhận màng chống thấm cho bể cá cảnh
Màng xi măng này là lớp đóng vai trò quan trọng đó là tiếp nhận màng chống thấm cho bể cá cảnh

Bước 3: Phun lớp lót chống thấm vào bề mặt hồ

Trộn đều Polycoat nguyên chất với 20% nước sạch để pha loãng Polycoat. Khuấy đều rồi lăn hoặc phun đều dung dịch lên trên bề mặt đáy hồ và thành hồ.

Bước 4: Sơn chống thấm hồ cá bằng Polycoat

Quét một lớp sơn chống thấm Polycoat lên toàn bộ bề mặt bể cá. Đợi lớp Polycoat đầu tiên khô (thông thường khoảng 4 đến 6 tiếng đồng hồ thì Polycoat sẽ khô hoàn toàn) thì tiến hành sơn lớp Polycoat thứ hai chồng lên lớp vừa nãy.

Bước 5: Kiểm tra mức độ hiệu quả chống thấm

Đợi lớp Polycoat thứ hai khô hoàn toàn, tiến hành đổ nước vào hồ để kiểm tra hiệu quả chống thấm.

Cách chống thấm hồ cá bằng màng tự dính

Tạo một lớp lót mỏng cho về mặt thi công. Thông thường có thể sử dụng sơn lót Bitum gốc dung môi Polyprime để tạo lớp lót cho về mặt. Dùng chổi lăn, quét 1 lớp mỏng từ 0.3-0.4 lít/m2. Đợi khô và tiến hành xử lý các bước tiếp theo.

Khi lớp lót đã khô hoàn toàn, ta trải cuộn màng tự dính ra. Chiều dài màng phải khớp với chiều dài diện tích thi công. Cắt màng dính theo kích thước mong muốn so với độ rộng theo yêu cầu.

Bóc lớp vỏ silicon ra rồi dán trực tiếp màng tự dính xuống bề mặt đã quét sơn lót. Yêu cầu diện tích chồng tối thiểu là 5cm. Dùng chổi lăn miết đều tay từ giữa ra hai mép để tránh tụ không khí bên dưới màng.

Láng vữa hỗn hợp xi măng + cát lên trên để bảo vệ màng tự dính vừa dán.

Đây là hai cách xử lý chống thấm hồ cá bằng xi măng ngoài trời cực kỳ đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều loại sơn chống thấm khác bán bên ngoài thị trường với cách làm tương tự. Bạn có thể tham khảo hoặc nhờ đến sự hỗ trợ và tư vấn của các kiến trúc sư.

Đợi cho lớp lót khô rồi quét thêm 2 đến 3 lớp sơn, nhũ tương nguyên chất đè lên trên. Lưu ý, cần để lớp sơn cũ khô rồi mới quét tiếp đến lớp sau. Cuối cùng bạn chỉ cần bơm nước vào để kiểm tra hiệu quả.


Chống thấm hồ cá bằng màng tự dính
Chống thấm hồ cá bằng màng tự dính

Chống thấm màng khò

Chống thấm hồ cá cảnh bằng màng khò là cách chống thấm mất rất nhiều thời gian trong công đoạn nhiệt. Nhưng kỹ thuật chống thấm này vẫn đang được áp dụng phổ biến, bởi vì hiệu quả chống thấm tối ưu.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt hồ

Khi nhắc đến quy trình chống thấm, việc đầu tiên mà ta phải làm luôn là vệ sinh bề mặt cần thi công. Nếu bề mặt cần thi công sạch sẽ, chỉ trơ ra bê tông thì vật liệu chống thấm mới bám dính được tốt. Có thể dùng máy thổi cầm tay, chổi hoặc cọ quét để thực hiện bước này.

Bước 2: Xử lý tất cả những chỗ bị lồi lõm

Những nơi không được bằng phẳng hoặc tồn tại lỗ rỗng hoặc lõm thành các lỗ cần phải được ưu tiên trát kín và xử lý cho bằng phẳng.

Bước 3: Đo và cắt lớp màng chống thấm 

Công đoạn này yêu cầu người thi công phải thật tỉ mỉ và cẩn thận. Tiến hành đo và cắt màng chống thấm sao cho phù hợp với từng mảng tường, đáy bể và thành bể. Lưu ý, khi cắt đến phần các mép nối, đảm bảo mép nối phải chồng lên nhau khoảng 50 đến 60mm phủ kín được lớp xi măng bên dưới.

Bước 4: Thi công lớp sơn lót bề mặt hồ cá

Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên toàn bộ bề mặt bể cá (có thể sử dụng sơn Primer) rồi để cho chúng khô tự nhiên. Lớp sơn này có tác dụng làm tăng khả năng bám dính của tấm màng chống thấm.


Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên toàn bộ bề mặt bể cá trước khi khò
Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên toàn bộ bề mặt bể cá trước khi khò

Bước 5: Khò màng chống thấm

Đặt tấm màng vào vị trí cần chống thấm đã được sơn lót bitum, sử dụng đèn khò để khò lên tấm màng, sau đó cho hợp chất bitum trên bề mặt tấm màng tan chảy rồi dính vào kết cấu của bề mặt xi măng hoặc bê tông. Cần ép phần màng những nơi đã khò để tránh xảy ra hiện tượng xuất hiện bọt khí. Đặc biệt  chú ý nhiệt, tránh làm cháy lớp màng.

Bước 6: Làm kín phần tiếp giáp

Dùng bay miết mạnh để làm kín những phần tiếp giáp. Đặc biệt ở các góc, cần gia cố nhiều lớp màng.

Bước 7: Kiểm tra mức độ hiệu quả chống thấm

Đợi lớp màng khô hoàn toàn, xả nước vào hồ để kiểm tra mức độ chống thấm.

Sử dụng keo chống thấm hồ cá dạng lỏng

Hóa chất này ở dạng lỏng hay còn gọi là keo chống thấm có khả năng thẩm thấu đồng đều vào từng mao mạch của bê tông, tạo ra mạng tinh thể chống thấm cực kỳ vững chắc.

Các keo chống thấm dạng lỏng tốt nhất hiện nay có rất nhiều loại như: KOVA, SIKA hoặc Water Seal DPC. Trong đó chống thấm bể cá, hồ cá cảnh bằng Sika được cực kỳ ưa chuộng bởi vừa chống thấm cực kỳ hiệu quả vừa an toàn cho cá nuôi.

Để xử lý hồ cá bị thấm nước bằng chất chống thấm dạng lỏng, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Vệ sinh và làm nhám bề mặt hồ cá. Cách vệ sinh tương tự như ở các cách chống thấm bể cá khác ở trên.
  • Phủ chất chống thấm dạng lỏng lên thành và đáy bể. Có thể sử dụng lu hoặc chổi quét sơn. Cần phủ hai lớp, lớp thứ hai sơn sau lớp thứ nhất 6 tiếng đồng hồ.
  • Đợi sơn khô thì kiểm tra hiệu quả chống thấm.

Chống thấm bằng các loại keo chống thấm dạng lỏng
Chống thấm bằng các loại keo chống thấm dạng lỏng

Chống thấm hồ cá bằng Mariseal 300

Mariseal 300 có gốc là Polyurethane 2, tồn tại ở dạng lỏng.

Quy trình thi công Chống thấm cho hồ cá bằng Mariseal 300 như sau:

  • Vệ sinh làm sạch hồ cá (tương tự như trên), đảm bảo độ ẩm nền bê tông không quá 5%.
  • Sơn một lớp sơn lót lên bề mặt hồ cá rồi để khô tự nhiên.
  • Trộn Mariseal 300 theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Chú ý đảm bảo trộn đúng tỷ lệ được yêu cầu. Khuấy đều trong khoảng 5 phút.
  • Dùng chổi quét hoặc cọ lăn Mariseal 300 chồng lên lớp sơn lót. Đợi lớp đầu tiên khô, sơn thêm lớp thứ hai để nâng cao hiệu quả chống thấm.

Lời kết

Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã biết được những thông tin hữu ích về cách chống thấm hồ cá bằng xi măng. Mong rằng sau bài viết này bạn có thể khắc phục được sự thấm ngược của hồ cá bằng xi măng

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Chàng trai 9X chi 70 triệu đồng sửa nhà trong 10 ngày, không gian sống bao phủ cực nhiều cây cối

Vợ chồng 9X thiết kế căn villa phong cách Indochine đẹp nức nở, góc nào cũng có thể trở thành background “sống ảo”

Tin mới cập nhật

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

19 phút trước

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

32 phút trước

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

3 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

3 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

4 giờ trước